Một trung tâm gốm cổ thường phải hội tụ 3 điều kiện cơ bản: gần nguồn nguyên liệu chủ yếu, gần các con sông lớn thuận tiện cho giao thông đường thủy và gần các thị trường tiêu thụ lớn. Lò Bát Tràng có đủ 3 yếu tố quan trọng đó.
1. Khu vực Bát Tràng có nguồn đất sét trắng dồi dào, đủ khai thác thương mại để sản xuất các loại gốm cốt trắng đặc thù. Một thời làng Bát Tràng có tên là Bạch Thổ Phường vì lẽ đó.
2. Làng Bát Tràng toạ lạc ngay bên dòng sông Nhị Hà ( sông Hồng ngày nay ), rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, thành phẩm. Nguồn nước các con sông cũng không thể thiếu trong quá trình sx gốm.
3. Nằm giữa hai trung tâm đô thị sầm uất bậc nhất của nước ta thuở trước: “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến “. Phố Hiến ( nay là thành phố Hưng Yên ) thời trước là một trong những thương cảng nổi tiếng cùng với Vân Đồn.
Tag Archive | Gốm Kinh Bắc
GỐM KINH BẮC – GỐM THỔ HÀ
Thổ Hà là một trong những ngôi làng cổ đẹp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ với phong cảnh hữu tình: cây đa, bến nước, sân đình, chiếc cổng làng cổ kính hàng trăm năm tuổi xây bằng gạch đỏ độc đáo bậc nhất VN từng xuất hiện trong biết bao bộ phim về đề tài làng quê Việt Nam, những mái nhà rêu phong san sát nằm sâu trong các ngõ hẹp cổ kính…
GỐM KINH BẮC I – LÒ PHÙ LÃNG
Tương truyền vào thời Lý – Trần có 3 vị đại quan đi sứ TQ, trên đường về nước, gặp bão phải nghỉ lại ở Thiều Châu ( nay là Triều Châu ), Quảng Đông, TQ. Tại đây họ học được nghề gốm và về truyền lại nghề cho các làng Bát Tràng, Phù Lãng và Thổ Hà.
Làng gốm Bát Tràng làm gốm sắc trắng ( Bạch Thổ Thôn ), làng Thổ Hà làm gốm sắc đỏ, còn làng Phù Lãng làm gốm sắc vàng. Ba làng này đều thuộc đất Kinh Bắc xưa – một trung tâm văn hiến từ thời đầu độc lập, cách đây hơn 10 TK.
Làng Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu, cách sông Lục Đầu chỉ 4km ( nơi có trung tâm gốm Nam Sách ), nay thuộc huyện Quế Võ, Bắc Ninh.