Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), Parvati vợ của thần Shiva muốn có một đứa con để hôn khắp mặt nó, khi nói điều đó, thần Shiva kéo áo của nàng Parvati và dùng thứ vải áo của nàng để tạo ra một đứa con rồi nói: “Này Parvati, hãy nhận con của nàng và hôn nó tùy thích”. Khi mảnh vải có hình thù đứa bé chạm phải ngực của nữ thần, đứa bé trở nên sinh động, càng lúc đứa bé càng trở nên nhanh nhẹn và cựa quậy nhiều hơn. Khi đó nàng dùng hai cánh hoa sen đang cầm trên tay để ve vuốt đứa bé. Trong khi bú sữa, khuôn mặt hoa sen của bé nở một nụ cười, bé hướng mắt nhìn mặt mẹ và nàng hôn khắp mặt đứa bé.
Tag Archive | cổ vật
Bảo tàng Yên Bái
Đến nay, sau gần 20 năm đi vào hoạt động, Bảo tàng Yên Bái không chỉ khẳng định được vai trò quan trọng sự nghiệp bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc mà còn góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống lịch sử – văn hóa cho các thế hệ hôm nay.
Hiện tại, Bảo tàng tỉnh đang lưu giữ trên 20 ngàn di vật có giá trị, trong đó có nhiều sưu tập và hiện vật cổ vô cùng quý giá, phản ảnh mọi thời kỳ của lịch sử, như: di vật thời đại đá cũ có niên đại cách ngày nay 1,3 vạn năm; sưu tập hậu kỳ đá mới sơ kỳ kim khí cách ngày nay 3-5 nghìn năm; sưu tập văn hóa Đông Sơn cách ngày nay trên 2.000 năm… tất cả hiện đều đang được bảo quản an toàn theo quy định, sẵn sàng phục vụ công tác trưng bày và nghiên cứu khoa học.
Bảo tàng Vĩnh Phúc
Ngày 01 tháng 9 năm 2000 Bảo tàng khánh thành và mở cửa hệ thống trưng bày thường trực giai đoạn 1 “Vĩnh phúc từ thời kỳ tiền sơ sử đến năm 1930” gồm 3 phòng:
Bảo tàng Vĩnh Long
Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer – Trà Vinh
Hiện ở Việt Nam chỉ có hai bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer, một ở Sóc Trăng và một ở Trà Vinh. Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer Trà Vinh được khánh thành vào năm 1995, lưu giữ rất nhiều hiện vật phong phú về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bảo tàng cổ vật cung đình Huế
Nằm trong Thành Nội, đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế, vào năm 1923, với danh xưng đầu tiên là Musee’ Khải Định. Sau đó, nó đã năm lần được thay đổi tên: Tàng Cổ Viện Huế (từ năm 1947, dưới thời hội đồng chấp chính Trung Kỳ). Viện bảo tàng Huế (dưới thời Ngô Đình Diệm). Nhà trưng bày cổ vật (từ năm 1979). Bảo tàng cổ vật Huế (từ năm 1992). Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế (từ năm 1995).
Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc 65 Lý Tự Trọng Quận 1, trên khuôn viên rộng 2 ha, giới hạn bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Bảo tàng Tiền Giang
Bảo tàng Tiền Giang là một trong những điểm du lịch Tiền Giang đáng lưu ý. Bảo tàng nằm trên đại lộ Hùng Vương được xây dựng theo lối kiến trúc của Pháp, chính thức đưa vào hoạt động năm 2000. Đây là Bảo tàng được nhiều du khách lựa chọn để tìm hiểu về lịch sử đất và người Tiền Giang.
Đến Bảo tàng Tây Ninh
Đừng ngó lên!
Bảo tàng tỉnh Sơn La