– Sáng 22-11, Bảo tàng An Giang phối hợp các bảo tàng, nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề “Hội ngộ di sản văn hóa 3 miền”.
Các đại biểu tham dự khai mạc trưng bày chuyên đề
– Sáng 22-11, Bảo tàng An Giang phối hợp các bảo tàng, nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề “Hội ngộ di sản văn hóa 3 miền”.
Các đại biểu tham dự khai mạc trưng bày chuyên đề
Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời, nền văn hoá phong phú. Từ thời tiền – sơ sử, con người đã có mặt và sinh sống trên đất nước Việt Nam suốt từ miền Bắc tới miền Nam, từ miền núi, đến đồng bằng, ven biển và hải đảo. Đây là những tiền đề quan trọng để hình thành những nhà nước đầu tiên vào hậu kỳ thời đại kim khí. Các nền văn hoá này đã để lại nhiều di sản độc đáo, giàu bản sắc với nhiều sưu tập hiện vật quý hiếm hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng như các bảo tàng trong cả nước.
Bảo tàng Quốc gia Hermitage nằm ở trung tâm thành phố Saint Petersburg, LB Nga
Sau hơn 20 năm đi khắp mọi miền đất nước tìm kiếm, ông Đinh Công Tường sở hữu bộ sưu tập đồ gốm sứ cổ đồ sộ. Trong số đó, nhiều hiện vật được coi là vô giá.
“Vua gốm sứ’ là biệt danh mà giới sưu tầm cổ vật đặt cho ông Đinh Công Tường (đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12, TP HCM). Gần 24 năm qua, ông vừa làm việc vừa đi khắp các vùng quê Việt Nam để tìm mua các loại gốm, sứ cổ. Đến nay, gia tài của người đàn ông 48 tuổi có số lượng vượt quá con số 100.000 cổ vật gồm chén, bát, đĩa, lộc bình, ấm nước… Tất cả được trưng bày trong các căn phòng của khu đất rộng 2.000 m2. |
Ông Tường trở thành một trong những người sở hữu nhiều đồ gốm sứ cổ nhất Việt Nam. Năm 2014, ông được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Bộ sưu tập Lộc bình xưa có số lượng nhiều nhất với hơn 5.000 chiếc. |
Quê nội ở Bến Tre nhưng sinh ra ở Hà Nội, năm 8 tuổi, ông theo bố mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp. Cuộc sống gia đình khó khăn nên ngay từ nhỏ, “đại gia” đồ cổ đã phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống. |
Những ngày tháng lăn lộn khắp nơi để kiếm tiền, ông có dịp tiếp xúc với nhiều người trong giới chơi cây cảnh và sưu tầm cổ vật gốm, sứ. Từ khi bước vào nghề trồng và buôn bán cây cảnh, ông Tường còn buôn bán cả dây cáp, cuộc sống khá giả lên rất nhiều. Lúc này, ông ngược xuôi khắp các vùng miền vừa đi làm từ thiện, vừa sưu tầm những món đồ gốm, sứ cổ để thoả mãn đam mê. |
Nói về kỷ niệm ngày đầu dấn thân vào nghiệp sưu tầm đồ cổ, nhà sưu tầm chia sẻ, năm 24 tuổi, trong một lần về Hà Nội ăn giỗ bà ngoại, anh được người cô tặng cho cái đĩa và một cái bát cổ để làm kỷ niệm. “Hàng ngày đem ra ngắm nghía, sự đam mê sưu tầm đồ cổ xuất phát từ đó”, ông nói. |
Hàng chục nghìn đồ vật của “vua gốm sứ” đều thuộc hàng độc, lạ khi xuất xứ từ Trung Hoa, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Hồng Kông… Niên đại của các món đồ từ thế kỷ 12 đến 20. Có những thứ ông mua về giá hàng trăm nghìn đến vài trăm triệu đồng. Trong kho gốm sứ của ông có những hiện vật vô giá như bát Minh phố thế kỷ 14-15, an ngủ sắc, bình bát huệ tôn, tô triều đình Huế, bình vuông, cặp bình “độc nhất vô nhị” hình thoi với nước men trắng xanh cực hiếm, lu gốm, cặp ngựa gốm Biên Hòa… |
Trong bộ sưu tập này, đồ gốm lộc bình có số lượng lớn nhất với đủ loại, kích cỡ, có nhiều niên đại khác nhau của các lò gốm trong và ngoài nước. Trong ảnh: Cặp lộc bình cao 1,8 m mua lại từ quà tặng độc nhất (sản xuất tại lò gốm sứ Biên Hoà, Đồng Nai). |
Ngoài ra, ông Tường còn có đầy đủ bộ gốm sứ của ba miền Bắc, Trung, Nam của các nền văn hóa Việt cổ như gốm Óc Eo, Đông Sơn, Chăm, Bát Tràng hay gốm Biên Hòa thế kỷ 18 – 19, gốm Cây Mai ở quận 5 Sài Gòn xưa, Lái Thiêu Bình Dương… Trong ảnh: Bộ sưu tập bình đựng nước của các lò gốm sứ cổ Việt Nam. |
Hàng trăm chiếc bát cổ thời nhà Thanh (Trung Quốc). |
Rất nhiều bát dùng trong sinh hoạt của gia đình Việt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 được thu gom hơn 20 năm qua. |
Hàng nghìn chiếc đĩa cổ với những nước men, hoa văn đặc trưng có xuất xứ từ trong, ngoài nước với nhiều niên đại, có giá trị khác nhau. |
Hai cặp ngựa gốm sứ Biên Hoà thế kỷ 18 được rất có giá trị và hiếm. |
Chiếc lu bằng gốm cổ mà “vua đồ cổ” Sài Gòn khẳng định không có cái thứ 2 do người dân khai mương ở huyện Tân Trụ, Long An đào được. “Đây là hiện vật của dòng gốm Biên Hoà trong những ngày đầu khai sinh, rất quý hiếm. Lúc mua về chỉ có 70 triệu đồng nhưng nó là vô giá đối với tôi”, ông Tường cho biết. |
Chiếc đĩa lớn có hoa văn cực kỳ tinh xảo, màu sắc đẹp mắt được sử dụng dưới thời phong kiến Việt Nam thế kỷ 19. |
Đồ gốm của văn hoá Óc Eo dùng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. |
Ông Tường cho biết, là người sưu tầm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn không ít lần bị lừa bởi những đồ giả cổ được làm cực kỳ công phu. Người bán cố tình giao dịch vào buổi tối. Nhưng với ông, đó là những trải nghiệm đáng giá. “Mua thì mất nhiều tiền nhưng khi trưng bày thì giá trị của nó không thể tính bằng tiền, tôi không bán bất cứ món nào”, ông khẳng định. |
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã thẩm định số lượng đĩa cổ với hơn 5.000 chiếc của anh và ngày 29/8 tới sẽ xác lập kỷ lục Bộ sưu tập đĩa cổ xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam. Ước mơ của nhà sưu tầm là xây dựng một bảo tàng tư nhân trưng bày gốm, sứ cổ để cho mọi người đam mê cổ vật, nhất là giới trẻ sau này có dịp chiêm ngưỡng, tìm hiểu và nghiên cứu. Dự định trong năm tới, “vua gốm sứ cổ Việt Nam” sẽ thực hiện mong muốn này ngay trên mảnh đất rộng 2.000 m2 của mình.
Lê Quân (news.zing.vn) |
Nguồn: http://agrimark.org/kho-do-xua-khong-lo-cua-nha-suu-tap-dinh-cong-tuong/
Không phải ở đâu xa mà tại Mũi Né chúng tôi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật đồ sộ, phong phú và đa dạng với nhiều tiêu bản lạ lùng và quý hiếm gồm nhiều chất liệu có xuất xứ từ nhiều vùng, miền quốc gia khác nhau. Đó là bộ sưu tập cổ vật thuộc sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Ẩn ở số nhà 93/2 Chế Lan Viên, phường Mũi Né, Phan Thiết được gây dựng cách đây khoảng hơn 10 năm.
ông Nguyễn Ngọc Ẩn bên bộ sưu tập cổ vật
Văn hóa Óc Eo – một nền văn hóa cổ ở Nam Bộ hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII và sau đó được bảo lưu như một truyền thống ở nơi đây. Dấu tích cư trú của cư dân cổ được tìm thấy khắp lưu vực các con sông Cửu Long, Vàm cỏ, Đồng Nai. Di vật phổ biến trong các di tích khảo cổ học văn hóa Óc Eo từ giai đoạn sớm đến giai đoạn muộn là đồ gốm. Không có vẻ rực rỡ tinh xảo như các loại đồ trang sức, không có vẻ hoành tráng mà diễm lệ như những pho tượng thờ bằng đá, đồ gốm trong văn hóa Oc Eo mang một vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần độc đáo vì đã thể hiện đặc trưng văn hóa tộc người và phản ánh nguồn gốc bản địa của nền văn hóa này.
Đồ gốm trong văn hóa Óc Eo
Vật liệu xây dựng – kiến trúc (gạch, ngói, điêu khắc, phù điêu trang trí…), công cụ sản xuất (bàn xoa, chì lưới, dọi se sợi, nồi nấu kim loại…), đồ gia dụng (bếp lò, đèn, hũ, bình, nồi lớn nhỏ), đồ thờ cúng (bình Kendi, ly chân cao…). Về chất liệu, gốm Óc Eo hầu hết là đất nung xương gốm khá mịn, gốm màu đỏ hay nâu hồng hoặc xám đen, trừ các chén nhỏ và nồi nấu kim loại cứng chắc như sành do xương gốm pha nhiều sạn sỏi nên có màu xám. Ở đây chỉ xin được giới thiệu một vài loại di vật gốm phản ánh nhiều mặt đời sống của cư dân cổ ở Nam bộ – chủ nhân của nhiều công trình kiến trúc đền tháp đồ sộ mà nay chỉ còn là phế tích.
Phổ biến nhất là các bàn xoa – một dụng cụ của kỹ thuật làm gốm cổ. Dụng cụ hình nấm làm bằng chất liệu sét lọc kỹ khá mịn, màu trắng ngà hay hồng nhạt, cầm không có cảm giác chắc nặng, tay cầm hình trụ hơi thon ở giữa tạo núm cầm ở đầu, một số tiêu bản có những đường gờ ren để cầm cho chắc chắn. Mặt xoa hình tròn cong lồi có hoa văn khắc chìm khá sắc nét kiểu chân chim, dấu nhân haỳ những đường tròn đồng tâm cách đều nhau từ 1mm đến 2-3mm, cũng có tiêu bản mặt để trơn láng. Một lỗ nhỏ 0,5 cm xuyên dọc chính giữa tay cầm đến tâm mặt xoa. Công cụ này được sử dụng để “xoa” làm nhẵn láng bề mặt đồ gốm vì những đường “hoa văn” rất nhỏ có tác dụng khi xoa sẽ làm bề mặt đồ gốm nhẵn đều, mặt cong lồi và lỗ xuyên tâm làm giảm ma sát của mặt tiếp xúc, động tác nhẹ nhàng và nhanh hơn. Những tiêu bản mặt xoa không có hoa văn có chức năng làm nhẵn bóng áo gốm, tăng thêm vẻ đẹp cho sản phẩm. Kích thước phổ biến là chiều cao và đường kính mặt xoa xấp xỉ nhau: 6-8cm. Cá biệt có tiêu bản lớn khoảng 10-12cm nhưng chất liệu cứng chắc gần như sành, màu đỏ nâu hoặc xám đen, không có hoa văn, đó là các bàn dập làm các loại đồ gốm lớn như lu, khạp, nồi lớn… cho xương gốm chắc và mỏng đều. Loại dụng cụ này đến nay vẫn còn được sử dụng tại các lò sản xuất lu gốm ở Tân Vạn (Biên Hòa, Đồng Nai) và nhiều nơi khác.
Bếp lò (cà ràng): Đây là di vật tiêu biểu được tìm thấy trong nhiều di tích. Tuy chỉ còn các mảnh vỡ nhưng có thể nhận dạng di vật này qua sự so sánh với loại bếp lò bằng gốm hiện nay vẫn phổ biến ở Nam bộ. Di vật này có một số kiểu dáng:
– Ở giai đoạn sớm: Bếp lò hình chảo đáy rộng và khá bằng, trong lòng có 3 giá kê (hình trụ đầu hơi nhọn như sừng bò).
– Ở giai đoạn muộn: Bếp lò hình khay thắt ở giữa giống số 8. Có chân đế và thành lò cao, từ thành lò nhô ra 3 giá kê. Phần ngoài có thể để than tro nướng thức ăn.
Bếp lò đất nung – Văn hóa Óc Eo
Dù hình thức nào thì bếp lò gốm đều giống nhau ở chỗ cấu tạo phù hợp để có thể đặt trên nhà sàn hay ghe xuồng mà vẫn an toàn, lại có thể di chuyển dễ dàng. Điều đặc biệt là loại bếp lò gốm này đã được tìm thấy rất nhiều trong các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai thời tiền sử (niên đại từ 3000 – 2000 năm cách ngày nay) vừa là vật dụng tìm thấy tại nơi cư trú, vừa là đồ tùy táng trong các ngôi mộ. Như vậy loại bếp lò gốm (cà ràng) này đã tồn tại và phổ biến trong đời sống cư dân vùng sông nước, cư trú trên nhà sàn hay ghe xuồng, suốt từ thời xa xưa. Vì vậy, việc gọi nó là “cà ràng” như cách gọi của người Khmer Nam bộ không có nghĩa là nó là di vật của người Khmer, mà chỉ là sự ghi nhận tên gọi hiện nay của loại bếp lò này.Các loại nắp vung bằng gốm khá đặc biệt vì là nắp đậy ngửa (núm cầm trên mặt lõm của nắp). Loại nắp này đặc biệt thích hợp đậy nồi, bình hũ sử dụng trên ghe xuồng, khi di chuyển tròng trành không bị rơi bể.
Đèn gốm: làm bằng chất đất chắc nặng, đế hình đĩa có vành và đường kình lớn hơn đĩa đèn để hứng tàn bấc. Chân cao để tiện cầm nắm và tạo độ cao cho đèn. Phía trên đặt một đĩa đèn đường kính nhỏ hơn đế, dĩa này có chỗ lõm để gác bấc đèn. Khi cần thì có thể đặt chiếc đĩa đèn này trên sàn nhà, sàn ghe xuồng hay trên bàn cũng được.
Bình kiểu Kendi là loại bình có vòi thân hình cầu, phình tròn ở giữa, thu nhỏ ở cổ và đáy bình. Miệng bình loe cong. Kích thước của bình khá lớn, nhiều chiếc có hoa văn khắc vạch tam giác hay sóng nước ở thân. Có chiếc tô màu đỏ (thổ hoàng) hay tô màu đen chì rất đẹp. Điều đáng lưu ý là những bình bình Kendi thường được tìm thấy trong các phế tích đền tháp, hầu hết bị gãy vòi, dấu vết cho thấy sự “cố ý” đập gãy rời vòi khỏi thân bình. Vì vậy nhiều khả năng cho biết đây là di vật dùng trong các nghi lễ tôn giáo Bàlamôn, những chiếc vòi bình mang bóng dáng ngẫu tượng Linga – tượng trưng cho thần Siva.
Được tìm thấy cùng với những chiếc bình là nhiều chiếc ly chân cao trông giống ly uống sâm-banh, kiểu dáng khá “hiện đại”. Ngoài ra còn có những chiếc nắp gốm hình tháp có trổ lỗ, dùng để đậy bình “xông hương”.
Nắp gốm – văn hóa Óc Eo
Những loại đồ gốm tiêu biểu trên đây của văn hóa Óc Eo chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng đồ gốm của văn hóa này. Di vật gốm cổ cho ta nhận biết về đời sống của chủ nhân văn hóa Óc Eo, những yếu tố văn hóa bản địa Đồng Nai – Cửu Long và những yếu tố văn hóa ngoại sinh từ vùng biển và hải đảo mang đến. Tuy nhiên, cũng như “số phận” của những di vật gốm – đất nung trong nhiều nền văn hóa cổ, dù mang vẻ đẹp bình dị mà sâu lắng hồn đất, cổ vật gốm của văn hóa Óc Eo chưa được nhiều người dành sự quan tâm tìm hiểu như đối với cổ vật bằng đá và kim loại quý.
Nguồn: https://khanhhoathuynga.wordpress.com/2009/05/11/d%E1%BB%93-g%E1%BB%91m-trong-van-hoa-oc-eo/
Là tên một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, Óc Eo đi vào lịch sử khảo cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn. Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII sau Công nguyên.
Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước – con người ở vùng đồng bằng – châu thổ hạ lưu sông Mê công; đồng thời, nó còn có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.
Núi Ba Thê (An Giang)
Vùng này phân bố trên một khu vực rất rộng ở miền châu thổ sông Cửu Long, trong miền đất trũng Tây sông Hậu bao gồm nhiều vùng sinh thái khác nhau của các tỉnh An Giang (Óc Eo – Ba Thê), Kiên Giang (Đá Nổi, Nền Chùa, Tân Long), Đồng Tháp (vùng Đồng Tháp Mười), vùng ven biển Tây Nam (U Minh, Năm Căn) kéo đến vùng rừng Sác duyên hải (Cần Giờ, Giồng Am…) và vươn ra tận Biển Đông (khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau). Ngoài ra, khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, Louis Malleret cho rằng cánh đồng Óc Eo là một thành thị cổ và đặt tên là thành thị Óc Eo hay thị cảng Óc Eo, có diện tích rộng tới 450 ha với một tiền cảng có tên là Tà Keo, cách Óc Eo 12 km về phía Tây Nam. Vùng này không chỉ có hình ảnh của một đô thị quy củ mà còn có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo – văn hóa lớn với 3 cụm quần thể kiến trúc: Vùng Linh Sơn Tự, vùng Đông Bắc núi Ba Thê và vùng Giồng Cát, Giồng Xoài.
Khu di chỉ Óc Eo
Trong các cuộc khảo sát và khai quật đã tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo các loại tượng to nhỏ, nhẫn, hoa tai, hạt đá quý, mã não, hạt thủy tinh, con dấu, bùa đeo, công cụ bằng đồng và bằng đá; các loại hiện vật bằng đất nung như dọi xe sợi, bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò v.v…
Các sưu tập hiện vật của Óc Eo thể hiện tính phong phú và đa dạng của nền văn hóa này; tính bản địa, sự giao thoa và đan xen giữa các nền văn hóa trong khu vực cũng như với các vùng khác. Sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở Óc Eo rất đậm nét, biểu hiện qua các đề tài trang trí, qua kiểu mũ hay tư thế ngồi của các pho tượng, qua con dấu với dòng chữ viết bằng các kiểu văn tự Ấn Độ v.v…
Cổ vật Óc Eo
Tính bản địa của nền văn hóa này được thể hiện qua đồ gốm, qua nồi nấu kim loại, khuôn đúc và các công cụ chế tác.
Nguồn gốc xuất xứ của văn hóa Óc Eo bắt nguồn từ trong văn hóa Đồng Nai. Mối liên hệ tiếp nối văn hóa Đồng Nai – Óc Eo được minh chứng bởi sự hiện diện ở văn hóa Óc Eo hàng loạt loại hình hiện vật đã có mặt trong văn hóa Đồng Nai. Đó là các đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng gốm, dụng cụ thủ công (bàn xoa, bàn dập, bàn mài…); đồ đồng, đồ sắt (lục lạc, mũi dùi, rìu); đồ trang sức (hạt chuỗi thủy tinh, mã não); nhà sàn trên cọc gỗ…
Văn hóa Óc Eo có những giao lưu văn hóa rộng lớn với những nền văn minh thời cổ đại như với văn minh Đông Sơn (những hoa văn trang trí và những hiện vật đồng kiểu tương tự như văn minh Đông Sơn); với Ấn Độ (những tượng thờ thuộc Ấn Độ giáo, Phật giáo, đồ trang sức, hoa văn chạm chìm, con dấu, văn tự…); với thế giới Địa Trung Hải và Trung Đông (huy chương La Mã, hoa văn trang trí, hình chạm chìm, tượng đồng, hạt chuỗi La Mã, hình tượng vua Ba Tư…); và với Trung Hoa (mảnh gương đồng, tượng phật nhỏ).
Tượng Phật thế kỷ thứ V tìm thấy ở Óc Eo
Óc Eo là một di tích rất lớn, một trung tâm văn hóa cổ của đồng bằng sông Cửu Long, một hình mẫu của sự kết hợp những yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong sự phát triển; một vốn quý và điểm chốt quan trọng trong việc nghiên cứu những vấn đề lịch sử văn hóa của đất nước và khu vực Đông Nam Á. Do đó, cần phải bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo – một di sản văn hóa – lịch sử quan trọng của Việt Nam nói riêng và của Đông Nam Á nói chung.
Lê Khiêm tổng hợp
Nguồn: Lưu Trần Tiêu, Văn hóa Óc Eo – Nhận thức và vấn đề. NCVHNT 1992, số 3; tr. 11-14.
Nguồn: http://ditichquocgia.angiang.gov.vn/oceo/index.php/gi-i-thi-u/12-vai-net-v-n-n-van-hoa-oc-eo
1. Văn hóa tiền Sa Huỳnh
Cách ngày nay 4.000 – 3.000 năm.
Đặc điểm công cụ lao động của cư dân Sa Huỳnh là rất ít công cụ bằng đồng, mà chủ yếu là công cụ bằng sắt (cuốc, thuổng, liềm) và vũ khí (rìu, lưỡi cuốc, đục xòe cân, dao, kiếm, giáo). Có lẽ do nơi cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh rất hiếm quặng đồng nên ngành luyện kim đồng không phát triển.
Các nghề gốm, xe sợi, dệt vải, làm đồ trang sức cũng khá phát triển, họ còn biết nấu cát làm thủy tinh khá sớm. Họ chế tác nhiều đồ trang sức bằng thủy tinh rất đẹp. Hiện vật tìm thấy là các chuỗi hạt bằng đá, bằng đồng, bằng mã não, khuyên tai hai đầu thú.
2. Văn hóa Đồng Nai
Cách ngày nay khoảng 5.000 – 4.000 năm.
Các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai: Di tích Gò Cát (thành phố Hồ Chí Minh), Rạch Núi (Long An), Cái Vạn, Ngãi Thắng, Gò Mẻ, Dốc Chùa (Đồng Nai).
Cư dân văn hóa Đồng Nai làm nghề trồng lúa nước và các cây lương thực khác. Ngoài ra họ còn làm nghề khai thác sản vật rừng, săn bắn, làm nghề thủ công.
Các công cụ lao động tìm thấy gồm các công cụ bằng đá (cuốc, rìu, mũi nhọn, cuốc có vai), còn có nhiều công cụ bằng đồng và bằng sắt. Nhiều đồ trang sức bằng đá, thủy tinh, đồng và sắt.
3. Văn hóa Óc Eo
Cách ngày nay khoảng 2.000 – 1.500 năm.
Địa bàn phân bố chủ yếu ở các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bình Dương, Tây Ninh.
Trên cơ sở văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam đã hình thành vào khoảng thế kỷ thứ I, phát triển vào các thế kỷ III – V và làm chủ cả một vùng rộng lớn ở Đông Nam Á. Cuối thế kỷ thứ VI, quốc gia Phù Nam suy yếu, đã bị Chân Lạp thôn tính.