Tag Archive | chất liệu đá

Kho cổ vật của “dị nhân” Nguyễn Văn Hưng – Gia Lai

Từ thú “chơi ngông”

Trong căn nhà rộng khoảng 50 m2 ở xã Ia Kly, anh Hưng đã chất đầy hàng ngàn cổ vật. Anh kể: Hiểu biết một chút về cổ vật nên khi mình đi làm thấy người ta bán thế là mua, có nhiều cổ vật thấy người dân vứt ra góc vườn, xin cũng ngại nên trả cho người ta ít tiền thế là họ bán. “Kiếm được đồng nào là mình lại bỏ ra mua cổ vật, chỉ để lại một ít lo cho mấy đứa con ăn học”.

Continue reading

Giao lưu văn hóa Đại Việt – Chămpa trên cổ vật

Trong tiến trình lịch sử của mình vương quốc Chămpa luôn có những mối quan hệ giao lưu và tiếp xúc văn hóa với các nước trong khu vực, trong đó có Đại Việt thời Lý – Trần.

Chămpa được thành lập vào thế kỷ thứ II, ban đầu có tên là Lâm Ấp, thế kỷ thứ VII mới đổi thành Chămpa. Buổi đầu kinh đô của vương quốc này được đặt tại Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Nhưng vào giữa thế kỷ thứ VIII, đã được dời xuống phía nam và đặt ở khu vực Phan Rang, Nha Trang ngày nay. Đồng thời lúc này thư tịch cổ không còn chép là Lâm Ấp nữa mà gọi là Hoàn Vương.

Hầu hết các tháp Phật thời Lý – Trần được làm bằng đất nung và có bình đồ hình vuông như tháp Bình Sơn, tháp Phổ Minh là tiếp thu từ văn hóa Chăm. Các tháp Chăm đều có bình đồ hình vuông do ảnh hưởng từ các tháp Tudi của Ấn Độ. Và tháp Chăm chỉ có một cửa vào cũng đã ảnh hưởng đến lối xây dựng chùa Một Cột dưới thời Lý.

Mô hình tháp đất nung thời Lý – Trần có bình đồ hình vuông mang hơi hướng của văn hóa Chăm

Trên những hiện vật gạch ngói úp nóc tạc hình chim uyên ương ở kinh thành Thăng Long chúng ta thấy có những nét phẳng phất giống với ngỗng thần Hamsa trong văn hóa Chăm, phần đầu cánh được xoắn lại tạo nên hình cánh cung giống với đôi cánh của thần điểu Garuda.

Tượng uyên ương trong văn hóa Lý – Trần

Chim thần Garuda trong văn hóa Chăm

Tượng chim Kinnari gốm đất nung trong văn hóa Lý – Trần được lấy nguyên mẫu từ tượng chim Kinnari bằng đá sa thạch trong văn hóa Chăm.

 

Chim Kinnari, chất liệu đá sa thạch trong văn hóa Chăm

Chim Kinnari, chất liệu gốm đất nung thời Lý – Trần

Như vậy, những dấu ấn Chămpa trong kiến trúc, mỹ thuật và tạo hình tại các công trình xây dựng cho thấy văn hóa Chămpa đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sáng tác, tư duy, thẩm mỹ của người Đại Việt thời Lý – Trần. Người Chăm đã mang những nét văn hóa riêng của mình ra Đại Việt, hòa trộn với văn hóa bản địa để làm nên sự tỉ mỉ, chau chuốt của các hiện vật thời Lý – Trần. Các hiện vật tồn tại cho đến ngày nay đã phần nào cho chúng ta thấy rõ điều đó.

 

 

 

Lý giải bí ẩn các cổ vật trong túi Khót của ông Mo Mường – Hòa Bình

Mo Mường là một loại hình văn hóa phi vật thể của người Việt cổ, có cơ sở vững chắc về mặt khoa học bởi nó được chứng minh thông qua túi Khót của các ông thầy Mo.

Thời tiền sử người Việt cổ tại Hòa Bình đã có những quan niệm về nhân sinh quan vũ trụ được biểu hiện trong các sử thi Mo Mường. Họ quan niệm trời sinh ra trước, đất sinh ra sau. Quan niệm này rất giống với quan niệm của một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia nói tiếng Slavơ ở châu Âu, nước Ai Cập cổ đại hay người Inca ở châu Mỹ… Đây là một quan niệm rất khoa học mà cho đến ngày nay các nhà nghiên cứu khoa học đã phải thừa nhận nó.

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của người Việt cổ nói riêng và loài người nói chung, con người đã biết tạo ra các công cụ lao động sản xuất, vũ khí bằng những nguyên vật liệu và kỹ thuật thô sơ, mà trong đó có những tạo hình vẫn được kế thừa cho đến tận ngày nay.

Trong những năm vừa qua đã có rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh, những người tâm huyết với di sản văn hóa Mo Mường – Hòa Bình, đã bỏ rất nhiều tiền của, thời gian, công sức để ghi chép lại các áng Mo, sử thi về Mo. Tổ chức rất nhiều các lễ hội và chuyển thể một số áng Mo thành các ca khúc với ca từ gần gũi với đời sống thường ngày của người dân… Tất cả vấn đề trên đều toát lên chủ đề xuyên suốt về giáo dục con người tiến bộ mà cho đến ngày nay vẫn chưa hề lạc hậu. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Mo Mường – Hòa Bình rất quan trọng và khẩn cấp, nó có vai trò không chỉ đối với nhân dân Hòa Bình mà còn cả dân tộc Việt chúng ta ngày nay.

Một điều rất quan trọng ở đây đó là vì có quan niệm nhân sinh quan nên trong túi Khót của các ông Mo Mường luôn luôn có các viên sa thạch (testit màu đen hình bánh dầy) và các viên đá bán quý có độ cứng từ 6 – 8 mohs được tìm kiếm và khai quật trong lòng đất. Ngoài ra còn có rất nhiều các vật chứng lịch sử liên quan đến các nghi lễ truyền thống của người Mường, được làm bằng các chất liệu đá, đồng, nhuyễn thể… Những vật chứng này được giữ gìn qua nhiều thế hệ, sử dụng làm đồ tế khí để tạo thêm sức mạnh huyền bí, phục vụ công tác giáo dục cộng đồng về quá trình đấu tranh sinh tồn của loài người.

Qua đây tôi xin phân tích về túi Khót của các ông Mo như sau:

Hiện vật trong túi Khót của các ông Mo Mường. Nguồn: Internet

Trải qua nhiều thế hệ, túi Khót của các ông Mo luôn được giữ gìn như một báu vật mà không phải ai cũng được xem và sờ vào. Trong túi Khót đó lưu giữ những vật chứng lịch sử vô cùng quý giá và khác biệt với các vật chứng lịch sử do các nhà khảo cổ học khai quật được vì lý do sau đây:

Thứ nhất, viên thiên thạch theo quan niệm của người Mường là ông trời rơi xuống tạo ra Trái đất và viên đá bán quý là vật chứng lịch sử quý nằm trong lòng  đất. Hai vật chứng này thể hiện cho quan niệm về thiên địa nhân hợp nhất của người Mường, họ đã biết sử dụng những vật quý ở trên trời và dưới đất cùng các công cụ lao sản xuất để thu phục thú dữ, chinh phục thiên nhiên tạo ra sức mạnh nhằm giáo dục cộng đồng sống đoàn kết, đấu tranh chống thiên nhiên, tăng cường sức sống trước sự khắc nghiệt của thời tiết ở các giai đoạn tiền sử và sơ sử.

Thứ hai, bên cạnh các viên sa thạch và đá bán quý, trong túi Khót của các ông Mo còn có rìu đá, vòng tay đá có niên đại hàng chục nghìn năm trong văn hóa Phùng Nguyên; rìu xéo và mũi giáo đồng cách ngày nay hàng nghìn năm trong văn hóa Đông Sơn cùng các vật chứng bằng nhuyễn thể như xương, sừng, nanh vuốt của các loài thú dữ. Tất cả các vật chứng lịch này được lưu giữ lại thể hiện quan niệm con người…

Qua các vật chứng lịch sử này, chúng ta có thể thấy được sức mạnh của túi Khót khi các thầy Mo làm lễ mang đến sức thuyết phục cao đối với cộng đồng và hướng cộng đồng tới những áng Mo mang tính giáo dục và nhân văn sâu sắc.