Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), Parvati vợ của thần Shiva muốn có một đứa con để hôn khắp mặt nó, khi nói điều đó, thần Shiva kéo áo của nàng Parvati và dùng thứ vải áo của nàng để tạo ra một đứa con rồi nói: “Này Parvati, hãy nhận con của nàng và hôn nó tùy thích”. Khi mảnh vải có hình thù đứa bé chạm phải ngực của nữ thần, đứa bé trở nên sinh động, càng lúc đứa bé càng trở nên nhanh nhẹn và cựa quậy nhiều hơn. Khi đó nàng dùng hai cánh hoa sen đang cầm trên tay để ve vuốt đứa bé. Trong khi bú sữa, khuôn mặt hoa sen của bé nở một nụ cười, bé hướng mắt nhìn mặt mẹ và nàng hôn khắp mặt đứa bé.
Tag Archive | Chămpa
Bí mật gốm cổ Gò Sành
Khi di chỉ Gò Sành (An Nhơn Bình Định Việt Nam) được khai quật. Một bí mật bị chôn vùi gần 500 năm đã hé ra.
Gò Sành hay còn được gọi là Lò Bát là tên của một xóm thuộc thôn Phụ Quang (Nhơn Hòa An Nhơn Bình Định) cách thành phố Quy Nhơn chừng 30km về hướng Tây Bắc. Khoảng năm 1971-1972 dân Gò Sành khi cải tạo đất để sản xuất đột nhiên phát hiện hàng loạt chén dĩa ché rượu cổ….Rất nhiều hiện vật còn nguyên vẹn khá đẹp. Phát hiện này làm cả vùng Gò Sành như phát sốt. Các nhà sưu tầm cổ vật dân buôn đồ cổ lập tức ùa đến. Đáng tiếc là do chiến tranh hãy còn ác liệt nên lúc đó các nhà nghiên cứu chưa thể xem xét thực địa và tổ chức khai quật để nghiên cứu chi tiết hơn. Continue reading
Gốm Gò Sành – “Ngôi sao” sớm lụi tàn
Gốm Gò Sành là một “ngôi sao” rực sáng trên bầu trời khu vực lúc đương thời và lụi tàn nhanh chóng chỉ sau hơn một thế kỷ tồn tại, để lại biết bao lời giải thích mà vẫn không mấy thỏa mãn với người hậu thế.
Gò Sành là một loại gốm được sản xuất ở vùng đất thuộc thôn Phú Quang, xã Nhơn Hòa, cách huyện lỵ An Nhơn, tỉnh Bình Định 7km về hướng Tây – Nam, sát với Sông Côn.
Cho đến nay, gốm Gò Sành đã trải qua 4 lần khảo cổ học, vào những năm 1991, 1992, 1993 và 1994, chưa kể những cuộc điều tra điền dã không chính thức vào giữa thập kỷ 70 và những năm đầu thế kỷ 21.
Những cuộc nghiên cứu này cho hay, đây là một trung tâm sản xuất gốm rộng lớn, khoảng 30 ha, với nhiều gò thấp – loại địa hình khá thuận lợi cho việc tạo dựng lò nung gốm. Lò nung ở đây đều là lò ống có một bầu nung, cho dù chất liệu và kỹ thuật xây cất có nhiều khác biệt đáng kể giữa các lò.
Hiện vật gốm Gò Sành trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: internet
Gốm Quảng Đức – một dòng gốm cổ bị thất truyền
Ngày 29/6/2009 vừa qua, tại nhà lưu niệm luật sư Nguyễn Hữu Thọ, số 3 Tản Đà, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, đã khai mạc triển lãm Con đường đất nung và kéo dài 3 tháng. Đáng chú ý trong triển lãm này là bộ sưu tập gốm cổ Quảng Đức – một dòng gốm đã bị thất truyền, của nhà sưu tập Trần Thanh Hưng. Anh đã trò chuyện với TT&VH xung quanh bộ sưu tập của mình.
* Chơi cổ vật phải có niềm đam mê, nhiệt huyết, tốn kém công sức, thời gian, tiền bạc, vậy cơ duyên nào anh đã đến với gốm cổ Quảng Đức? Continue reading
GỐM VỚI ĐIÊU KHẮC*
Dưới thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển rực rỡ và chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu đậm.
Đại gia suýt phá sản vì đốt cả triệu USD vào những món đồ gốm Gò Sành – Bình Định
Đốt tiền vào cổ vật
Nguyễn Vĩnh Hảo (Giám đốc Bảo tàng Gò Sành – Vijaya – Chăm Pa Bình Định) kể rằng, từ nhỏ, anh đã chìm đắm trong những gian phòng chứa ngập cổ vật Chăm. Kế nghiệp cha, anh trở thành nhà sưu tập, rồi thành một tay buôn đồ cổ khét tiếng. Không chỉ đất Bình Định, mà giới buôn bán, sưu tầm cổ vật cả nước biết tên, kính nể.
Những năm 1990, Nguyễn Vĩnh Hảo có trong tay cả triệu USD, một số tiền lớn đến mức không tưởng tượng nổi. Biết bao nhiêu món cổ vật qua tay anh, đã mang về cả bao tiền. Anh mua tất cả cổ vật Chăm với giá sắt vụn, nhưng bán với giá trị vàng ròng.
Thời kỳ đó, ở đất Bình Định, chỉ có Nguyễn Vĩnh Hảo mới biết đến giá trị của cổ vật Chăm và định giá được nó. Nghĩ lại chuyện đem những pho tượng vàng ròng của đế chế Vijaya đem bán lấy tiền tiêu, mà giờ đây Nguyễn Vĩnh Hảo cứ thở dài tiếc nuối cho một thời nông nổi.
Anh bảo, thời kỳ đó, anh có một Slogan: “Hãy ốm đau và nghèo khổ để biết được những hạnh phúc cận kề”. Có nghĩa là, Nguyễn Vĩnh Hảo giàu quá, sướng quá, đến nỗi không biết làm gì để sung sướng và hạnh phúc nữa, cuộc đời chẳng còn gì để mà mơ ước nữa.
Nguyễn Vĩnh Hảo sống ẩn thân ở khu nhà hoang ven biển
Ngồi trước dãy nhà hoang lộng gió hướng ra biển ở Phú Yên, anh bảo rằng: “Tôi tin rằng, có một thế lực vô hình thôi thúc tôi phải làm điều gì đó cho quê hương”.Đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đi sâu nghiên cứu về gốm Gò Sành, loại gốm tráng men ngọc, Nguyễn Vĩnh Hảo mới thực sự bị cuốn hút. Dường như lúc đó anh mới biết được mục đích, ý nghĩa của đời mình.
Tuy nhiên, cổ vật còn lại trong dân rất ít, mà đã bị phân tán đi khắp nơi, đặc biệt nhiều là ở phố Nguyễn Công Kiều, phố buôn đồ cổ nổi tiếng ở TP. HCM.
Những cổ vật quý ở Bảo tàng Gò Sành
Thời kỳ đó, vàng rất giá trị, nhưng Nguyễn Vĩnh Hảo đã phải bỏ ra 3-5 lượng vàng, một số tiền đủ mua căn nhà phố, để mua một chiếc bình, một chiếc bát gốm men ngọc, trong khi giới buôn cổ vật chỉ mua với giá vài phân vàng, hoặc vài ngàn đồng từ giới đào bới cổ vật.Những năm đầu thập kỷ 90, ngay cả giới buôn đồ cổ cũng không biết nhiều về dòng gốm Gò Sành, nên anh thu mua được với giá khá bèo bọt. Thế nhưng, khi giới buôn đồ cổ thấy Nguyễn Vĩnh Hảo thu mua dòng gốm Gò Sành có xuất xứ từ Bình Định ráo riết, không thèm mặc cả, bao nhiêu cũng mua, thì họ đều tăng giá.
Lãnh đạo cao cấp đến tham quan Bảo tàng Gò Sành
Vào năm 1995, giới săn lùng cổ vật truyền tin về một gia đình ở Đập Đá (An Nhơn) có trong tay một chiếc bình cổ tuyệt đẹp thuộc Vương triều Vijaya, Nguyễn Vĩnh Hảo đã lập tức tìm về Đập Đá.Nguyễn Vĩnh Hảo bảo, kể chuyện sưu tầm cổ vật người Chăm, thì có cả ngày không hết, nhưng có những câu chuyện khiến anh nhớ mãi, mà anh tin rằng, có “vị thần Hời” bí ẩn nào đó hỗ trợ, giúp đỡ anh, mới mua được những thứ quý như bảo vật, dù có lục tung cả trái đất này, cũng không tìm thấy nữa.
Vào năm 1995, giới săn lùng cổ vật truyền tin về một gia đình ở Đập Đá (An Nhơn) có trong tay một chiếc bình cổ tuyệt đẹp thuộc Vương triều Vijaya, Nguyễn Vĩnh Hảo đã lập tức tìm về Đập Đá.
Là người cực kỳ sành đồ Chăm cổ, anh Hảo định giá ngay chiếc bình đó trị giá 1 cây vàng vào thời điểm đó. Nguyễn Vĩnh Hảo trả luôn giá đó, tin rằng mua được ngay, thế nhưng, không ngờ ông chủ chiếc bình lắc đầu không bán.
Lãnh đạo cấp cao ngành văn hóa tham quan bảo tàng
Sau cả chục lần đi lại, anh trả tăng lên 5 cây vàng, nhưng lão nông kia vẫn quyết không bán.Biết Nguyễn Vĩnh Hảo thích chiếc bình này và có ý mua bằng được, nhưng lại không biết phải đòi từng nào, nên chủ nhân cứ ậm ờ, không đưa đưa giá.
Sau một tháng giằng co nhau, một hôm, đến 12 giờ đêm, nằm trằn trọc không ngủ được, Nguyễn Vĩnh Hảo đã phóng xe đến Đập Đá. Nguyễn Vĩnh Hảo bức xúc quá, quát tháo ầm ĩ giữa đêm: “Sao ông cứ làm khó dễ cho tôi thế? Sao ông không bán cho tôi? Ông bán bao nhiêu thì phải nói ra chứ, không tôi đốt nhà ông bây giờ?”.
Ông nông dân này thấy Nguyễn Vĩnh Hảo quát tháo thì cười nói: “Thôi, anh trả 5 cây vàng là được rồi. Cái bình này thực ra không đến mức bằng mấy ngôi nhà ở quê như thế, nhưng vì nó là vật gia bảo tổ tiên nhiều đời, nên tôi không biết phải định giá thế nào. Anh yêu cổ vật như vậy, tôi bớt cho anh nửa cây nữa, chỉ lấy 4 cây rưỡi thôi”.
Thế là Nguyễn Vĩnh Hảo mua được chiếc bình quý, không có cái thứ 2 trên thế giới này.
Rồi còn nhiều món bảo vật nữa, như tượng tròn tu sĩ, tượng tròn hộ pháp, tượng sơn thần và tượng đầu 3 mặt, được làm từ chất liệu gốm của làng Gò Sành, do những nghệ nhân Vương triều Vijaya làm ra, đều không có cái thứ hai trên thế giới.
Nguyễn Vĩnh Hảo hồi ở làng Gò Sành
Số lượng cổ vật anh gom về căn nhà của mình đã lên tới 3.000 món, trong đó 1.500 món tuyệt đẹp, đặc sắc và 300 cổ vật vô cùng quý hiếm, đều là các bảo vật có một không hai. Và, số tiền cả triệu USD mà Nguyễn Vĩnh Hảo từng có trong thời hoàng kim buôn bán cổ vật cũng đã bị anh tiêu sạch vào việc mua đồ cổ.Suốt bao năm trời, Nguyễn Vĩnh Hảo chỉ mua chứ không bán. Từ một tay buôn cổ vật khét tiếng, Nguyễn Vĩnh Hảo trở thành nhà sưu tầm khủng, chỉ lưu giữ những cổ vật có xuất xứ từ làng gốm Gò Sành, tức cổ vật gốm thuộc Vương quốc Vijaya.
Nguyễn Vĩnh Hảo kể: “Những năm đó, rất nhiều nhà sưu tầm, đại gia, cả các chuyên gia, bảo tàng Nhà nước đến gặp tôi, đòi mua món nọ, món kia, có món với giá cả tỷ bạc, nhưng tôi nhất định không bán.
Theo lẽ thông thường, nếu khó khăn, bán đi một vài món để giải quyết công việc, nhưng tôi không sao đủ bản lĩnh để bán đi thứ gì. Tôi nghĩ tôi bị hồn vía người Hời “ám” vào, và những món cổ vật quanh mình như máu thịt của mình, không dứt ra được.
Tôi làm cái gì, cũng như có lực lượng vô hình ủng hộ, giúp đỡ. Hết tiền, thì tự dưng lại có tiền để thực hiện ước mơ. Trong khi, nói thực, các cơ quan địa phương thì chẳng giúp được cái gì”.
(Theo VTC News)
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dai-gia-pha-san-vi-dot-ca-trieu-usd-vao-nhung-mon-do-go-sanh-214372.html
Bộ sưu tập cổ vật của ông Ẩn – Phan Thiết
Không phải ở đâu xa mà tại Mũi Né chúng tôi được chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật đồ sộ, phong phú và đa dạng với nhiều tiêu bản lạ lùng và quý hiếm gồm nhiều chất liệu có xuất xứ từ nhiều vùng, miền quốc gia khác nhau. Đó là bộ sưu tập cổ vật thuộc sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Ẩn ở số nhà 93/2 Chế Lan Viên, phường Mũi Né, Phan Thiết được gây dựng cách đây khoảng hơn 10 năm.
ông Nguyễn Ngọc Ẩn bên bộ sưu tập cổ vật
Giao lưu văn hóa Đại Việt – Chămpa trên cổ vật
Trong tiến trình lịch sử của mình vương quốc Chămpa luôn có những mối quan hệ giao lưu và tiếp xúc văn hóa với các nước trong khu vực, trong đó có Đại Việt thời Lý – Trần.
Chămpa được thành lập vào thế kỷ thứ II, ban đầu có tên là Lâm Ấp, thế kỷ thứ VII mới đổi thành Chămpa. Buổi đầu kinh đô của vương quốc này được đặt tại Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Nhưng vào giữa thế kỷ thứ VIII, đã được dời xuống phía nam và đặt ở khu vực Phan Rang, Nha Trang ngày nay. Đồng thời lúc này thư tịch cổ không còn chép là Lâm Ấp nữa mà gọi là Hoàn Vương.
Hầu hết các tháp Phật thời Lý – Trần được làm bằng đất nung và có bình đồ hình vuông như tháp Bình Sơn, tháp Phổ Minh là tiếp thu từ văn hóa Chăm. Các tháp Chăm đều có bình đồ hình vuông do ảnh hưởng từ các tháp Tudi của Ấn Độ. Và tháp Chăm chỉ có một cửa vào cũng đã ảnh hưởng đến lối xây dựng chùa Một Cột dưới thời Lý.
Mô hình tháp đất nung thời Lý – Trần có bình đồ hình vuông mang hơi hướng của văn hóa Chăm
Trên những hiện vật gạch ngói úp nóc tạc hình chim uyên ương ở kinh thành Thăng Long chúng ta thấy có những nét phẳng phất giống với ngỗng thần Hamsa trong văn hóa Chăm, phần đầu cánh được xoắn lại tạo nên hình cánh cung giống với đôi cánh của thần điểu Garuda.
Tượng uyên ương trong văn hóa Lý – Trần
Chim thần Garuda trong văn hóa Chăm
Tượng chim Kinnari gốm đất nung trong văn hóa Lý – Trần được lấy nguyên mẫu từ tượng chim Kinnari bằng đá sa thạch trong văn hóa Chăm.
Chim Kinnari, chất liệu đá sa thạch trong văn hóa Chăm
Chim Kinnari, chất liệu gốm đất nung thời Lý – Trần
Như vậy, những dấu ấn Chămpa trong kiến trúc, mỹ thuật và tạo hình tại các công trình xây dựng cho thấy văn hóa Chămpa đã ảnh hưởng sâu sắc đến lối sáng tác, tư duy, thẩm mỹ của người Đại Việt thời Lý – Trần. Người Chăm đã mang những nét văn hóa riêng của mình ra Đại Việt, hòa trộn với văn hóa bản địa để làm nên sự tỉ mỉ, chau chuốt của các hiện vật thời Lý – Trần. Các hiện vật tồn tại cho đến ngày nay đã phần nào cho chúng ta thấy rõ điều đó.