Tag Archive | khảo cổ học

Trải nghiệm “Giao lưu âm nhạc” tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk

(Cinet) – Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9 và kỷ niệm 41 năm thành lập, trong 02 ngày 1 và 2/9, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Giao lưu âm nhạc”.

Trải nghiệm “Giao lưu âm nhạc” tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk - ảnh 1

Giao lưu với nghệ nhân và tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc Êđê. Ảnh: Báo Đắk Lắk Continue reading

Trưng bày chuyên đề “Báu vật khảo cổ học Tây Nam bộ” tại thành phố Cần Thơ

Sáng ngày 22/8/2018, Bảo tàng thành phố Cần Thơ phối hợp với các bảo tàng khu vực Tây Nam bộ tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Báu vật khảo cổ học Tây Nam bộ”.

Continue reading

Di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y

Di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên có diện tích là 49.050 m2 được công nhận là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 38/2001/QĐ – BVHTT ngày 12/7/2001.

Continue reading

PGS-TS Trình Năng Chung: Tôi và nghề khảo cổ đã chọn nhau

Thuở còn sinh viên, PGS-TS Trình Năng Chung đã chọn nghề khảo cổ vì những lý do rất bản năng, với ước vọng được đi tới nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới lạ.

Cùng với ước vọng ấy được nhân lên từ sức hấp dẫn của những kiến thức khảo cổ qua các bài giảng của cố GS Trần Quốc Vượng và GS Hà Văn Tấn, sau gần 40 năm gắn bó với nghề khảo cổ, thực hiện hàng trăm chuyến đi điền dã, khai quật, ông nghiệm ra rằng “tôi đã chọn nghề và nghề cũng đã chọn tôi. Mối cơ duyên đó ngày càng bền chặt bởi sự gắn kết từ hai chiều ngày càng sâu nặng”. Continue reading

Bí mật gốm cổ Gò Sành

Khi di chỉ Gò Sành (An Nhơn Bình Định Việt Nam) được khai quật. Một bí mật bị chôn vùi gần 500 năm đã hé ra.

Gò Sành hay còn được gọi là Lò Bát là tên của một xóm thuộc thôn Phụ Quang (Nhơn Hòa An Nhơn Bình Định) cách thành phố Quy Nhơn chừng 30km về hướng Tây Bắc. Khoảng năm 1971-1972 dân Gò Sành khi cải tạo đất để sản xuất đột nhiên phát hiện hàng loạt chén dĩa ché rượu cổ….Rất nhiều hiện vật còn nguyên vẹn khá đẹp. Phát hiện này làm cả vùng Gò Sành như phát sốt. Các nhà sưu tầm cổ vật dân buôn đồ cổ lập tức ùa đến. Đáng tiếc là do chiến tranh hãy còn ác liệt nên lúc đó các nhà nghiên cứu chưa thể xem xét thực địa và tổ chức khai quật để nghiên cứu chi tiết hơn. Continue reading

LÒ GỒM CỔ GÒ SÀNH

Gò Sành hay xóm Sành là tên gọi của một xóm nhỏ thuộc thôn Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn. Từ lâu, làng quê này đã trở thành điểm tham quan tìm hiểu của giới nghiên cứu gốm cổ trong nước và quốc tế. Nằm cạnh quốc lộ nối liền Quy Nhơn với Tây Nguyên, vị trí Gò Sành rất thuận lợi cho những ai có dự định đến thăm.

Người dân Phụ Quang kể rằng, trong khi đào đất xây dựng hoặc canh tác họ thường gặp những vùng đất ken dày những mảnh gốm sứ với nhiều loại hình như bát, đĩa, cốc còn nguyên vẹn. Họ không biết những sản phẩm ấy đã vùi lấp từ bao giờ và ai là chủ nhân của chúng, nhưng họ đoán chắc đó là những cổ vật.

Image Continue reading

Khu di tích Khảo cổ học Thần Sa, xã Thần sa, huyện Võ Nhai

Theo Quốc Lộ 1B di tích khảo cổ thuộc xã Thần Sa, huyện Võ Nhai cách thành phố Thái Nguyên 40 km về phía Bắc. Nơi đây những di chỉ khảo cổ đồ đá về con người sống cách chúng ta chừng 2 – 3 vạn năm được phát hiện ở hang Phiềng Tung (hang Miệng Hổ), Ngườm thuộc vùng Thần Sa chứng minh rằng tại đây đã tồn tại một nền văn hoá cổ gọi là văn hoá Thần Sa. Đây là nền văn hoá cổ nhất được biết đến cho tới nay ở Việt Nam và cả vùng lục địa Đông Nam Á.

Di tích khảo cổ học Thần Sa đã được nhà nước xếp hạng bảo tồn Quốc Gia. Đến với Thần Sa du khách đến với vùng núi đá vôi hùng vĩ, non xanh, nước biếc, du khách có thể thoả ước để xem và suy ngẫm tương tư về cuộc sống người xưa, và nay, đến Thần Sa để được ngắm tận mắt những bản nhà sàn đẹp mà ít nơi có được.

than sa1(1)

Khu di chỉ hang động ở Thần Sa thuộc thời đại đồ đá cũ, có niên đại cách ngày nay từ 30.000 đến 10.000 năm,được phát hiện năm 1972 và đã trải qua nhiều lần khai quật;gồm các di chỉ: Phiêng Tung, Ngườm, Thắm Choong, Ranh 1, Ranh 2, Hạ Sơn 1, Hạ Sơn 2, Nà Ngùn, Nà Khù… Continue reading

GỐM HOA NÂU VIỆT NAM – MỘT DÒNG GỐM ĐẠI VIỆT ĐỘC ĐÁO*

Trước năm 2000, gốm Việt ít người biết và kén người chơi. Sách và tài liệu về gốm Việt rất hiếm và viết sơ sài nên kiến thức về gốm Việt trong cộng đồng cũng rất hạn chế. Người ngoại quốc thì tinh ý hơn, thấy đẹp và lạ nên mua và mang đi khá nhiều với giá rất ” bèo “. Khi đó nhiều người còn nhầm lẫn gốm Việt với gốm Tầu.

Continue reading

Đại ca bãi vàng và bộ sưu tập đồ đá thời tiền sử lớn nhất Việt Nam – Kon Tum

Đang ăn nên làm ra với vị trí chủ bưởng bãi vàng, đột nhiên Văn Đình Thành quẳng máy móc, đem hết vàng đi đổi… công cụ đồ đá của người tiền sử. Say mê sưu tập, anh đã có một bộ sưu tập đá cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam với 5.000 hiện vật. Nhiều giáo sư, tiến sĩ ngành khảo cổ đã tìm đến nhà anh để… nghiên cứu.

Continue reading

Kho cổ vật của “dị nhân” Nguyễn Văn Hưng – Gia Lai

Từ thú “chơi ngông”

Trong căn nhà rộng khoảng 50 m2 ở xã Ia Kly, anh Hưng đã chất đầy hàng ngàn cổ vật. Anh kể: Hiểu biết một chút về cổ vật nên khi mình đi làm thấy người ta bán thế là mua, có nhiều cổ vật thấy người dân vứt ra góc vườn, xin cũng ngại nên trả cho người ta ít tiền thế là họ bán. “Kiếm được đồng nào là mình lại bỏ ra mua cổ vật, chỉ để lại một ít lo cho mấy đứa con ăn học”.

Continue reading