Tag Archive | bát

HOA VĂN ÁM HỌA TRÊN GỐM*

Nghệ thuật tạo hoa văn ám họa trên gốm Việt có từ thời Lý và phổ biến hơn vào thời kỳ đầu và giữa Trần. Việc tạo hoa văn được thực hiện bằng khuôn ép. Sau khi tạo cốt, người thợ thay vì vẽ hoặc khắc lên thân gốm thì họ dùng một khuôn cũng bằng gốm có khắc hoa văn âm bản rồi ép vào cốt gốm, sau đó phủ men rồi đem nung. Độ dầy mỏng của lớp men tạo ra hiệu ứng, hiện ra những hoa văn, gọi là ám họa.

Đây là một dòng gốm khá phổ biến mà một nhà sưu tập dễ dàng bắt gặp. Đặc điểm của dòng gốm này là:
– Sản xuất hàng loạt, năng suất cao, nếu cùng khuôn thì gần như giống hệt.
– Vì sản xuất hàng loạt với số lượng lớn nên khi nung thường dùng con kê để xếp chồng lên nhau từ vài cho tới cả chục chiếc một chồng. Vì vậy trong lòng thường có vết con kê ( 3,4 hoặc 5 chấu ), hoặc ve lòng ( cạo một vòng tròn cho mất lớp men để khi đặt chồng lên và nung không bị dính men.
– Men phủ thường hơi loãng nên nhiều hiện vật bị đọng men dày dưới đáy hoặc loang men ở thành.
– Do lực ép không đều nên có những hiện vật hoa văn bị mờ, đứt hoặc mất hoa văn ở một vài chỗ…
Tuy được sản xuất hàng loạt nhưng trải qua 6-7 trăm năm, đến nay cũng thật hiếm khi chúng ta bắt gặp 2 hiện vật có cùng hoa văn ” y đúc “! Còn kiếm được chiếc khuôn ép có hoa văn trùng với hiện vật thì còn…khó hơn gấp bội!!!

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

TIỆC TRÀ HOÀNG CUNG*

Bộ tách chén Hoàng Thành thật thanh tao, chắc là vật dụng của các bậc cao nhân chốn cung đình. May sao gom được một bộ để chưng ngày Tết và liên tưởng khung cảnh thưởng trà ngày xưa…

Continue reading

Lân Hoá!

Chu Đậu thường thấy bát vẽ cúc rối, hở lòng, có chữ Phúc viết tháu, hoặc hoa lá cách điệu..

Năm nay, lòng sông quê hương Chu Đậu lên một bát mỏng,toàn hảo, men mực còn tốt, lòng vẽ cá tiến vua, ngoài vẽ hoa lá cách điệu hoá đôi lân vờn ngọc khiến Thành nhớ tới bát Kiếu Kỷ hiệu Thọ 18, cũng trang trí đề tài tương tự…

Kính mời mọi người ngắm vui !

Continue reading

PHÚC ĐÁO*

Ngày Tết, người ta treo, dán chữ PHÚC khắp nơi để cầu một năm mới nhiều an vui, phú quý. Có nơi còn cố tình treo ngược chữ PHÚC với nghĩa PHÚC ĐÁO, tức PHÚC ĐÁO GIA – phúc vào nhà!…

Continue reading

GIAO THOA GỐM VIỆT 1*

Giao thoa văn hoá là hiện tượng xã hội rất bình thường từ cổ chí kim, kể cả trong giai đoạn lịch sử nước Đại Việt có nền độc lập rất cao. Gốm men nâu cũng có mảng ảnh hưởng của gốm Trung Hoa và Chăm Pa. Một số hiện vật gốm men nâu với hoa văn da báo, chân chim, lông thú, khắc vạch…và mảng gốm Tống, Nguyên có nhiều điểm khá tương đồng.

Continue reading

GÓC NHÌN-TRI ÂN DỊP 20 THÁNG MƯỜI MỘT

Ngão và Lươn đều là những kẻ ham hố, tạp ăn nhưng luôn chỉ trích nhau về thói ăn uống “thùng bất chi thình”.
Một hôm, mép đang dính đầy thức ăn, Ngão lên tiếng:
-Thế quái nào mà ông không bao giờ chịu nhường nhịn tôi lấy một miếng?
-Ông có dở hơi không-Lươn vặc lại.

Continue reading

GÓC NHÌN: MẶT QUEN

Chuyện thứ nhất
Thầy thường dạy đời trên tivi.
Một lần, đi trực giảng, trong lúc đợi cơm tối, thầy lạo dạo bờ đê để giết thời gian.
Lũ trẻ thôn quê thấy người lạ liền chạy theo. Bỗng chúng chỉ trỏ rồi thì thầm:
-Ông này trông quen quen chúng may ạ !
-Ừ, tao gặp lão già ấy ở đâu rồi í !
-Mặt quen “méo” chịu được !

Continue reading

GÓC NHÌN: CHUYỆN NGHE ĐƯỢC

Quầy hàng thịt nằm cạnh quầy quần áo nên hai chị sồn sồn thường tầm phào thậm chí chỉ trích nhau làm vui. Và họ chẳng bao giờ giận dỗi sự chọc ngoáy của đối thủ.
Hôm nay, hai bà bắt đầu chuyện hàng ngày bằng tin tăng giảm giá.
Chị bán thịt:
-Tối qua chồng mày say bí tỷ, thằng hàng xóm có nhảy vào ôm hàng khi cô tăng giá áo, hạ giá quần không?

Continue reading