I. Các đời vua nhà Lý
Người khởi đầu cho triều đại nhà Lý là Lý Công Uẩn. Dưới triều vua Lê Long Đĩnh, Lý Công Uẩn là một quan võ giữ chức Điện Tiền Chỉ Huy Sứ, khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, do có đức, có tài mà Lý Công Uẩn được một số thế lực trong triều đình tôn lên làm Vua. Triều đại nhà Lý trải qua 9 đời vua, trị vì đất nước trong thời gian 126 năm.
1/ Vua Lý Thái Tổ tên thật là Lý Công Uẩn sinh năm 974 mất năm 1028, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009 khi đó 35 tuổi, trị vì 19 năm (1009 – 1028).
2/ Vua Lý Thái Tông tên thật là Lý Phật Mã (tên khác là Lý Đức Chính) sinh năm 1000 mất năm 1054, hưởng thọ 55 tuổi. Lên ngôi năm 1028 khi đó 28 tuổi, trị vì 26 năm (1028-1054). .
3/ Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn sinh năm 1023 mất năm 1072, hưởng thọ 50 tuổi. Lên ngôi năm 1054 khi đó 31 tuổi , trị vì 18 năm (1054 – 1072).
4/ Vua Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức sinh năm 1066 mất năm 1127, hưởng thọ 62 tuổi. Lên ngôi năm 1072 khi đó mới có 6 tuổi, trị vì 55 năm (1072 – 1127).
5/ Vua Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán sinh năm 1116 mất năm 1138, hưởng thọ 23 tuổi. Lên ngôi năm 1127 khi đó mới có 11 tuổi, trị vì 11 năm (1127 – 1138).
6/ Vua Lý Anh Tông tên thật là Lý Thiện Tộ sinh năm 1136 mất năm 1175, hưởng thọ 40 tuổi. Lên ngôi năm 1138 khi đó mới có 3 tuổi, trị vì 37 năm (1138-1175).
7/ Vua Lý Cao Tông tên thật là Lý Long Cán sinh năm 1173 mất năm 1210, hưởng thọ 38 tuổi. Lên ngôi năm 1176 khi đó mới có 3 tuổi, trị vì 34 năm (1176-1210).
8/ Vua Lý Huệ Tông tên thật là Lý Hạo Sảm sinh năm 1194 mất năm 1226, hưởng thọ 33 tuổi. Lên ngôi năm 1211 khi đó mới có 17 tuổi, trị vì 14 năm (1211-1225).
9/ Vua Lý Chiêu Hoàng tên thật là Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) sinh năm 1218 mất năm 1278, hưởng thọ 61 tuổi. Lên ngôi năm 1224 khi đó mới có 6 tuổi, trị vì 01 năm (1224-1225). Lý Chiêu Hoàng là một trong những Nữ Hoàng của Việt Nam và là vị Vua cuối cùng của triều đại nhà Lý.
Từ năm 1225 thì triều đại nhà Lý chuyển giao sang triều đại nhà Trần.
II. Những sự kiện đặc biệt lớn trong triều đại nhà Lý.
1/ Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại la rồi đặt tên là Thăng Long, và thủ đô của nước ta đã tồn tại ở đây 1000 năm cho đến ngày nay.
2/ Tháng 10 năm 1054 sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi đã đặt Quốc hiệu nước ta là ĐẠI VIỆT.
3/ Phật giáo phát triển, các vị vua đều theo Phật. Tạo được một giai đoạn dài thịnh trị nên nhân dân ta được sống trong cảnh thanh bình, no ấm.
4/ Mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), tổ chức khoa thi đầu tiên năm 1075 để chọn người hiền tài ra giúp nước.
5/ Chiến tranh giữ nước.
– Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh thắng Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Cuối cùng Chế Củ phải chịu hàng, dâng 3 châu để được tha về nước.
– Năm 1075 nhà Tống Trung Quốc đã tập trung quân ở Châu Khâm và Châu Liêm với ý đồ xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đã đem quân đến tận sào huyệt của giặc và đánh ta ý đồ xâm lăng này.
– Năm 1076 tháng 3, nhà Tống đem 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, sang xâm lược Đại Việt. Dưới sự chỉ huy của Lý Thường kiệt, quân dân nhà Lý đã lập -Phòng tuyến sông Như Nguyệt và đánh ta đội quân xâm lược này.
6/ Năm 1225 nhà Lý đã chuyển giao quyền cai trị đất nước cho nhà Trần, từ Vua Lý Chiêu Hoàng sang cho Vua Trần Cảnh là một sự chuyển giao quyền lực rất đẹp, hợp thời, hợp thế. Sự chuyển giao quyền lực này đã không để cho ngoại bang có cơ hội xâm lược Đại Việt khi triều đại nhà Lý đã suy tàn, không để xảy ra nội chiến tranh giành quyền lực, cho nên nhân dân đỡ khổ cực lầm than.
Nguồn: http://www.tukhicongdentamlinh.net/diendan/showthread.php/2390-Tom-tat-Lich-su-Trieu-dai-nh-Ly?s=bcbc43884070cb97c1a4839d45666fda