Tag Archive | Chu Đậu

CHIM TRONG ĐỒ ÁN HOA VĂN GỐM VIỆT*

Thế kỷ 15, gốm hoa lam VN đạt cực thịnh. Loại hình, kiểu dáng, đồ án hoa văn, màu men đều phong phú, kỹ nghệ tạo tác, dụng cụ,lò nung…được hoàn thiện đáng kể so với các thời kỳ trước…Ngoài những đề tài mang tính cung đình, tôn giáo, quyền lực…như rồng, phượng, voi, ngựa, quái thú v.v, thì những đồ án họa tiết sơn thủy, hoa lá…cũng rất phổ biến.

Continue reading

Làng gốm Chu Đậu, Hải Dương

Gọi gốm Chu Đậu là gốm đạo vì hoa văn tinh xảo của những sản phẩm này đều mang đậm những giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.
Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) phát triển rực rỡ vào giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, nay gốm Chu Đậu hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Sự phục hồi của làng gốm còn tạo nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề cho địa phương.

Đi tìm lai lịch dòng gốm cổ

gom-chu-dau-01.jpg Continue reading

Gốm Chu Đậu – tinh hoa văn hóa Việt Nam

“Gốm Chu Đậu – tinh hoa văn hóa Việt Nam” là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Mang nặng văn hóa thuần Việt với những đặc trưng tinh xảo, sau gần ba thế kỷ bị vùi sâu trong lòng đất, gốm Chu Đậu đã được khai phá và hồi sinh rực rỡ.

Chu Đậu là một trong những cái nôi của nghề gốm Việt Nam. Thôn Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chu là thuyền, Đậu là bến. Chu Đậu là thuyền đậu bên bến sông. Bao nhiêu đời nay trong trí nhớ của những người còn sống, Chu Đậu là làng quê nhỏ, hiền hòa, nằm nép mình bên dòng sông Thái Bình. Đến khi xuất hiện những dấu vết về một trung tâm gốm phát triển rực rỡ nhiều thế kỷ trước tại chính địa danh này, Chu Đậu đã trở thành mảnh đất ấp ủ trong lòng nó một mỏ vàng quý giá, đó là lưu truyền về một dòng gốm bác học đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất trên thế giới thời bấy giờ. Continue reading