Vợ quẳng thúng gánh vào đống rơm, rồi ấm ức cáu cẳn:
-Mong có ngày vang vẻ. Em chẳng nề hà, theo anh đến bất kể đâu, chỉ để ngắm nhìn vài ba món gốm cổ…
Tag Archive | gốm cổ Việt Nam
GÓC NHÌN – BÉ MÀ TO
Tý đi chơi cùng bố mẹ ở phố “Người Lớn.”
Mẹ đỏ mặt. Bố lom khom. Còn nó tủm tỉm cười, rồi nói:
-Mẹ về đi! Con với bố ở đây!
GÓC NHÌN: CHUYỆN TIỆC CƯỚI
Nhắc nhở: Nếu có tật… đừng tò mò mà đọc!
GÓC NHÌN NHỮNG NGÀY SẬP SÙI
Gần cả tuần không nắng lại còn mưa thâm gió bấc khiến trời đất cứ ỉu xìu, nhớp nháp.
Người co ro, xe bịt bùng, đường lõng bõng.
Mưa lạnh, âm u là việc của trời đất. Thiên hạ người thích, kẻ ghét gió mưa là lẽ đương nhiên.
Còn Gốm Cổ Việt Nam… Lẩn thẩn chơi gốm cõng hoa, chơi chim chầu hường để góp chút ánh hồng, thêm phần ấm áp cho ngày không nắng!
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=391578054633750&set=a.124319581359600.1073741830.100013446760706&type=3&permPage=1
9 điều cơ bản cần biết về dòng gốm hoa nâu
1. Gốm hoa nâu được các chuyên gia gốm sứ thống nhất để mô tả một loại đồ gốm có trang trí hoa văn bằng men mầu nâu.
Thạp gốm hoa nâu thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)
2. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dầy, xương gốm thô và nặng được nung từ 1000 đến 1300 độ C.
3. Xuất hiện từ cuối thời Lý (thế kỷ XII) nhưng phát triển rực rỡ nhất dưới thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)
4. Đa số hoa văn trên gốm hoa nâu được tạo bằng kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền, sau đó người thợ gốm dùng bút lông vẽ hoa văn mầu nâu trên phần đã được cạo, hay vạch vẽ hoa văn lên sản phẩm trên nền men nền rồi đem nung.
5. Hai nơi sản xuất gốm hoa nâu chính là ở vùng Thiên Trường (Nam Định) và Hoàng Thành Thăng Long.
6. Đề tài trang trí chủ đạo là sóng nước và hoa sen.
7. Nghệ thuật trang trí trên gốm hoa nâu được vẽ theo lối tả thực, gần gũi với cuộc sống, phản ánh tư tưởng của thời đại.
Mảnh thạp trang trí cảnh tập luyện võ nghệ thời Trần
8. Vào cuối thời Trần sang đầu thời Lê sơ bắt đầu xuất hiện loại gốm vẽ màu nâu lên xương gốm sau đó mới phủ men.
9. Là dòng gốm được các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá cao, được xem là dòng gốm cổ Việt Nam riêng biệt, không trộn lẫn với bất cứ một dòng gốm cổ nào trên thế giới.