Hơn 4.000 cổ vật quý còn nguyên vẹn từ 9 con tàu đắm trên khắp các vùng biển Việt Nam được giới thiệu đến bạn bè quốc tế và du khách.
Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh ngày 19-6, Quảng Ngãi trưng bày “kho cổ vật” của 9 con tàu đắm trên vùng biển Việt Nam.
Tại triển lãm “Thanh Hóa xưa và nay” do UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức, có hơn 10.000 tư liệu, hình ảnh và cổ vật quý theo dòng lịch sử, văn hóa của xứ Thanh được trưng bày.
Sáng ngày 5/5, tại TP Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức triển lãm “Thanh Hóa xưa và nay” với hàng chục nghìn hình ảnh, hiện vật, tư liệu đặc sắc, quý hiếm.
Hơn 200 cổ vật phục vụ sinh hoạt của vua quan triều Nguyễn được trưng bày để giới thiệu về Quan xưởng – đơn vị sản xuất thủ công hoàng gia.
Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đang tổ chức trưng bày với chủ đề “Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt” tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Đây là hoạt động hưởng ứng Festival nghề truyền thống Huế 2019. Tại đây, hơn 200 cổ vật phục vụ sinh hoạt của vua quan triều Nguyễn đã được trưng bày để giới thiệu về Quan xưởng – đơn vị sản xuất thủ công chuyên làm vật dụng cho hoàng gia triều Nguyễn và phục vụ kinh tế, quốc phòng của triều đình Continue reading →
Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo được tỉnh Gia Lai xây dựng từ năm 2007 trong cụm di tích Tây Sơn Thượng đạo tại Thị xã An với vai trò lưu giữ và trưng bày những tư liệu, hiện vật của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn ở vùng Thượng đạo, đồng thời trưng bày những di sản văn hóa của đồng bào Bahnar ở Gia Lai.
Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo tại Thị xã An Khê (Gia Lai)Continue reading →
Tôi không định nói về trò chơi bowling thời hiện đại mà muốn nói về những chiếc bát tô cỡ siêu đại với đường kính trên dưới 30 cm, niên đại khoảng 700 năm về trước. Việc xác định niên đại tương đối chính xác của những chiếc tô này không phải dễ. Tôi có 3 chiếc tô lớn, chân tiện, viền chân socola. 2 chiếc men xanh trắng thì họa tiết hoa văn rất LÊ, chiếc men nâu thì thân dưới vuốt cánh cúc và tầng hoa văn phía trên ám họa thủy ba rất TRẦN.
Cả 3 đều có chân đế dầy, lối cắt chân đế cũng rất TRẦN. Nếu xếp vào đầu LÊ chắc không cần băn khoăn lắm…Cố gắng tìm kiếm chứng cứ thêm, tôi tìm đọc cuốn GỐM XANH TRẮNG TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM TÌM THẤY Ở PHILIPPINES ( Chinese and Vietnamese blue and white wares found in the Philippines ), nơi công bố những hiện vật và tiêu bản tìm thấy trên con tầu đắm Pandanan khai quật năm 1995 tại vùng biển Tây Nam Philippines. Đồ gốm trên con tầu đó có cả đồ Trung Hoa, Bắc Việt Nam và cả gốm Gò Sành. Về gốm Trung Hoa có nhiều món thuộc dòng Yuan ( khoảng 40 năm cuối nhà Nguyên ) và cũng khá nhiều gốm thời Minh. Đặc biệt trong số gốm Việt, có một chiếc bát tô rất lớn, đường kính miệng 30,2 cm, dáng và hoa văn sen trong lòng bát có phong cách rất YUAN!
Một chi tiết rất quan trọng nữa là trên con tầu đó người ta tìm thấy những đồng xu có niên đại 1403-1424! Như vậy niên đại những món đồ trên con tầu đắm Pandanan có niên đại cuối TK14, đầu TK15. Vậy chiếc tô Việt kia chắc cũng có niên đại tương tự. Phải chăng nó được tạo tác vào thời nhà Hồ hoặc trong thời kỳ nhà Minh xâm lược nước ta 1405-1427? Cứ băn khoăn mãi về những chiếc tô có những yếu tố vừa Lê, vừa Trần! Xin mời các cao thủ cho lời khuyên. Xin đa tạ!
1. Dresden là thủ phủ của bang Sachsen ở miền đông nước Đức. Khai sinh vào năm 1206, khi một cộng đồng người Slav (một chủng tộc người sống ở Đông và Trung Âu) định cư trong thung lũng Drežd’any (tiếng Slavic nghĩa là những kẻ ngụ cư trên cánh rừng phù sa), ở bờ bắc dòng sông Elbe, sát nhập vào một thị trấn của người German ở bờ nam dòng sông, Dresden đã không ngừng phát triển và trở thành một trung tâm văn hóa, khoa học và nghệ thuật không chỉ của riêng nước Đức mà của cả châu Âu. Dresden được tôn vinh bởi rất nhiều mỹ danh: Frorence on the Elbe (Florence bên dòng Elbe); the Venice of the East (Venice của phương Đông); unmatched collection of baroque architecture (Sưu tập kiến trúc Baroque không nơi nào sánh kịp), Stadt der Wissenschaften (Thành phố của khoa học)… Năm 2002, Dresden được ghi nhận là one of Europe’s greenest cities (một trong những thành phố Xanh nhất châu Âu). Năm 2004, UNESCO công nhận Dresden và vùng phụ cận ven dòng sông Elbe là Di sản văn hóa thế giới. Trước khi bị bom đạn hủy diệt trong Thế chiến II, Dresden nổi danh là nơi bảo lưu những công trình kiến trúc Baroque hàng đầu thế giới và được tôn xưng là thành phố đẹp nhất châu Âu. Khi Augustus I (1670 – 1733) cai trị Sachsen, trường phái kiến trúc Baroque được Augustus I ưa chuộng và chiếm ưu thế tuyệt đối ở Dresden, Nhiều công trình được xây dựng theo lệnh của Augustus I như: Zwinger Palace; Semper Opera Haus; Frauenkirche… được thừa nhận như những mẫu mực của trường phái Baroque. Do vậy mà Augustus I được mệnh danh là Dresden Baroque. Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất Dresden và là đại diện hoàn hảo nhất của thời kỳ Baroque muộn ở châu Âu là cung điện Zwinger, tọa lạc ở trung tâm thành phố. Đây là một trong vài địa điểm quyến rũ du khách bậc nhất Dresden. Cung điện này do kiến trúc sư Matthäus Daniel Pöppelmann hợp tác với nhà điêu khắc Balthasa Permoser thiết kế theo lệnh của Augustus I, và được xây dựng trong các năm 1710 – 1718. Zwinger nguyên thủy là một thuật ngữ của ngành thiết kế công sự, thành trì, chỉ vùng không gian được giới hạn giữa các bức tường thành. Đúng như tên gọi, cung điện Zwinger ở Dresden là một quần thể kiến trúc nối tiếp nhau theo một đường tròn, giới hạn một không gian mở ở bên trong, được sử dụng như một nhà hát ngoài trời (open-air theater) và các ngự viên kiểu Pháp (French garden). Augustus I cho xây dựng Zwinger để làm nơi trưng bày các tuyệt phẩm những các danh họa bậc nhất châu Âu như Rubens, Rembrant, Raffaello và Titian; đồng thời để trưng bày sưu tập gốm sứ lên đến hàng ngàn món mà ông đã kỳ công sưu tầm trong suốt 40 năm trị vì xứ Sachsen. Augustus I người gốc Sachsen, làm vua Ba Lan từ năm 1697 đến năm 1733, đồng thời là Elector der Sachsen (Đại cử tri xứ Sachsen) từ năm 1694 đến năm 1733 dưới tước hiệu Frederick Augustus II. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều hơn với mỹ danh Augustus der Starken hay August the Strong (Augustus Hùng cường). Không chỉ là một vị vua mạnh mẽ, từng chỉ huy quân đội của đế chế Phổ chống lại quân Thổ (1695 – 1696) và xâm lược Thụy Điển (1700), Augustus der Starken còn là một người say mê nghệ thuật và kiến trúc. Chính Augustus der Starken là đã tô son điểm phấn cho Dresden một cách nhiệt thành, biến nơi này thành một nơi đáng viếng thăm nhất châu Âu. Ông cũng là người đã tìm ra bí mật của White Gold, tức là đất sét trắng để làm đồ sứ, và là người sáng lập lò Meißen, xưởng sản xuất đồ sứ đầu tiên ở châu Âu. Ngày nay, Zwinger đã trở thành Staatlich Kunstsammlungen Dresden (Sưu tập Nghệ thuật Quốc gia Dresden), là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập nghệ thuật nổi tiếng như: Porzellansammlung (Sưu tập gốm sứ); Mathematical – Physical Salon (Phòng triển lãm dụng cụ Toán học – Tự nhiên), Rüstkammersammlung (Sưu tập áo giáp); Alte Meister Kunstgallery (Phòng triển lãm nghệ thuật Old Master). 2. Tôi viếng thăm Zwinger cùng với Thomas Ulbrich và Philippe Truong, hai người đồng hành trong chuyến đi nghiên cứu đồ sứ xuyên nước Đức kéo dài hơn 2 tháng. Tiếng tăm về sưu tập gốm sứ của Augustus der Starken ở Zwinger khiến chúng tôi không thể không đến đây. Quả là danh bất hư truyền. Augustus der Starken đã tiêu tốn tiền bạc và thời gian tích cóp đồ sứ từ khắp nơi trên thế giới để làm nên một sưu tập gốm sứ đồ sộ và lộng lẫy như một huyền thoại. Hầu như tất cả các dòng gốm sứ lừng danh hoàn cầu đều góp mặt nơi đây: đồ sứ Meißen (Đức); đồ sứ Sevrès (Pháp); đồ faïences de Delft (Hà Lan); đồ sứ Stoke Upon Trent (Anh); đồ gốm Islam (Trung Đông); đồ sứ Imari và Kakiemon (Nhật Bản); đồ sứ Ch’onghwa paekcha của Triều Tiên và đặc biệt là đồ sứ Thanh triều của Trung Hoa. TS. Eva Stroeber, quản thủ sưu tập gốm sứ ở Zwinger cho chúng tôi hay: “Augustus der Starken đã gửi những chiến thuyền đi khắp thế giới để mua đồ sứ.
Ông đặc biệt say mê đồ sứ Khang Hi (1662 – 1722) của Trung Hoa, nên đã đặt mua 500 chiếc chóe và thống sứ cỡ lớn, toàn thân trang trí hoa dây (floral) bằng màu xanh cobalt dưới lớp men phủ, rồi chuyển đến Dresden theo đường thủy.
Về sau, cứ mỗi chiếc thống hay chóe này, Augustus der Starken đem đổi ngang giá với một hiệp sĩ của đế chế Phổ (Knight of Prusia) hoặc một kỵ binh của Sa hoàng nước Nga (Czar’s Cavalier). Hiện nay, chúng tôi còn giữ gần 100 chiếc thống và chóe sứ như vậy ở Zwinger”.
Trong sưu tập gốm sứ ở Zwinger còn có hơn 200 món đồ sứ Imari và những đồ sứ trang trí theo phong cách Kakiemon mà Augustus der Starken đã mua từ Nhật Bản thông qua Công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C.) Đồ sứ Imari, gọi theo tên hải cảng Imari ở Kyushu, nơi xuất khẩu dòng đồ sứ này, là những đồ sứ có hoa văn trang trí dày đặc bằng màu xanh cobalt dưới lớp men phủ, sau đó được gia thêm các họa tiết màu đỏ sắt hay phủ vàng rồi đem nung lần hai. Kiểu trang trí lộng lẫy của đồ sứ Imari đem lại hiệu quả đặc biệt khi trưng bày trong những cung điện mang phong cách Baroque ở Dresden, nên rất được Augustus der Starken ưa chuộng. Nơi đây còn có sự góp mặt của dòng đồ Kakiemon với lối trang trí phi đối xứng bằng các gam màu rực rỡ nổi bật trên nền men trắng thanh nhã. Nhiều đồ sứ xanh trắng bắt chước các kiểu thức trang trí trên đồ sứ Trung Hoa và đồ faïences de Delft, nhưng được vận dụng theo mỹ quan Nhật Bản cũng được Augustus der Starken mua về trưng bày ở Zwinger. Dòng đồ sứ Chonghwa paekch’a và đồ gốm Punch’ong của Triều Tiên cũng hiện diện nơi đây tuy không nhiều lắm, nhưng có những món rất đặc biệt như chiếc tô sứ trắng, viết các Hán tự bằng màu xanh dưới lớp men phủ, sau đó trang trí thêm hình ba ông sư bằng men màu nhẹ lửa.
Đặc biệt, Zwinger còn lưu giữ hai món đồ gốm cực kỳ quý hiếm của Việt Nam. Đó là một chiếc dĩa lớn và một cái ang, đều thuộc dòng gốm hoa lam thời Lê, niên đại vào cuối thế kỷ 15. Chiếc dĩa có đường kính khoảng 32 cm, tình trạng hoàn hảo. Lòng dĩa vẽ hoa cúc và hai dãi hồi văn hoa lá bao quanh. Đáy dĩa tô men màu chocolate, một đặc trưng của đồ gốm Việt Nam thời Lý – Trần – Lê.
Còn chiếc ang thì thực sự là một vưu vật. Ang cao 28cm, đường kính thân 35cm, thành ngoài chia ô trang trí các đồ án hoa cúc và hoa cẩm chướng (?), cùng các dãi hồi văn đầu cánh hoa.
Kỹ thuật tạo dáng, chất liệu thai cốt và màu men của chiếc dĩa và chiếc ang này rất tuyệt hảo. Các họa tiết được vẽ với bút pháp tinh xảo, chứng tỏ chúng được làm ra bởi một tay nghề điêu luyện vào lúc thịnh thời của kỹ nghệ chế tác gốm hoa lam thời Lê. Nhà nghiên cứu gốm sứ Philippe Truong, người đồng hành với tôi, cho biết: “Đây là một trong ba chiếc ang nổi tiếng nhất của dòng gốm hoa lam Việt Nam. Chiếc thứ nhất là tài sản của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Nhật Bản ở Tokyo; chiếc thứ hai thuộc sở hữu của một nhà sưu tập lừng danh ở London. Và đây là chiếc thứ ba”.
TS. Eva Stroeber, quản thủ của Bảo tàng Nghệ thuật Dresden cho biết: “Hai cổ vật này hiện diện trong bảo tàng này từ những năm 60 – 70 của thế kỷ trước nhưng không ai rõ gốc tích của chúng. Do vậy chúng được xếp chung trong sưu tập gốm sứ phương Đông và chưa bao giờ được đưa ra trưng bày”. So sánh với nhiều đồ gốm được giới thiệu trong cuốn sách Cổ vật Việt Nam do Bộ VHTT xuất bản năm 2003, tôi cho rằng hai cổ vật này xứng đáng được xếp vào “chiếu trên”, thuộc nhóm hàng “độc” của dòng đồ gốm hoa lam thời Lê. Với tôi, đây quả là một bất ngờ thú vị. Là cha đẻ của lò sứ Meißen, hẳn nhiên, Augustus der Staken đã dành cho Zwinger một bộ sưu tập hoàn chỉnh về đồ sứ Meißen qua các thời kỳ, với đầy đủ loại hình, kiểu dáng, màu sắc…, trưng bày trong căn phòng riêng biệt, bên cạnh các sưu tập đồ sứ đến từ Sevrès (Pháp) và Stoke Upon Trent (Anh). Đặc biệt, nơi đây còn lưu giữ cả những món đồ sứ do lò Meissen sản xuất dưới thời kỳ XHCN ở Đông Đức (Trước khi nước Đức thống nhất, bang Sachsen thuộc CHDC Đức). Cách thức trưng bày đồ sứ ở Zwinger cũng thật đặc biệt. Người ta hạn chế bày biện đồ sứ trong tủ kính như thông lệ. Thay vào đó, người ta “đính” chúng lên tường. Mỗi dòng đồ sứ, mỗi sưu tập được “đính” lên một mảng tường riêng biệt. “Kiểu trưng bày đồ sứ như thế này vốn rất phổ biến ở châu Âu trong các thế kỷ 18 – 19. Chúng tôi chỉ modify một chút, rồi trang bị thêm hệ thống bảo vệ điện tử mà thôi”. TS. Eva Ströber cho chúng tôi hay. Hiện nay, sưu tập đồ sứ ở Zwinger được bảo trợ bởi Hội những người bạn của sưu tập đồ sứ Dresden. Hội này hỗ trợ tài chính cho các hoạt động: nghiên cứu, triển lãm, xuất bản, thuyết trình về sưu tập đồ sứ ở đây và luôn luôn mời gọi những ai ưa chuộng đồ sứ tham gia vào hội. Trước lúc chia tay, mỗi chúng tôi đều được nhận một thư mời tham gia Hội những người bạn của sưu tập đồ sứ Dresden. Xem ra, người Dresden không ngừng tìm cách khuyếch trương thanh thế của Dresden Porzellansammlung, cho dù tiếng tăm của sưu tập gốm sứ này đã lừng lẫy khắp năm châu bốn bể từ ba thế kỷ nay. Tác giả: “T.Đ.A.S.”
Một trung tâm gốm cổ thường phải hội tụ 3 điều kiện cơ bản: gần nguồn nguyên liệu chủ yếu, gần các con sông lớn thuận tiện cho giao thông đường thủy và gần các thị trường tiêu thụ lớn. Lò Bát Tràng có đủ 3 yếu tố quan trọng đó.
1. Khu vực Bát Tràng có nguồn đất sét trắng dồi dào, đủ khai thác thương mại để sản xuất các loại gốm cốt trắng đặc thù. Một thời làng Bát Tràng có tên là Bạch Thổ Phường vì lẽ đó.
2. Làng Bát Tràng toạ lạc ngay bên dòng sông Nhị Hà ( sông Hồng ngày nay ), rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, thành phẩm. Nguồn nước các con sông cũng không thể thiếu trong quá trình sx gốm.
3. Nằm giữa hai trung tâm đô thị sầm uất bậc nhất của nước ta thuở trước: “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến “. Phố Hiến ( nay là thành phố Hưng Yên ) thời trước là một trong những thương cảng nổi tiếng cùng với Vân Đồn.
Thổ Hà là một trong những ngôi làng cổ đẹp nhất vùng đồng bằng Bắc Bộ với phong cảnh hữu tình: cây đa, bến nước, sân đình, chiếc cổng làng cổ kính hàng trăm năm tuổi xây bằng gạch đỏ độc đáo bậc nhất VN từng xuất hiện trong biết bao bộ phim về đề tài làng quê Việt Nam, những mái nhà rêu phong san sát nằm sâu trong các ngõ hẹp cổ kính…
Thời sơ sử, trên dải đất VN ngày nay có 3 nền văn hoá: phức hệ văn hoá Phùng Nguyên – Đông Sơn, phức hệ VH Bàu Trám – Sa Huỳnh và phức hệ VH Đồng Nai. 3 phức hệ VH ấy đã phát triển thành 3 nền văn minh lớn, ứng với 3 quốc gia cổ là Văn Lang – Âu Lạc, Sa Huỳnh – Chăm Pa và Phù Nam…
Hai nền VH phía Bắc và Phía Nam tôi muốn để dịp khác. Nhân dọn dẹp nhà cửa cuối năm, tôi thấy một hũ gốm Sa Huỳnh đã sưu tầm từ lâu, nằm lẫn giữa những món đồ yêu thích khác. Ngắm lại thấy cảm xúc thật khác lạ…
Ngoài mẫu thức phổ biến là các các đồ thờ tự, gốm Lê Trung Hưng còn được biết đến nhiều qua mẫu thức tửu cụ với tạo dáng phong phú, màu men xanh lục hoặc điểm vàng nâu truyền thống.