Trước thế kỷ 17 nghề gốm sứ Nhật Bản không phát triển, đồ sành là phổ biến. Người Nhật phải nhập đồ gốm từ các nước lân cận, trong đó có VN. Chỉ đến khi một tù binh tên Ri Sapei-một thợ gốm người Triều Tiên bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Nhật-Triều ( 1592-1598 ) phát hiện mỏ cao lanh quý tại Izumiyama vùng ARITA. Từ đó kỹ nghệ gốm sứ NB mới phát triển mạnh cho tới nay.
Tag Archive | Nguyễn Dòng
NGOẠI GIAO GỐM VIỆT * (2) – LAN TOẢ GỐM VIỆT !
Ngay sau khi kết thúc 6 tháng trưng bày, tiến sỹ Kenson Kwok – giám đốc và chị Heidy Tan – quản thủ bảo tàng VMCA đã gửi thư cho tôi để cám ơn, đồng thời đặt vấn đề gia hạn hợp đồng mượn đồ thêm 6 tháng vì Bảo tàng Mỹ Thuật Singapore muốn đưa 5 hiện vật gốm của tôi về trưng bầy tại BT của họ.
NGOẠI GIAO GỐM VIỆT ! (1)
” VIỆT NAM TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN HIỆN ĐẠI ” ( Vietnam from Myth to Modernity ) là chủ đề Triển lãm Cổ vật VN do BT Văn minh châu Á – Singapore tổ chức từ T5 – T10/2008 nhân kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và ký Hiệp định trao đổi văn hoá giữa VN và Singapore.
GIAO THOA GỐM VIỆT 2*
Lịch sử Phật Giáo cho thấy Đại Việt thuộc nhánh Bắc Tông ( Đại Thừa ) gồm các khu vực phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Chăm Pa… Còn nhánh Nam Tông ( Tiểu Thừa ) gồm Sri-Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Khmer. Người tu hành phái Bắc Tông mặc áo màu nâu, tự làm ăn, còn người tu hành phái Nam Tông mặc áo màu vàng và sáng ngày đi khất thực. Vị trí địa lý Đại Việt nằm lọt giữa vùng lãnh thổ thuộc cả hai trường phái nên ảnh hưởng và giao thoa văn hoá cũng là nhẽ đương nhiên.
GIAO THOA GỐM VIỆT 1*
Giao thoa văn hoá là hiện tượng xã hội rất bình thường từ cổ chí kim, kể cả trong giai đoạn lịch sử nước Đại Việt có nền độc lập rất cao. Gốm men nâu cũng có mảng ảnh hưởng của gốm Trung Hoa và Chăm Pa. Một số hiện vật gốm men nâu với hoa văn da báo, chân chim, lông thú, khắc vạch…và mảng gốm Tống, Nguyên có nhiều điểm khá tương đồng.
NỀN NÂU-HOA TRẮNG!
Đây là loại gốm thuộc dòng Hoa Nâu Lý Trần, nhưng chiếm tỷ lệ chưa tới 1/1000 trong dòng này. Vì thế rất quý, hiếm.
MEN NÂU
Ngoài gốm nâu độc sắc, gốm HOA NÂU là dòng gốm độc đáo, khác lạ nhất của gốm cổ LÝ TRẦN. Dạng phổ biến nhất là gốm nền trắng, hoa nâu.
GỐM LÝ TRẦN*
Gốm thời Lý – Trần, đặc biệt là gốm hoa nâu được các học giả trong và ngoài nước đánh giá là dòng gốm rất riêng biệt của Việt Nam. Nó rất khác biệt, rất độc đáo so với các dòng gốm khác cùng thời của ngoại bang. Chính vì vậy nhiều cao thủ trong giới sưu tập, giới họa sỹ VN, các bộ sưu tập nổi tiếng trong và ngoài nước, các bảo tàng lớn…không thể thiếu dòng gốm độc đáo, rất Việt Nam này!
THẠP TRẦN ÁM HOẠ*
Ta thường thấy gốm hoa nâu thời Lý – Trần với các họa tiết NỀN TRẮNG HOA NÂU hoặc ít hơn nữa là NỀN NÂU HOA TRẮNG…Còn hoa văn ÁM HOẠ thì rất phổ biến trên âu, ang, bát, đĩa,…cùng thời.
HOA SALA TRÊN GỐM*
Trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu gốm Việt cổ tôi thấy cùng với họa tiết hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…còn có một họa tiết hoa khác không rõ là hoa gì. Tôi cũng biết có 3 loại hoa gắn liền với văn hoá Phật giáo, trong đó có cây hoa Sala. Tuy vậy tôi cũng chưa nhìn thấy cây, hoa Sala bao giờ.Tình cờ, cách đây mấy hôm tôi sang quận 2 tpHCM khảo sát dự án của Cty Đại Quang Minh có tên SALA. Cứ nghĩ Sala chỉ đơn thuần là một tên thương mại của dự án, nhưng khi cô hướng dẫn viên chỉ hàng cây ven đường và giới thiệu đây là hàng cây Sala – cây đặc trưng mang tên dự án sẽ được trồng phổ biến ở đây.