Đối với người Việt, con rồng đã ăn sâu trong tâm trí của mỗi người, rồng được xem là thủy tổ của dân tộc. Người dân Việt dù đi bất cứ nơi đâu cũng tự hào mình là con rồng cháu tiên. Còn theo truyền thuyết của người Hoa, rồng là con vật rất cổ xưa và linh thiêng. Rồng tượng trưng cho vận may và là biểu tượng của sức mạnh và uy quyền. Các triều đại phong kiến Trung Quốc đã lấy con rồng làm biểu tượng cho các bậc quân vương từ rất sớm, thời Trần Thủy Hoàng và họ cho rằng vua chúa là sự hoá thân của rồng nơi trần gian. Continue reading
Tag Archive | rồng
RỒNG trong gốm Việt!
Trong tâm thức người Việt, rồng là biểu tượng linh thiêng và quyền lực song lại rất gần gũi với đời sống con người. Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam. Continue reading
CỔ VẬT LY HƯƠNG*
Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.
ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG*
Đồ Ngự dụng chỉ các đồ vật dùng trong cung vua, phủ chúa, nơi làm việc và sinh hoạt của vua, chúa thời phong kiến. Trong các đồ Ngự dụng thì đồ gốm còn được tìm thấy và lưu giữ nhiều nhất do tính bền vững theo thời gian.
GIAO LƯU VĂN HOÁ QUA CỔ VẬT*
Ngay từ khi quan hệ Việt – Mỹ còn chưa bình thường hoá, năm 1988, ba nhân vật quan trọng của Bảo tàng Nghệ thuật Á châu San Phancisco là giáo sư Nancy Tingley, Clarence Shangraw, Linda Schieler Marks đã sang Việt Nam bàn về dự án đưa cổ vật Việt Nam sang triển lãm tại Mỹ. Do quan hệ hai nước còn phức tạp, việc đưa cổ vật ra nước ngoài còn là điều mới mẻ nên việc thương lượng phải kéo dài tới…20 năm. Mãi tới năm 2009, hơn trăm cổ vật tiêu biểu VN mới được xuất dương, thực hiện sứ mệnh ngoại giao văn hoá trên đất Mỹ tại Bảo tàng Nghệ thuật Houston ( từ 13/9/2009 đến 3/1/2010 ) và sau đó tại BT Xã hội Châu Á New York ( 2/2 – 2/5/2010 ). Các hiện vật được chọn lọc từ 9 bảo tàng lớn của VN đã gây tiếng vang trong quan hệ Văn hoá hai nước sau khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1994.
HÌNH TƯỢNG CHIẾN BINH TRÊN GỐM THỜI TRẦN*
Trong lịch sử các triều đại phong kiến VN, có lẽ thời Trần phải đối phó với giặc ngoại xâm nhiều hơn cả. Đó là 3 lần giặc Nguyên, sau khi chinh phục nhiều vùng đất Á Âu, đã quyết tâm khuất phục Đại Việt, nhiều lần Vương quốc Champa xâm lấn bờ cõi, đốt phá Thăng Long, có cả việc nhà Nguyên phối hợp với Chiêm Thành tấn công Đại Việt từ phía Nam. Nhưng tinh thần bảo vệ nền độc lập cũng chưa bao giờ quật cường đến thế. Hội nghị Diên Hồng, Sát Thát, Hịch Tướng Sỹ…đã thể hiện rõ khí phách Hào khí Đông A.
ĐẦU RỒNG THỜI LÝ*
Đầu rồng gốm, đất nung là sản phẩm độc đáo bậc nhất trong kiến trúc và gốm cung đình thời Lý – Trần. Chiếc đầu rồng khổng lồ bằng đất nung phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long, kinh đô Rồng Bay của Đại Việt, còn khá nguyên vẹn và đẹp…” kinh hồn “!
SEN VÀ RỒNG*
SEN là loài hoa của Phật giáo, gắn liền với Văn hoá Phật giáo thì đã quá rõ. Còn RỒNG thì sao? Hình tượng RỒNG trong văn hoá Việt Nam xuất hiện khi nào? Có người cho rằng hình tượng Rồng có từ thời Đông Sơn, trên họa tiết trống đồng. Nhiều người cho rằng đó là hình cá sấu và giảo long. Phần lớn học giả đều cho rằng hình tượng RỒNG trong Văn hoá VN chỉ phổ biến từ thời LÝ, gắn liền với truyền thuyết vua Lý Công Uẩn gặp rồng vàng bay lên khi rời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên kinh đô mới là Thăng Long. Các nhà mỹ thuật đương thời sáng tác các hình tượng rồng trong thế đang bay theo ý tưởng của nhà vua.
GỐM VIỆT, GỐM TẦU – BÉ CÁI LẦM!*
Chuyện nhầm lẫn giữa gốm Việt/gốm Tầu, gốm Tầu/ gốm Nhật, gốm Việt/ gốm Thái…không phải là chuyện hiếm…
Ngày trước, khi gốm Việt chưa nổi tiếng và rất ít thông tin thì chuyện gán ghép gốm Việt vào gốm Tầu khá phổ biến. Nhưng mấy chục năm nay, khi gốm Việt đã nổi đình nổi đám thì lại có trường hợp hy hữu là…nhầm gốm Tầu sang gốm Việt!
HIỆU ĐỀ VÀ KHÔNG HIỆU ĐỀ*!
Khi sưu tập đồ gốm sứ cao tuổi, tôi có một tiêu chí là ĐẸP & XỊN là…chơi! Bất kể đồ có hiệu đề hay không hiệu đề, đồ vua chúa hay đồ quan, đồ lành tít hay có ít tỳ vết, thậm chí mảnh vỡ cũng…chơi, miễn tôi cho là đẹp, là quý, là hiếm…