Ông nói rằng mình đến với nghề sưu tập đồ cổ như một cơ duyên trời ban trong những ngày lang thang vì thất nghiệp. Đồ cổ mang đến cho ông và gia đình một cuộc sống đủ đầy và cả niềm vui.
Tag Archive | đại gia
Đại ca bãi vàng và bộ sưu tập đồ đá thời tiền sử lớn nhất Việt Nam – Kon Tum
Đang ăn nên làm ra với vị trí chủ bưởng bãi vàng, đột nhiên Văn Đình Thành quẳng máy móc, đem hết vàng đi đổi… công cụ đồ đá của người tiền sử. Say mê sưu tập, anh đã có một bộ sưu tập đá cổ tư nhân lớn nhất Việt Nam với 5.000 hiện vật. Nhiều giáo sư, tiến sĩ ngành khảo cổ đã tìm đến nhà anh để… nghiên cứu.
Kho cổ vật của “dị nhân” Nguyễn Văn Hưng – Gia Lai
Từ thú “chơi ngông”
Trong căn nhà rộng khoảng 50 m2 ở xã Ia Kly, anh Hưng đã chất đầy hàng ngàn cổ vật. Anh kể: Hiểu biết một chút về cổ vật nên khi mình đi làm thấy người ta bán thế là mua, có nhiều cổ vật thấy người dân vứt ra góc vườn, xin cũng ngại nên trả cho người ta ít tiền thế là họ bán. “Kiếm được đồng nào là mình lại bỏ ra mua cổ vật, chỉ để lại một ít lo cho mấy đứa con ăn học”.
Đại gia suýt phá sản vì đốt cả triệu USD vào những món đồ gốm Gò Sành – Bình Định
Đốt tiền vào cổ vật
Nguyễn Vĩnh Hảo (Giám đốc Bảo tàng Gò Sành – Vijaya – Chăm Pa Bình Định) kể rằng, từ nhỏ, anh đã chìm đắm trong những gian phòng chứa ngập cổ vật Chăm. Kế nghiệp cha, anh trở thành nhà sưu tập, rồi thành một tay buôn đồ cổ khét tiếng. Không chỉ đất Bình Định, mà giới buôn bán, sưu tầm cổ vật cả nước biết tên, kính nể.
Những năm 1990, Nguyễn Vĩnh Hảo có trong tay cả triệu USD, một số tiền lớn đến mức không tưởng tượng nổi. Biết bao nhiêu món cổ vật qua tay anh, đã mang về cả bao tiền. Anh mua tất cả cổ vật Chăm với giá sắt vụn, nhưng bán với giá trị vàng ròng.
Thời kỳ đó, ở đất Bình Định, chỉ có Nguyễn Vĩnh Hảo mới biết đến giá trị của cổ vật Chăm và định giá được nó. Nghĩ lại chuyện đem những pho tượng vàng ròng của đế chế Vijaya đem bán lấy tiền tiêu, mà giờ đây Nguyễn Vĩnh Hảo cứ thở dài tiếc nuối cho một thời nông nổi.
Anh bảo, thời kỳ đó, anh có một Slogan: “Hãy ốm đau và nghèo khổ để biết được những hạnh phúc cận kề”. Có nghĩa là, Nguyễn Vĩnh Hảo giàu quá, sướng quá, đến nỗi không biết làm gì để sung sướng và hạnh phúc nữa, cuộc đời chẳng còn gì để mà mơ ước nữa.
Nguyễn Vĩnh Hảo sống ẩn thân ở khu nhà hoang ven biển
Ngồi trước dãy nhà hoang lộng gió hướng ra biển ở Phú Yên, anh bảo rằng: “Tôi tin rằng, có một thế lực vô hình thôi thúc tôi phải làm điều gì đó cho quê hương”.Đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đi sâu nghiên cứu về gốm Gò Sành, loại gốm tráng men ngọc, Nguyễn Vĩnh Hảo mới thực sự bị cuốn hút. Dường như lúc đó anh mới biết được mục đích, ý nghĩa của đời mình.
Tuy nhiên, cổ vật còn lại trong dân rất ít, mà đã bị phân tán đi khắp nơi, đặc biệt nhiều là ở phố Nguyễn Công Kiều, phố buôn đồ cổ nổi tiếng ở TP. HCM.
Những cổ vật quý ở Bảo tàng Gò Sành
Thời kỳ đó, vàng rất giá trị, nhưng Nguyễn Vĩnh Hảo đã phải bỏ ra 3-5 lượng vàng, một số tiền đủ mua căn nhà phố, để mua một chiếc bình, một chiếc bát gốm men ngọc, trong khi giới buôn cổ vật chỉ mua với giá vài phân vàng, hoặc vài ngàn đồng từ giới đào bới cổ vật.Những năm đầu thập kỷ 90, ngay cả giới buôn đồ cổ cũng không biết nhiều về dòng gốm Gò Sành, nên anh thu mua được với giá khá bèo bọt. Thế nhưng, khi giới buôn đồ cổ thấy Nguyễn Vĩnh Hảo thu mua dòng gốm Gò Sành có xuất xứ từ Bình Định ráo riết, không thèm mặc cả, bao nhiêu cũng mua, thì họ đều tăng giá.
Lãnh đạo cao cấp đến tham quan Bảo tàng Gò Sành
Vào năm 1995, giới săn lùng cổ vật truyền tin về một gia đình ở Đập Đá (An Nhơn) có trong tay một chiếc bình cổ tuyệt đẹp thuộc Vương triều Vijaya, Nguyễn Vĩnh Hảo đã lập tức tìm về Đập Đá.Nguyễn Vĩnh Hảo bảo, kể chuyện sưu tầm cổ vật người Chăm, thì có cả ngày không hết, nhưng có những câu chuyện khiến anh nhớ mãi, mà anh tin rằng, có “vị thần Hời” bí ẩn nào đó hỗ trợ, giúp đỡ anh, mới mua được những thứ quý như bảo vật, dù có lục tung cả trái đất này, cũng không tìm thấy nữa.
Vào năm 1995, giới săn lùng cổ vật truyền tin về một gia đình ở Đập Đá (An Nhơn) có trong tay một chiếc bình cổ tuyệt đẹp thuộc Vương triều Vijaya, Nguyễn Vĩnh Hảo đã lập tức tìm về Đập Đá.
Là người cực kỳ sành đồ Chăm cổ, anh Hảo định giá ngay chiếc bình đó trị giá 1 cây vàng vào thời điểm đó. Nguyễn Vĩnh Hảo trả luôn giá đó, tin rằng mua được ngay, thế nhưng, không ngờ ông chủ chiếc bình lắc đầu không bán.
Lãnh đạo cấp cao ngành văn hóa tham quan bảo tàng
Sau cả chục lần đi lại, anh trả tăng lên 5 cây vàng, nhưng lão nông kia vẫn quyết không bán.Biết Nguyễn Vĩnh Hảo thích chiếc bình này và có ý mua bằng được, nhưng lại không biết phải đòi từng nào, nên chủ nhân cứ ậm ờ, không đưa đưa giá.
Sau một tháng giằng co nhau, một hôm, đến 12 giờ đêm, nằm trằn trọc không ngủ được, Nguyễn Vĩnh Hảo đã phóng xe đến Đập Đá. Nguyễn Vĩnh Hảo bức xúc quá, quát tháo ầm ĩ giữa đêm: “Sao ông cứ làm khó dễ cho tôi thế? Sao ông không bán cho tôi? Ông bán bao nhiêu thì phải nói ra chứ, không tôi đốt nhà ông bây giờ?”.
Ông nông dân này thấy Nguyễn Vĩnh Hảo quát tháo thì cười nói: “Thôi, anh trả 5 cây vàng là được rồi. Cái bình này thực ra không đến mức bằng mấy ngôi nhà ở quê như thế, nhưng vì nó là vật gia bảo tổ tiên nhiều đời, nên tôi không biết phải định giá thế nào. Anh yêu cổ vật như vậy, tôi bớt cho anh nửa cây nữa, chỉ lấy 4 cây rưỡi thôi”.
Thế là Nguyễn Vĩnh Hảo mua được chiếc bình quý, không có cái thứ 2 trên thế giới này.
Rồi còn nhiều món bảo vật nữa, như tượng tròn tu sĩ, tượng tròn hộ pháp, tượng sơn thần và tượng đầu 3 mặt, được làm từ chất liệu gốm của làng Gò Sành, do những nghệ nhân Vương triều Vijaya làm ra, đều không có cái thứ hai trên thế giới.
Nguyễn Vĩnh Hảo hồi ở làng Gò Sành
Số lượng cổ vật anh gom về căn nhà của mình đã lên tới 3.000 món, trong đó 1.500 món tuyệt đẹp, đặc sắc và 300 cổ vật vô cùng quý hiếm, đều là các bảo vật có một không hai. Và, số tiền cả triệu USD mà Nguyễn Vĩnh Hảo từng có trong thời hoàng kim buôn bán cổ vật cũng đã bị anh tiêu sạch vào việc mua đồ cổ.Suốt bao năm trời, Nguyễn Vĩnh Hảo chỉ mua chứ không bán. Từ một tay buôn cổ vật khét tiếng, Nguyễn Vĩnh Hảo trở thành nhà sưu tầm khủng, chỉ lưu giữ những cổ vật có xuất xứ từ làng gốm Gò Sành, tức cổ vật gốm thuộc Vương quốc Vijaya.
Nguyễn Vĩnh Hảo kể: “Những năm đó, rất nhiều nhà sưu tầm, đại gia, cả các chuyên gia, bảo tàng Nhà nước đến gặp tôi, đòi mua món nọ, món kia, có món với giá cả tỷ bạc, nhưng tôi nhất định không bán.
Theo lẽ thông thường, nếu khó khăn, bán đi một vài món để giải quyết công việc, nhưng tôi không sao đủ bản lĩnh để bán đi thứ gì. Tôi nghĩ tôi bị hồn vía người Hời “ám” vào, và những món cổ vật quanh mình như máu thịt của mình, không dứt ra được.
Tôi làm cái gì, cũng như có lực lượng vô hình ủng hộ, giúp đỡ. Hết tiền, thì tự dưng lại có tiền để thực hiện ước mơ. Trong khi, nói thực, các cơ quan địa phương thì chẳng giúp được cái gì”.
(Theo VTC News)
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dai-gia-pha-san-vi-dot-ca-trieu-usd-vao-nhung-mon-do-go-sanh-214372.html
Kho đồ xưa khổng lồ của nhà sưu tập Đinh Công Tường – Hồ Chí Minh
Sau hơn 20 năm đi khắp mọi miền đất nước tìm kiếm, ông Đinh Công Tường sở hữu bộ sưu tập đồ gốm sứ cổ đồ sộ. Trong số đó, nhiều hiện vật được coi là vô giá.
“Vua gốm sứ’ là biệt danh mà giới sưu tầm cổ vật đặt cho ông Đinh Công Tường (đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12, TP HCM). Gần 24 năm qua, ông vừa làm việc vừa đi khắp các vùng quê Việt Nam để tìm mua các loại gốm, sứ cổ. Đến nay, gia tài của người đàn ông 48 tuổi có số lượng vượt quá con số 100.000 cổ vật gồm chén, bát, đĩa, lộc bình, ấm nước… Tất cả được trưng bày trong các căn phòng của khu đất rộng 2.000 m2. |
Ông Tường trở thành một trong những người sở hữu nhiều đồ gốm sứ cổ nhất Việt Nam. Năm 2014, ông được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Bộ sưu tập Lộc bình xưa có số lượng nhiều nhất với hơn 5.000 chiếc. |
Quê nội ở Bến Tre nhưng sinh ra ở Hà Nội, năm 8 tuổi, ông theo bố mẹ vào Sài Gòn lập nghiệp. Cuộc sống gia đình khó khăn nên ngay từ nhỏ, “đại gia” đồ cổ đã phải làm đủ thứ nghề để kiếm sống. |
Những ngày tháng lăn lộn khắp nơi để kiếm tiền, ông có dịp tiếp xúc với nhiều người trong giới chơi cây cảnh và sưu tầm cổ vật gốm, sứ. Từ khi bước vào nghề trồng và buôn bán cây cảnh, ông Tường còn buôn bán cả dây cáp, cuộc sống khá giả lên rất nhiều. Lúc này, ông ngược xuôi khắp các vùng miền vừa đi làm từ thiện, vừa sưu tầm những món đồ gốm, sứ cổ để thoả mãn đam mê. |
Nói về kỷ niệm ngày đầu dấn thân vào nghiệp sưu tầm đồ cổ, nhà sưu tầm chia sẻ, năm 24 tuổi, trong một lần về Hà Nội ăn giỗ bà ngoại, anh được người cô tặng cho cái đĩa và một cái bát cổ để làm kỷ niệm. “Hàng ngày đem ra ngắm nghía, sự đam mê sưu tầm đồ cổ xuất phát từ đó”, ông nói. |
Hàng chục nghìn đồ vật của “vua gốm sứ” đều thuộc hàng độc, lạ khi xuất xứ từ Trung Hoa, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam, Singapore, Hồng Kông… Niên đại của các món đồ từ thế kỷ 12 đến 20. Có những thứ ông mua về giá hàng trăm nghìn đến vài trăm triệu đồng. Trong kho gốm sứ của ông có những hiện vật vô giá như bát Minh phố thế kỷ 14-15, an ngủ sắc, bình bát huệ tôn, tô triều đình Huế, bình vuông, cặp bình “độc nhất vô nhị” hình thoi với nước men trắng xanh cực hiếm, lu gốm, cặp ngựa gốm Biên Hòa… |
Trong bộ sưu tập này, đồ gốm lộc bình có số lượng lớn nhất với đủ loại, kích cỡ, có nhiều niên đại khác nhau của các lò gốm trong và ngoài nước. Trong ảnh: Cặp lộc bình cao 1,8 m mua lại từ quà tặng độc nhất (sản xuất tại lò gốm sứ Biên Hoà, Đồng Nai). |
Ngoài ra, ông Tường còn có đầy đủ bộ gốm sứ của ba miền Bắc, Trung, Nam của các nền văn hóa Việt cổ như gốm Óc Eo, Đông Sơn, Chăm, Bát Tràng hay gốm Biên Hòa thế kỷ 18 – 19, gốm Cây Mai ở quận 5 Sài Gòn xưa, Lái Thiêu Bình Dương… Trong ảnh: Bộ sưu tập bình đựng nước của các lò gốm sứ cổ Việt Nam. |
Hàng trăm chiếc bát cổ thời nhà Thanh (Trung Quốc). |
Rất nhiều bát dùng trong sinh hoạt của gia đình Việt thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 được thu gom hơn 20 năm qua. |
Hàng nghìn chiếc đĩa cổ với những nước men, hoa văn đặc trưng có xuất xứ từ trong, ngoài nước với nhiều niên đại, có giá trị khác nhau. |
Hai cặp ngựa gốm sứ Biên Hoà thế kỷ 18 được rất có giá trị và hiếm. |
Chiếc lu bằng gốm cổ mà “vua đồ cổ” Sài Gòn khẳng định không có cái thứ 2 do người dân khai mương ở huyện Tân Trụ, Long An đào được. “Đây là hiện vật của dòng gốm Biên Hoà trong những ngày đầu khai sinh, rất quý hiếm. Lúc mua về chỉ có 70 triệu đồng nhưng nó là vô giá đối với tôi”, ông Tường cho biết. |
Chiếc đĩa lớn có hoa văn cực kỳ tinh xảo, màu sắc đẹp mắt được sử dụng dưới thời phong kiến Việt Nam thế kỷ 19. |
Đồ gốm của văn hoá Óc Eo dùng trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày. |
Ông Tường cho biết, là người sưu tầm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn không ít lần bị lừa bởi những đồ giả cổ được làm cực kỳ công phu. Người bán cố tình giao dịch vào buổi tối. Nhưng với ông, đó là những trải nghiệm đáng giá. “Mua thì mất nhiều tiền nhưng khi trưng bày thì giá trị của nó không thể tính bằng tiền, tôi không bán bất cứ món nào”, ông khẳng định. |
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã thẩm định số lượng đĩa cổ với hơn 5.000 chiếc của anh và ngày 29/8 tới sẽ xác lập kỷ lục Bộ sưu tập đĩa cổ xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam. Ước mơ của nhà sưu tầm là xây dựng một bảo tàng tư nhân trưng bày gốm, sứ cổ để cho mọi người đam mê cổ vật, nhất là giới trẻ sau này có dịp chiêm ngưỡng, tìm hiểu và nghiên cứu. Dự định trong năm tới, “vua gốm sứ cổ Việt Nam” sẽ thực hiện mong muốn này ngay trên mảnh đất rộng 2.000 m2 của mình.
Lê Quân (news.zing.vn) |
Nguồn: http://agrimark.org/kho-do-xua-khong-lo-cua-nha-suu-tap-dinh-cong-tuong/
Bộ sưu tập cổ vật của ông Ẩn – Phan Thiết
Không phải ở đâu xa mà tại Mũi Né chúng tôi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật đồ sộ, phong phú và đa dạng với nhiều tiêu bản lạ lùng và quý hiếm gồm nhiều chất liệu có xuất xứ từ nhiều vùng, miền quốc gia khác nhau. Đó là bộ sưu tập cổ vật thuộc sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Ẩn ở số nhà 93/2 Chế Lan Viên, phường Mũi Né, Phan Thiết được gây dựng cách đây khoảng hơn 10 năm.
ông Nguyễn Ngọc Ẩn bên bộ sưu tập cổ vật
NGÔI NHÀ 4000 CỔ VẬT – Vĩnh Phúc
Nhận thức trước các giá trị văn hoá làng quê đang ngày dần mai một; từ những năm 90 của thế kỷ XX, anh nông dân Nguyễn Văn Trường ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã ấp ủ, cóp nhặt, sưu tầm các đồ gốm, sứ cổ trong xóm ngoài làng với một ý nghĩ “gìn giữ văn hoá cho làng”.
(Anh Nguyễn Văn Trường và ngôi nhà cổ vật)
Gặp đại gia cổ vật xứ Nghệ
Trăn trở, say mê sưu tầm những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc cùng “thâm niên” gần 20 năm sưu tầm cổ vật, anh được xem là “đại gia” cổ vật ở xứ Nghệ.
Thăm bảo tàng cổ vật tư nhân đắt giá của đại gia Việt – Thanh Hóa
Bộ sưu tập báu vật “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình
Sau hơn 43 năm rong ruổi khắp nơi sưu tầm đồ cổ, hiện ông Đinh Văn Dần,sinh năm 1950, ở phường Bích Đào, (TP Ninh Bình) đang sở hữu hàng nghìn cổ vật quý giá.
Ông Dần, cho biết, trong bộ sưu tập cổ vật của ông có nhiều cổ vật mang tầm bảo vật quốc gia như: Bình, tháp, ấm, bát gốm sứ Lý Hoa nâu(thời nhà Lý); lư hương, ấm gốm thời nhà Mạc; đèn gốm đầu hạc nhà Lý; ấm rượu thời Lý; đèn nhà Trần; ghè thời Minh, đôi nghê thời Lê…
Với ông cổ vật quý không quan trọng được làm bằng chất liệu gì chỉ cần có có giá trị về thời gian, có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế bộ sưu tập cồ vật của ông rất phong phú và đa dạng về chất liệu như: Gốm sứ, đồng, đá, sắt, gỗ, ngọc…
Được biết, ngoài thú sưu tầm cổ vật ông Dần còn nhận sửa chữa, phục chế hoa văn, họa tiết cổ vật để kiếm thêm tiền sưu tầm thêm cổ vật.
Ông Dần chia sẻ: “ Tương lai tôi muốn xây bảo tàng để trưng bày hết những cổ vật mình có và sau này sẽ để lại toàn bộ cho con cháu tôi. Với tôi cổ vật quý là vô giá trị, nó là tinh hoa, là di sản của mỗi thời kỳ đất nước nên tôi muốn sưu tầm, gìn giữ và bảo về cho thế hệ mai sau. Tôi rất mong con cháu tôi sau này sẽ kế thừa thú chơi cổ vật của tôi gìn giữ, phát huy hết giá trị của cổ vật”.
Sau đây mời độc giả cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật “siêu khủng” của ông Dần được phóng viên Báo Dân Sinh ghi lại.
Tốt nghiệp Đại học cơ điện Thái Nguyên loại ưu nhưng ông Dần không theo nghề mà lại say mê chơi, sưu tầm cổ vật.
Một góc trưng bày cổ vật quý của ông Dần.
“Lọ Mai Bình (Tuyên Đức niên chế) cao 45cm thuộc loại gốm Việt cao cấp thời nhà Minh, được sản xuất, chế tác năm vua Tuyên Đức, đến giờ vẫn lành nguyên vẹn, đầy đủ hoa văn, chữ nghĩa. Ông Dần cho biết đây là món đồ đầu tiên ông mua và hiện tại giá trị quốc tế của nó là khoảng 15 triệu đôla. Hiện tại ông có 3 chiếc bình này.
Cận cảnh hoa văn tinh tế của một chiếc lọ Mai Bình.
Chiếc bình Lý Hoa nâu là một trong 4 cổ vật quý thuộc dòng gốm sứ thời nhà Lý. Nhiều người trả tiền tỷ nhưng ông không bán. Bình còn nguyên vẹn, họa văn, họa tiết từ 5- 7 tầng rõ nét như: Hoa sen quấn, hoa cúc, hoa thị, người, phật, quỷ đội cánh sen. Theo lời ông cổ vật thời Lý mang đậm dấu ấn phật giáo vì thời đó đạo phật được tôn xùng và con là quốc giáo.
Trong bộ sưu tầm của ông có nhiều cổ vật tầm cổ vật quốc gia như lư hương men ngọc lam sám thời nhà Mạc, cao khoảng 30 cm, lành tuyệt đối cao. Hoa văn trên lư hương gồm rồng, phương, chim, cánh sen và minh văn, thái cực nó mang ý nghĩa thể hiện sự tâm linh cao quý.
Đèn dầu gốm đầu hạc thời nhà Lý là cổ vật ông rất quý và tự hào vì cả nước có vài cái và trên bảo tàng Quốc Tế có một cái nhưng đêu bị sứt, mẻ, hỏng men và xấu không được đẹp bằng của ông.
Chiếc mặt nạ Mo Mường của ông Dần được Unesco dán tem công nhận là di sản văn hóa.
Đôi nghê thời Lê, cao 30cm, thân vảy rồng, mặt sư tử.
Một chiếc bình rượu gốm sứ thời nhà Mạc, men lam, hình cá đâu chim, cao 20cm, rộng khoảng 7cm, trên thân ấm có hoa văn như dải lụa, ngư tảo.
Rìu đá cổ.
Ông Dần, sở hữu rất nhiều bình vôi thời Lý.
Ông Dần tận dụng chiếc phản để bày những cổ vật quý như: Rìu đá, rìu ngọc, dao ngọc, ngọc bội, bát…
Những miếng ngọc bội quý có niên đại hàng nghìn năm từ các thời đại triều đình khác nhau.
Sinh ra ở vùng đất có nghề truyền thống chụp ảnh, và từng hành nghề chụp ảnh kiếm sống, ông Dần tự làm cho mình một bức ảnh với tên gọi “Người sưu tầm báu vật”.
Đỗ Đức
Nguồn: http://baodansinh.vn/bo-suu-tap-bau-vat–sieu-khung-cua-dai-gia-ninh-binh-d2088.html