Trong các gia đình Nam bộ xưa, nhà nào cũng có chí ít vài ba sản phẩm gốm Lái Thiêu. Sự phát triển của dòng gốm này nở rộ những năm 40 – 60 của thế kỷ trước, tuy không có số liệu cụ thể, chính thức về việc xuất khẩu dòng gốm Lái Thiêu xưa ra nước ngoài, nhưng hiện ở thị trường các nước lân cận như Lào, Campuchia, vẫn bày bán khá nhiều các sản phẩm gốm Lái Thiêu xưa, như một minh chứng cụ thể về sự phát triển và ảnh hưởng của dòng gốm này trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân Nam bộ và vùng phụ cận. Continue reading
Tag Archive | cổ vật Việt Nam
Gốm Quảng Đức – một dòng gốm cổ bị thất truyền
Ngày 29/6/2009 vừa qua, tại nhà lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, số 3 Tản Đà, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã khai mạc triển lãm Con đường đất nung và kéo dài 3 tháng. Đáng chú ý trong triển lãm này là bộ sưu tập gốm cổ Quảng Đức – một dòng gốm đã bị thất truyền, của nhà sưu tập Trần Thanh Hưng. Anh đã trò chuyện với TT&VH xung quanh bộ sưu tập của mình.
* Chơi cổ vật phải có niềm đam mê, nhiệt huyết, tốn kém công sức, thời gian, tiền bạc, vậy cơ duyên nào anh đã đến với gốm cổ Quảng Đức? Continue reading
Làng gốm Quảng Đức – Phú Yên
Đặc sắc gốm Quảng Đức
Nhắc đến dòng gốm Quảng Đức là nhắc tới dòng gốm nổi tiếng của miền Trung, một trong các dòng gốm Chăm tiêu biểu. Tên gọi của dòng gốm này được đặt theo tên của ngôi làng sinh ra nó: Quảng Đức, nay thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Ra đời từ khoảng cuối thế kỷ XVI-đầu thế kỷ XVII, đến nay gốm Quảng Đức đã có lịch sử trên 300 năm, nhưng hiện đang bị thất truyền.
Di tích thành nhà Bầu trên đất Tuyên Quang
Thành nhà Bầu vốn có tên là thành Việt Tĩnh (thuộc châu Thu Vật, Tuyên Quang, nay thuộc tỉnh Yên Bái) ở trên núi Bầu, đây là một kiến trúc thành lớn của họ Vũ. Theo một số tài liệu nghiên cứu của các nhà chuyên môn, di tích Thành nhà Bầu ngày nay có chiều dài khoảng 1.385m trải dài trên một vùng rộng lớn suốt từ ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên (Yên Bái) và địa phận xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Thành nhà Bầu ở Tuyên Quang là công trình phòng thủ quân sự do hai anh em họ Vũ là Khánh Bá Hầu Gia Quốc Công Vũ Văn Uyên và An Tây Vương Gia Quốc Công Vũ Văn Mật từng được Vua Lê phong là Tống binh trấn thủ Tuyên Quang tổ chức xây đắp để phù nhà Lê, chống nhà Mạc trong thời kỳ những năm 30 đến 60 của thế kỷ XVI, tại xã Thúc Thủy, huyện Quả Sùng hay Cảo Sùng (nay thuộc xóm Tân Thành, xã An Khang, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).
Di tích thành nhà Bầu Continue reading
Ngỡ ngàng thấy cổ vật Việt Nam tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul
Trống đồng Đông Sơn cùng nhiều đồ gốm, sứ thời nhà Lý, nhà Lê đang được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul.
Nằm ở quận Yongsan, Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc hiện được đánh giá là một trong 6 bảo tàng có quy mô lớn nhất thế giới, với thiết kế kiến trúc hiện đại, tràn ngập ánh sáng, được trang bị công nghệ bảo quản tối tân giúp hiện vật trưng bày luôn ở tình trạng tốt nhất, công tác vận hành, quản lý được chuyên môn hóa cao.
Trống đồng Đông Sơn của Việt Nam được trưng bày ở bảo tàng. |
Với tổng diện tích mặt bằng hơn 137.000m2, bảo tàng dài 404 mét, bề rộng lớn nhất là 150 mét, chỗ cao nhất là 43 mét. Bảo tàng gồm có 1 tầng hầm, 6 tầng trên mặt đất với tổng cộng hơn 27.000m2 diện tích trưng bày đồ vật và 33.000m2 cho các dịch vụ khác như sân khấu biểu diễn, khu ẩm thực, cửa hàng lưu niệm… Continue reading
GÓC NHÌN: LỄ TIỄN
Ngày xưa, Cá Chép vượt vũ môn hoá Rồng.
Ngày xửa ngày xưa, Cá Chép ve vãn chị Hằng Cung Quảng rơi nơi thuỷ tộc.
Chắc các cụ Chép ấy đều to lớn, quý hiếm và thuộc dòng gia thế, quyền quý.
‘Khúc Xuân’
Một hiện vật gốm Việt hai ngàn năm, chân xoè điệu đà, dáng dấp hiện đại với sự chuẩn mực về ni tấc, kích thước…
Cái hồn sâu lắng cùng những đường cong co thắt, mềm mại của món đồ sâu tuổi làm cho người hiếu cổ một lần nhìn thấy là chân không thể bước đi…😅😅
Thêm một nguyệt cầm, một ấm tử sa và chung nhỏ… Gộp lại thật như hạt bụi giữa bầu trời cổ ngoạn mênh mông. Nhưng biết hài lòng, cũng đủ tấu nên những khúc Xuân yêu thương…
TIỆC TRÀ HOÀNG CUNG*
Bộ tách chén Hoàng Thành thật thanh tao, chắc là vật dụng của các bậc cao nhân chốn cung đình. May sao gom được một bộ để chưng ngày Tết và liên tưởng khung cảnh thưởng trà ngày xưa…
THÂN NÀY VÍ XẺ LÀM ĐÔI…*
Những kiểu phân thân trong gốm cổ rất đa dạng. Thật thú vị khi ngắm nhìn những chiếc hộp bằng gốm với sự hài hoà và kết hợp tài tình giữa phần thân và đế. Những hình trái cây, cua, cá, chim,…và cả voi nữa đều được thấy xuất hiện khá phổ biến.