Đó là chuyện ly kỳ về chiếc hộp rửa bút thời Lê Sơ. Đây là dòng gốm cao cấp lò Quan Diêu, nơi sản xuất đồ Ngự dụng ( dùng cho vua chúa và hoàng tộc ) và quan lại. Từ mẫu thức đến thai cốt ( chất liệu cao lanh ) và chất lượng men Hồi ( men màu xanh cobalt) không trùng khớp với các hiện vật khai quật ở các di tích lò gốm nổi tiếng thời Lê Sơ, trừ những hiện vật tìm thấy khi khai quật Hoàng thành Thăng Long, nơi tìm thấy cả các công cụ sx gốm.
Tag Archive | phật giáo
GIAO THOA GỐM VIỆT 2*
Lịch sử Phật Giáo cho thấy Đại Việt thuộc nhánh Bắc Tông ( Đại Thừa ) gồm các khu vực phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Chăm Pa… Còn nhánh Nam Tông ( Tiểu Thừa ) gồm Sri-Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Khmer. Người tu hành phái Bắc Tông mặc áo màu nâu, tự làm ăn, còn người tu hành phái Nam Tông mặc áo màu vàng và sáng ngày đi khất thực. Vị trí địa lý Đại Việt nằm lọt giữa vùng lãnh thổ thuộc cả hai trường phái nên ảnh hưởng và giao thoa văn hoá cũng là nhẽ đương nhiên.
HOA SALA TRÊN GỐM*
Trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu gốm Việt cổ tôi thấy cùng với họa tiết hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…còn có một họa tiết hoa khác không rõ là hoa gì. Tôi cũng biết có 3 loại hoa gắn liền với văn hoá Phật giáo, trong đó có cây hoa Sala. Tuy vậy tôi cũng chưa nhìn thấy cây, hoa Sala bao giờ.Tình cờ, cách đây mấy hôm tôi sang quận 2 tpHCM khảo sát dự án của Cty Đại Quang Minh có tên SALA. Cứ nghĩ Sala chỉ đơn thuần là một tên thương mại của dự án, nhưng khi cô hướng dẫn viên chỉ hàng cây ven đường và giới thiệu đây là hàng cây Sala – cây đặc trưng mang tên dự án sẽ được trồng phổ biến ở đây.
CHÙA KEO*
Chùa Keo cách làng quê tôi chỉ 50km nhưng tôi chưa một lần có dịp viếng thăm. Quả danh bất hư tryền, xứng đáng Di tích LS-VH đặc biệt tiêu biểu quốc gia! Các cụm kiến trúc: chùa-nơi thờ Phật, đền thờ Đức Dương Không Lộ-vị đại sư thời Lý có công dựng chùa, tháp chuông, tam quan,…
TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH*
Đã qua ngày Phật Đản nhưng vừa gặp một bức tượng, thấy là lạ nên viết mấy dòng để học hỏi thêm. Bức tượng thể hiện hình ảnh một em bé, đầu to, tai to, mặt trái xoan,không tóc, khoác trên mình tấm vải, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Theo nhận dạng các loại tượng Phật thì đây là bức TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH.
BÁT BỬU CỔ ĐỒ*
Tham khảo các tư liệu về BÁT BỬU tôi thấy đề tài này có trong hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, từ Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo, đến Công giáo, Đạo Cao Đài…
GỐM VỚI ĐIÊU KHẮC*
Dưới thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển rực rỡ và chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu đậm.
SEN VÀ RỒNG*
SEN là loài hoa của Phật giáo, gắn liền với Văn hoá Phật giáo thì đã quá rõ. Còn RỒNG thì sao? Hình tượng RỒNG trong văn hoá Việt Nam xuất hiện khi nào? Có người cho rằng hình tượng Rồng có từ thời Đông Sơn, trên họa tiết trống đồng. Nhiều người cho rằng đó là hình cá sấu và giảo long. Phần lớn học giả đều cho rằng hình tượng RỒNG trong Văn hoá VN chỉ phổ biến từ thời LÝ, gắn liền với truyền thuyết vua Lý Công Uẩn gặp rồng vàng bay lên khi rời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên kinh đô mới là Thăng Long. Các nhà mỹ thuật đương thời sáng tác các hình tượng rồng trong thế đang bay theo ý tưởng của nhà vua.
PHẬT SEN*
Thời Đại Việt LÝ – TRẦN, Phật giáo là quốc giáo. Vậy nên Sen là Quốc hoa. Sen hiện diện khắp nơi, đặc biệt trong đời sống tâm linh, văn hoá nghệ thuật, kiến trúc…
GỐM VÀ THIỀN*
Hơn chục năm trước, nhà thơ Nguyễn Duy đến gặp tôi, ngỏ ý muốn in một tập Thơ. Tưởng thơ của anh, tôi ngạc nhiên khi xem bản thảo. Hoá ra một tập THƠ THIỀN LÝ TRẦN, do chính anh chọn lọc và được trình bày rất đẹp.