1. Tên gọi và địa điểm
Di chỉ Phùng Nguyên được lấy làm tên xác lập cho nền văn hóa Phùng Nguyên tọa lạc tại xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
2. Thời gian phát hiện và khai quật
Di chỉ Phùng Nguyên được các nhà khảo cổ học Việt Nam phát hiện và khai quật nhiều lần, trên diện tích rộng khoảng 4.000 m2 trong những năm từ 1959 đến 1970.
3. Địa bàn phân bố
Văn hóa Phùng Nguyên phân bố dọc theo lưu vực các con sông lớn: như sông Hồng, sông Lô, sông Thao, sông Đà, sông Đáy… tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh…
4. Niên đại
Văn hóa Phùng Nguyên được xác định có niên đại từ khoảng 4.300 năm đến khoảng 3.500 năm cách ngày nay
5. Đời sống kinh tế sản xuất
Bên cạnh săn bắn, đánh cá vẫn được duy trì từ giai đoạn trước. Cùng với trồng trọt cư dân Phùng Nguyên đã biết đến chăn nuôi.
Nghề sản xuất gốm, chế tác đồ trang sức, xe chỉ, dệt vải khá phát triển
6. Đời sống xã hội – tinh thần
Quan niệm thẩm mỹ của cư dân Phùng Nguyên đã khá phát triển được thể hiện qua việc chế tác đồ trang sức, đồ đá và đồ gốm của họ.
Trong táng thức, cư dân Phùng Nguyên chôn người chết theo tư thế nằm ngửa ở các huyệt nông và thường chôn theo công cụ bằng đá, đồ trang sức và một vài đồ gốm.
7. Kỹ thuật chế tác đá
Đạt đến đỉnh cao, hiện vật đá thời kỳ này được chế tác tinh xảo và mang phong cách hiện đại. Các hiện vật tiêu biểu là rìu, bôn, đồ trang sức (vòng tay, khuyên tai).
8. Giao lưu kinh tế
Đã có những quan hệ trao đổi với nam Trung Quốc. Việc tìm thấy tại Trung Quốc những chac (cốc) tiêu biểu của Việt Nam, và tại Phùng Nguyên những con dao ngắn (qua) tiêu biểu của Trung Quốc đã cho thấy điều này. Bên cạnh đó, tại những di chỉ thời đá mới ở Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc), người ta đã tìm thấy nhiều chiếc rìu nhỏ tương tự rìu của văn hóa Phùng Nguyên.
9. Là giai đoạn chuyển giao
Giữa thời đại đồ đá và thời đại đồ kim khí
Giữa văn hóa Bắc Sơn và văn hóa Đông Sơn
10. Là cội nguồn của nền văn minh sông Hồng
Là cơ sở vật chất, tinh thần đầu tiên cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng.