Tiền tệ THỜI NHÀ LÊ.
Nước nhà mới giành lại độc lập, đang lo củng cố, quy tắc chưa nghiêm, mặt khác nền kinh tế còn non yếu, chưa phát triển, nhu cầu trao đổi bằng tiền chưa phổ biến, đồng tiền cho đúc ra lúc đầu chỉ mang tính cách độc lập có chủ quyền chứ chưa phát hành rộng rãi trong dân chúng. Lương bổng quan chức, quân lính phát bằng hiện vật là chính. Thuế khoá các nơi cũng nộp bằng hiện vật. Trong 29 năm thuộc kỷ nhà Lê, chính sử chỉ có một dòng ngắn ngủi về việc đúc tiền “…năm giáp thân 984, mùa xuân tháng hai, đúc tiền Thiên Phúc…”.
Tiền THIÊN PHÚC TRẤN BỬU do Vua Lê Đại Hành cho đúc vào năm thứ 5 lấy theo niên hiệu của ngài và có lẽ về sau này Lê Long Đĩnh có cho đúc thêm nhiều để giao thương với Trung Hoa. Sử trung Hoa cho biết lúc bấy giờ người Việt đến buôn bán ở châu Liêm và châu Khâm (có trấn Như Hồng) đến nay vẫn còn được tìm thấy khá nhiều. Về cơ bản, tiền Thiên Phúc Trấn Bửu có nhiều đặc điểm giống tiền Ðại Bình Hưng bửu. Tuy vậy, ta cũng thấy rằng Nhà Lê noi theo Nhà Ðinh, không theo quy tắc đúc tiền của Trung Hoa để đúc tiền Thiên Phúc. Viết quốc tính lên mặt sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng với tiền Trung Hoa vốn đã được dùng ở nước Việt từ trước.
Thiên Phúc Trấn Bảo (Măt trước)
Thiên Phúc Trấn Bảo (mặt sau ghi chữ Lê)
Triều nhà Lê còn nhiều vấn đề khúc mắc mà sử không nói đến, một số điều khúc mắc có liên quan đến việc đúc tiền của nhà Lê như : Lê Long Ðĩnh khi lên ngôi lấy hiệu là Cảnh Thụy nhưng vẫn cho đúc tiền Thiên Phúc, vậy tiền Thiên Phúc nào được đúc dưới triều của Cảnh Thụy là rất khó phân định.
Tuy vậy, ta cũng thấy rằng Nhà Lê noi theo Nhà Ðinh, không theo quy tắc đúc tiền của Trung Hoa để đúc tiền Thiên Phúc. Viết quốc tính lên mặt sau đồng tiền để khẳng định chủ quyền và phân biệt rõ ràng với tiền Trung Hoa vốn đã được dùng ở nước Nam từ trước.
Nguồn: http://giadinh-numis.com/Web/showthread.php?14-K%E1%BB%B2-II.-Ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%87-th%E1%BB%9Di-nh%C3%A0-Ti%E1%BB%81n-L%C3%AA