Tag Archive | thời tiền sử

Lý giải bí ẩn các cổ vật trong túi Khót của ông Mo Mường – Hòa Bình

Mo Mường là một loại hình văn hóa phi vật thể của người Việt cổ, có cơ sở vững chắc về mặt khoa học bởi nó được chứng minh thông qua túi Khót của các ông thầy Mo.

Thời tiền sử người Việt cổ tại Hòa Bình đã có những quan niệm về nhân sinh quan vũ trụ được biểu hiện trong các sử thi Mo Mường. Họ quan niệm trời sinh ra trước, đất sinh ra sau. Quan niệm này rất giống với quan niệm của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia nói tiếng Slavơ ở châu Âu, nước Ai Cập cổ đại hay người Inca ở châu Mỹ… Đây là một quan niệm rất khoa học mà cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu khoa học đã phải thừa nhận nó.

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của người Việt cổ nói riêng và loài người nói chung, con người đã biết tạo ra các công cụ lao động sản xuất, vũ khí bằng những nguyên vật liệu và kỹ thuật thô sơ, mà trong đó có những tạo hình vẫn được kế thừa cho đến tận ngày nay.

Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, những người tâm huyết với di sản văn hóa Mo Mường – Hòa Bình, đã bỏ rất nhiều tiền của, thời gian, công sức để ghi chép lại các áng Mo, sử thi về Mo. Tổ chức rất nhiều các lễ hội và chuyển thể một số áng Mo thành các ca khúc với ca từ gần gũi với đời sống thường ngày của người dân… Tất cả vấn đề trên đều toát lên chủ đề xuyên suốt về giáo dục con người tiến bộ mà cho đến ngày nay vẫn chưa hề lạc hậu. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường – Hòa Bình rất quan trọng và khẩn cấp, nó có vai trò không chỉ đối với nhân dân Hòa Bình mà còn cả dân tộc Việt chúng ta ngày nay.

Một điều rất quan trọng ở đây đó là vì có quan niệm nhân sinh quan nên trong túi Khót của các ông Mo Mường luôn luôn có các viên sa thạch (testit màu đen hình bánh dầy) và các viên đá bán quý có độ cứng từ 6 – 8 mohs được tìm kiếm và khai quật trong lòng đất. Ngoài ra còn có rất nhiều các vật chứng lịch sử liên quan đến các nghi lễ truyền thống của người Mường, được làm bằng các chất liệu đá, đồng, nhuyễn thể… Những vật chứng này được giữ gìn qua nhiều thế hệ, sử dụng làm đồ tế khí để tạo thêm sức mạnh huyền bí, phục vụ công tác giáo dục cộng đồng về quá trình đấu tranh sinh tồn của loài người.

Qua đây tôi xin phân tích về túi Khót của các ông Mo như sau:

Hiện vật trong túi Khót của các ông Mo Mường. Nguồn: Internet

Trải qua nhiều thế hệ, túi Khót của các ông Mo luôn được giữ gìn như một báu vật mà không phải ai cũng được xem và sờ vào. Trong túi Khót đó lưu giữ những vật chứng lịch sử vô cùng quý giá và khác biệt với các vật chứng lịch sử do các nhà khảo cổ học khai quật được vì lý do sau đây:

Thứ nhất, viên thiên thạch theo quan niệm của người Mường là ông trời rơi xuống tạo ra Trái đất và viên đá bán quý là vật chứng lịch sử quý nằm trong lòng  đất. Hai vật chứng này thể hiện cho quan niệm về thiên địa nhân hợp nhất của người Mường, họ đã biết sử dụng những vật quý ở trên trời và dưới đất cùng các công cụ lao sản xuất để thu phục thú dữ, chinh phục thiên nhiên tạo ra sức mạnh nhằm giáo dục cộng đồng sống đoàn kết, đấu tranh chống thiên nhiên, tăng cường sức sống trước sự khắc nghiệt của thời tiết ở các giai đoạn tiền sử và sơ sử.

Thứ hai, bên cạnh các viên sa thạch và đá bán quý, trong túi Khót của các ông Mo còn có rìu đá, vòng tay đá có niên đại hàng chục nghìn năm trong văn hóa Phùng Nguyên; rìu xéo và mũi giáo đồng cách ngày nay hàng nghìn năm trong văn hóa Đông Sơn cùng các vật chứng bằng nhuyễn thể như xương, sừng, nanh vuốt của các loài thú dữ. Tất cả các vật chứng lịch này được lưu giữ lại thể hiện quan niệm con người…

Qua các vật chứng lịch sử này, chúng ta có thể thấy được sức mạnh của túi Khót khi các thầy Mo làm lễ mang đến sức thuyết phục cao đối với cộng đồng và hướng cộng đồng tới những áng Mo mang tính giáo dục và nhân văn sâu sắc.

Khai mạc triển lãm báu vật khảo cổ học Việt Nam tại thành phố Cheminitz – Cộng hòa Liên bang Đức

Vào lúc 18h, thứ 5 ngày 30.03.2017 Triển lãm “Báu vật Khảo cổ học Việt Nam” vừa chính thức khai mạc tại Bảo tàng Khảo cổ học Chemnitz (Staadliches Museum für Archäologie Chemnitz – SMAC). Đây là điểm thứ 2 trong chương trình hợp tác trưng bày giới thiệu lịch sử văn hóa Việt Nam tại Đức.

Bảo tàng Khảo cổ học Chemnitz

(Staadliches Museum für Archäologie Chemnitz – SMAC)

Tham dự lễ khai mạc có TS. Eva – Maria Stange – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật Bang Sachsen (Đức), ông Đoàn Xuân Hưng – Đại sứ Việt Nam tại Đức, TS Nguyễn Văn Đoàn – Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đại diện các đối tác phía Việt Nam; TS Josef Mühlenbrock – Giám đốc Viện bảo tàng khảo cổ LWL ở thành phố Herne đại diện đối tác Đức và chuyên gia thực thiện dự án; TS. Sabine Wolfram – Giám đốc Viện bảo tàng khảo cổ tại Chemnitz; Đông đảo bà con kiều bào Việt Nam tại thành phố Chemnitz cùng các cơ quan thông tấn, báo chí của Việt Nam và Đức…

Ban nhạc Lao Xao Trio biểu diễn trong Lễ khai mạc

 

Các đại biểu tham dự Lễ khai mạc

TS. Nguyễn Văn Đoàn – Phó Giám đốc BTLSQG phát biểu trong Lễ khai mạc

Triển lãm giới thiệu gần 400 hiện vật tiêu biểu của Việt Nam. Thông qua các hiện vật khảo cổ học đã giới thiệu tới bạn bè Đức và bạn bè quốc tế nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, từ thời Tiền sử, văn hóa Đông Sơn, thời đại Vua Hùng, đến văn hóa Champa, văn hóa Thăng Long – Đại Việt và cả thời hiện tại. Đây là những câu chuyện sinh động nhất về lịch sử Việt Nam.

Tháp đất nung thời Lý – Hiện vật của Bảo tàng LSQG trưng bày trong triển lãm

Những hiện vật được trưng bày trong triển lãm lần này giúp công chúng Đức nói riêng và công chúng Châu Âu nói chung hiểu thêm về truyền thống hào hùng và các nét văn hóa độc đáo của Việt Nam, qua đó tăng cường sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước Việt Nam – Đức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của triển lãm, đã góp phần tăng cường sự hiểu biết, hợp tác đặc biệt kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt – Đức. Thông qua triển lãm này, các bạn Đức sẽ hiểu sâu hơn về lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài và liên tục của dân tộc Việt Nam, khẳng định Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và độc đáo.

Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng phát biểu trong Lễ khai mạc

Với tư cách là đại diện đơn vị đối tác, phát biểu tại lễ khai mạc, TS. Nguyễn Văn Đoàn – Phó Giám đốc Bảo tàng LSQG nhấn mạnh: “ Trên cơ sở sự phối hợp và hiểu biết lẫn nhau sẽ tiếp tục mở những cơ hội hợp tác mới, qua đó mỗi nước có dịp giới thiệu, quảng bá về lịch sử văn hoá của mình. Vì vậy, chúng tôi hi vọng, tiếp theo đây sẽ là sự hợp tác, giúp đỡ trong đào tạo chuyên môn bảo tàng, bảo quản, nghiên cứu, khai quật khảo cổ học, xuất bản ấn phẩm…”
Triển lãm “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” diễn ra trong thời gian từ 31/3/2017 đến 20/8/2017.

Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia