Seto, tọa lạc gần Nagoya, là một trong 6 lò cổ (Nihon Rokkoyo) của Nhật thời trung cổ. Lịch sử của nghề thủ công ở Seto đã có từ 1300 năm trước, lâu nhất trong bất kỳ khu vực nào ở Nhật Bản.
Đất của Seto rất lý tưởng cho các sản phẩm gốm và sứ. Đất mềm quanh thành phố chứa đất sét làm gốm sứ có chất lượng rất tốt và silica (dùng làm kính) và có nhiều rừng cung cấp gỗ làm nhiên liệu.
Lịch sử gốm sứ ở Seto khởi từ thời Heian (794 – 1185) với đồ gốm được tạo tác ở vùng Akazu, một loại đồ gốm mà đất sét có thể được tráng men bằng nhiều cách khác nhau trước khi nung. Đôi khi các sản phẩm men tro đầu tiên của Nhật cũng đã được nung ở Seto vào thế kỷ 14.
Seto được công nhận là một trong 6 lò Nhật cổ (Nihon Rokkoyo) kéo dài suốt thời Kamakura (1158 – 1333) và nó đứng ngoài các khu vực khác bởi vì chỉ có khu vực Seto là có đồ gốm tráng men mà thôi.
Suốt thời kỳ này, Seto cũng trở nên nổi tiếng do sản xuất các bát uống tràtenmoku mà các bậc quyền thế thời đó phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên do yêu cầu sử dụng các bát trà này lớn dần, Seto bắt đầu sản xuất vì Seto là nơi duy nhất ở Nhật tráng men sản phẩm của mình, như vậy nó cũng là nơi duy nhất có khả năng làm ra nhựng chiếc bát tráng men đen. Kết quả là, hình dạng, kiểu và màu của các sản phẩm đó khác biệt lớn so với kiểu dáng các bát của 5 lò còn lại trong nhóm Rokkoyo Nhật.
Đầu thời kỳ Edo, khoảng 1600, kỹ thuật tráng men và đồ sứ tiến bộ hơn – với kỹ thuật lót nền men kim loại cobalt và hình vẽ lên men – được du nhập từ phía tây vùng Arita của tỉnh Kyushu thông qua những người thợ gốm Triều Tiên và kỹ nghệ gốm sứ của riêng Seto, hàng loạt sản phẩm ra đời từ sản phẩm dùng trong gia đình hàng ngày tới các sản phẩm chế tác nghệ thuật tuyệt vời.
Sự phát triển của sản phẩm gốm sứ gắn liền với trà đạo. Nghi lễ thưởng thức trà đạo đầu tiên được ghi nhận đến từ một trong số gia đình Hoàng gia khoảng năm 815 sau Công nguyên hay xê xích đôi chút. Nó được phát triển do các hoàng đế tặng trà cho quần thần của họ hay dụng cụ uống trà như là tặng vật của hoàng gia. Theo đó dụng cụ uống trà được trân trọng như báu vật. Ở thời kỳ Azuchi-Momoyama cho tới cuối thế kỷ 16, trà đạo đã lan rộng tới tầng lớp võ sĩ đạo. Sự việc này cũng làm gia tăng một lượng lớn nhu cầu về các trà cụ.
Dấu triện: Dai Nippon, Seto…nghĩa là “Seto, Đai Nhật Bản…làm”. Thời gian: Thời Meiji (1868 – 1912)
Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 (thời Momoyama và đầu thời Edo) là một khoảng thời gian dài cho sản phẩm gốm sứ Nhật ở Seto và vùng phụ cận Mino. Đó là khoảng thời gian mà các thợ gốm riêng lẻ bắt đầu để ý đến hết thảy các đồ thủ công của họ làm ra bởi chúng phải bám đuổi theo yêu cầu của nghi thức trà đạo và của nhà mỹ học trà Oribe. Các bát trà Raku và Shino nổi tiếng nhất được sản xuất vào lúc này và thậm chí trong những ngày này chúng cực kỳ giá trị. Linh mục dòng Tên Louis Frois viết rằng một bát trà lúc đó có giá tương đương với những viên đá quý đắt nhất ở châu Âu trong khi setomono là gốm sứ rất phổ biến ở Nhật Bản cũng giống như đồ sứ (china )của Anh thông dụng ở Anh vậy.
Sự yếu ớt, trì trệ ở vùng Arita vào cuối thời Tướng quân Tokugawa và trận hỏa hoạn khủng khiếp năm 1828 gây ra khó khăn lớn cho vùng Arita và kỹ nghệ gốm sứ Hizen nghiêng ngã, trong lúc đó nhờ sản xuất gốm sứ lại làm cho Seto bắt đầu thịnh vượng.Trong lúc lịch sử gốm sứ của Seto có thể khởi đi từ cuối kỷ nguyên băng hà, lịch sử hiện đại không thể bắt đầu trước khi người thợ gốm tên Tamikichi Kato đã liều mạng sống tới Arita để học kỹ thuật lót nền men kim loại cobalt và hình vẽ lên men cũng như kỹ thuật làm lò nung, cách chuẩn bị đất sét và tráng men.v.v..Ông đã quay về nhà ở Seto an toàn năm 1807 và hiện giờ được tôn sùng như là ông tổ của kỹ nghệ gốm sứ Seto tại Đền thờ Kamagami.
Seto hiện là nhà sản xuất lớn nhất về các loại đồ sứ mới lạ , như các bức tượng nhỏ chim và thú, búp bê, đồ gạt tàn, đèn đứng và các bình hoa. Những mặt hàng này trước kia chỉ làm ra để xuất khẩu nhưng gần đây đã trở thành những mặt hàng thông dụng với khách hàng Nhật.
Minh Nhật
Nguồn: http://ttv24h.vn/gom-seto-mot-trong-6-lo-gom-co-cua-nhat-ban-thoi-trung-co-a22833.html