TRỪU có nghĩa là kéo ra, rút ra.
TƯỢNG là hình ảnh cụ thể của một vật thể ( object ).
TRỪU TƯỢNG ( abstract ) là rút hình ảnh ra khỏi vật thể.
Hội họa trừu tượng là thể loại hội họa, trong đó chỉ có HÌNH mà không còn TƯỢNG nữa.
Tag Archive | men nâu
GIAO THOA GỐM VIỆT 1*
Giao thoa văn hoá là hiện tượng xã hội rất bình thường từ cổ chí kim, kể cả trong giai đoạn lịch sử nước Đại Việt có nền độc lập rất cao. Gốm men nâu cũng có mảng ảnh hưởng của gốm Trung Hoa và Chăm Pa. Một số hiện vật gốm men nâu với hoa văn da báo, chân chim, lông thú, khắc vạch…và mảng gốm Tống, Nguyên có nhiều điểm khá tương đồng.
MEN NÂU
Ngoài gốm nâu độc sắc, gốm HOA NÂU là dòng gốm độc đáo, khác lạ nhất của gốm cổ LÝ TRẦN. Dạng phổ biến nhất là gốm nền trắng, hoa nâu.
GÓC NHÌN: KHOÁI LỐI CHÀO HỎI TRUYỀN THỐNG
Người châu Âu chào nhau theo thời gian trong ngày.
Người Việt gặp nhau không cần thực hành ngôn ngữ kiểu:
Chào buổi sáng!
Chào buổi chiều!
Chào buổi tối… khuya!
TỪ “HÀO KHÍ ĐÔNG A ” ĐẾN CHÍNH SÁCH ” NGỤ BINH Ư NÔNG”!
Chữ TRẦN, hay còn gọi là ĐÔNG A, do lối chiết tự, bao gồm chữ ĐÔNG đứng cạnh bộ A mà thành. HÀO KHÍ ĐÔNG A là tinh thần quật cường, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù. Với tinh thần đó, nhân dân ta đã ba lần đánh tan giặc Nguyên – Mông vào các năm 1258, 1285 và 1288, ghi các trang chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sau này cụm từ HÀO KHÍ ĐÔNG A dùng chung chỉ tinh thần đó cho cả thời kỳ từ TK X đến XV.
HƯƠU – NAI / LỘC *
LỘC với nghĩa HƯƠU, NAI và LỘC với nghĩa PHÚC – LỘC là hai từ đồng âm, dị nghĩa. Trong nghệ thuật xưa, lối chơi chữ rất hay được sử dụng. Trên đồ gốm, sứ, tranh, tượng, chạm khắc người xưa dùng hình tượng HƯƠU/NAI để biểu tượng cho PHÚC LỘC.
CHỌI GÀ*
Trong Nam gọi là đá gà, là trò chơi dân gian có từ cổ xưa, nay thịnh hành từ nông thôn đến thị thành, được nhiều người yêu thích.
GỐM HOA NÂU VIỆT NAM – MỘT DÒNG GỐM ĐẠI VIỆT ĐỘC ĐÁO*
Trước năm 2000, gốm Việt ít người biết và kén người chơi. Sách và tài liệu về gốm Việt rất hiếm và viết sơ sài nên kiến thức về gốm Việt trong cộng đồng cũng rất hạn chế. Người ngoại quốc thì tinh ý hơn, thấy đẹp và lạ nên mua và mang đi khá nhiều với giá rất ” bèo “. Khi đó nhiều người còn nhầm lẫn gốm Việt với gốm Tầu.
MÙA XUÂN, LỄ HỘI & ĐI SĂN!*
Từ ngàn xưa, Mùa Xuân đã từng là mùa của lễ hội và săn bắn. Từ làng quê tới phố thị, đâu đâu cũng rộn ràng lễ hội để vui, để cầu chúc và bù đắp những tháng ngày vất vả mưu sinh…Mùa Xuân cũng là mùa ” yêu đương ” của chim muông và hoang thú khiến những tay thợ săn nổi ” hứng ” vào…rừng!…
Những cảnh sinh hoạt thời bình đó đã được người xưa khắc họa sinh động trên những chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần mà nay vẫn còn được lưu giữ, nhưng rất hiếm hoi!
VĂN HOÁ, NGHỆ THUẬT THỜI LÝ TRONG MẮT NGƯỜI NƯỚC NGOÀI!*
Đánh giá cao nghệ thuật gốm thời Lý, tiến sỹ Kenson Kwok, giám đốc Bảo tàng Văn minh châu Á, Singapre nhận định: Nghệ thuật thời Lý hiện diện ở rất nhiều công trình kiến trúc của các quốc gia châu Á. Đặc biệt ở Indonesia, rất dễ bắt gặp các hoa văn thời Lý của VN ở các SP gốm, bình vôi, lục bình…cho thấy sự sáng tạo của người thợ gốm Việt Nam rất tinh tế và có sức lan toả rộng.