Sáng 24-4, tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã diễn ra khai mạc Trưng bày chuyên đề “Khảo cổ học Bình Dương – Tiếng nói từ lòng đất” và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia (BVQG).
Đại biểu tham quan và tìm hiểu về BVQG “Mộ chum gỗ nắp trống đồng” Continue reading →
Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo được tỉnh Gia Lai xây dựng từ năm 2007 trong cụm di tích Tây Sơn Thượng đạo tại Thị xã An với vai trò lưu giữ và trưng bày những tư liệu, hiện vật của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn ở vùng Thượng đạo, đồng thời trưng bày những di sản văn hóa của đồng bào Bahnar ở Gia Lai.
Bảo tàng Tây Sơn Thượng Đạo tại Thị xã An Khê (Gia Lai)Continue reading →
Không rõ phong cách tối giản (minimalism) trong nghệ thuật thị giác/âm thanh của Tây phương và phong cách sống tối giản của người Nhật có liên quan gì đến nhau, nhưng cả hai đều cho thấy ảnh hưởng của chúng đến đời sống văn hóa tinh thần của không ít người trên khắp thế giới…
Nếu phong cách tối giản trong nghệ thuật của Tây phương xuất hiện vào giữa thế kỷ 20, thì minimalisim của người Nhật, có lẽ đã có từ rất lâu dưới ảnh hưởng của văn hóa lâu đời, Thiền tông, nghệ thuật trà/trà đạo và cả điều kiện về địa lý của quốc gia này.
Nhật Bản – một đất nước chịu nhiều thiên tai có lẽ đã góp phần quan trọng cho lối sống tối giản. Nhà cửa với kiến trúc cầu kỳ, xây dựng tốn kém cùng nhiều vật dụng sinh hoạt mắc tiền rõ ràng là không phù hợp với với những địa phương mà chỉ sau 1 trận động đất là người ta mất hết tất cả.
Phong cách sống tối giản của người Nhật, còn gọi là Danshari, nay được nhiều người trên thế giới học hỏi áp dụng. Về hình thức, khi tâm trí ít bị ràng buộc vào việc mua sắm, quản lý, sắp xếp…những vật dụng thừa thãi xung quanh, ta sẽ thấy đời sống nhẹ nhàng thoải mái hơn. Và việc không chú trọng nhiều đến vật chất giúp người ta có thêm thời gian và tiền bạc để có thể làm được nhiều việc khác hữu ích cho cuộc đời.
Trong khi đó, tối giản trong nghệ thuật của Tây phương, với khái niệm “less is more” (tạm hiểu: ít thì nhiều hay nôm na là càng ít càng nhiều), không chỉ ảnh hưởng trong sáng tác âm nhạc, hội họa mà còn trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế…Được biết,
những thiết kế iOS của Apple, Google đến các UI của Microsoft đều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật tối giản…
Triết lý tối giản, có lẽ, từng tồn tại rất lâu về trước với hình ảnh ‘cưỡi trâu về núi’ của Lão Tử (thế kỷ VI trước CN) – một hình ảnh tượng trưng cho sự trở về với những gì thuần phác, mộc mạc nhất trong đời sống vật chất lẫn tâm hồn – nền tảng hướng đến một đời sống vô vi, thuận theo tự nhiên. Triết lý của Lão giáo, vốn ảnh hưởng sâu sắc đến nghệ thuật của người Trung Hoa, mà đỉnh cao là mĩ thuật thời Bắc Tống với những dòng gốm độc sắc danh bất hư truyền…
Lẽ dĩ nhiên, minimalism không phải là triết lý sống/ nghệ thuật duy nhất khả dĩ mang lại cái đẹp và hạnh phúc nhân gian. Nhưng đó có thể là một gợi ý cho những ai đang tìm tòi một giải pháp hướng đến an lạc bởi đây là tiền đề cho việc giải phóng những ràng buộc của tâm hồn. Và cũng kỳ công để có thể trải nghiệm, cảm thụ cũng như thực hành trọn vẹn cái gọi là…
ĐNO – Trong 3 tháng đầu năm 2019, Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã cải tạo, chỉnh lý để trưng bày thêm kho mở với nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử tại phòng trưng bày với chuyên đề “Kết quả khai quật khảo cổ di tích tháp Chăm Phong Lệ 2011-2018” nhằm phục vụ khách tham quan và hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Bảo tàng Điêu khắc Chăm mở cửa trưng bày lần đầu tiên (1919-2019).
Bảo tàng Thế giới Cà phê – thuộc dự án Thành phố Cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên Legend, đã trở thành một điểm đến mới đầy hấp dẫn của tỉnh Đắk Lắk với hàng chục chương trình và sự kiện văn hóa lớn nhỏ, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan.
Bảo tàng Thế giới Cà phê là sự kết hợp giữa cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên Legend, một tổ hợp bao gồm các không gian trưng bày bảo tàng, không gian triển lãm, không gian thư viện, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo… các không gian này được kết nối với nhau mang tính Mở: mở rộng cho các hoạt động về Thân – Tâm – Trí với giá trị cốt lõi là Tinh thần Cà phê, mở mang tư tưởng, tri thức và tầm nhìn. Bảo tàng Thế giới Cà phê còn là một trung tâm giáo dục, đào tạo kiến thức nền tảng, nâng cao hiểu biết đồng thời tạo cảm hứng sáng tạo thông qua các hoạt động “Sống – Mở – Tương tác” với thông điệp “Điểm đến mới – Năng lượng mới”, là điểm đến của những tín đồ yêu và đam mê cà phê trên toàn cầu.
Ảnh minh họa từ internet
Trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, ngày 09/03/2019, Bảo tàng Thế giới Cà phê –-nơi được lựa chọn là điểm đến đặc biệt, khác biệt và duy nhất của Lễ hội – đã chính thức khai mạc triển lãm với chuyên đề “Lịch sử Cà phê Thế giới”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo các đại biểu, khách mời và các bạn thanh niên, sinh viên, cộng đồng cư dân thành phố Buôn Ma Thuột. Đây cũng là hoạt động chính của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019; qua đó khẳng định cam kết hiện thực hóa khát vọng lan tỏa tinh hoa cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần tạo dựng vùng đất Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột trở thành Thủ phủ Cà phê toàn cầu, là điểm đến của những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới.
Triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới” là một hoạt động trọng tâm của Lễ hội Cà phê năm nay, diễn ra tại Bảo tàng Thế giới Cà phê từ ngày 9/3-9/4/2019 với 3 chuyên đề: Cà phê khởi nguồn, Cà phê và tôn giáo & Cà phê và cách mạng khoa học kỹ thuật. Triển lãm chọn lọc trưng bày các hiện vật, tranh ảnh từ hơn 10.000 hiện vật của Bảo tàng thế giới cà phê để tái hiện và tôn vinh lịch sử cà phê trong tiến trình phát triển của thế giới, đưa các khách tham quan lãng du qua các câu chuyện về cà phê xuyên suốt chiều dài lịch sử. Tương ứng với chuyên đề “Cà phê khởi nguồn”, triển lãm tái hiện câu chuyện về sự xuất hiện của cà phê, tương ứng với thời kỳ cổ đại, khi ấy cà phê là một sản phẩm được sử dụng vào các mục đích như ăn, uống và để cúng thần linh. Giai đoạn tiếp theo là “Cà phê và tôn giáo”, tương ứng với thời kỳ Trung Cổ và Phong kiến, thời kỳ mà cà phê rất được con người trân quý và xem như là thức uống của thần linh, nhằm khai thông tin thần cho các tín đồ. Cuối cùng là giai đoạn “Cà phê và cách mạng khoa học kỹ thuật”, được phát triển từ việc sản xuất cà phê thủ công chuyển sang sử dụng điện và tự động hóa, tương ứng với thời kỳ Tư bản và kéo dài cho đến ngày nay.
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới”, Đại diện UBND tỉnh Đắk Lắk, ông Võ Văn Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Hoạt động triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới” tiếp tục khẳng định Bảo tàng Thế giới Cà phê là một bảo tàng sống về văn hóa cà phê toàn cầu. Nơi đây đã, đang và sẽ luôn là địa điểm lý tưởng để những người yêu và đam mê cà phê khám phá, và lan tỏa tinh hoa thế giới cà phê – cà phê thế giới, xứng đáng là niềm tự hào không chỉ của Tỉnh Đắk Lắk mà còn của cả Việt Nam với thế giới, góp phần gia tăng giá trị văn hóa của cà phê Buôn Ma Thuột cũng như cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới”.
Song song với hoạt động triển lãm “Lịch sử Cà phê Thế giới”, trong dịp Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, Bảo tàng thế giới cà phê sẽ chính thức ra mắt Thư viện Ánh Sáng và Trung tâm Hội nghị. Trong đó, Thư viện Ánh Sáng được mệnh danh là Trái tim của Bảo tàng Thế giới Cà phê, nơi tập trung toàn bộ các đầu sách quý, những bộ phim quý của Tủ sách, Tủ phim Nền tảng Đổi đời – bao quát, bao trùm toàn bộ mọi lĩnh vực căn cốt của đời sống được tuyển chọn từ kho tàng tri thức nhân loại để trao gửi đến thanh niên và cộng đồng xã hội nhằm lan tỏa nguồn năng lượng tri thức, góp phần xây dựng nên một thế hệ trẻ giàu ý chí và khát vọng. Đồng thời, Trung tâm hội nghị tại Bảo tàng thế giới cà phê được xây dựng với đầy đủ trang thiết bị hiện đại sẽ nơi tổ chức các sự kiện, hội thảo về cà phê và văn hóa đẳng cấp quốc tế.
Trong dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 và kỷ niệm 44 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột (10-3-1975 – 10-3-2019), Bảo tàng Đắk Lắk phối hợp với Bảo tàng Bắc Giang và Cà Mau tổ chức trưng bày chuyên đề: “Hội tụ Ba miền Di sản” từ ngày 8-3 đến ngày 16-3.
Chuyên đề trưng bày, giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tư liệu, hiện vật đặc sắc của 3 loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận (Dân ca quan họ, Đờn ca tài tử và Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên). Đặc biệt, tại đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động trải nghiệm, trình diễn, giao lưu trực tiếp với các nghệ nhân am hiểu các loại hình Di sản Văn hóa phi vật thể nói trên.
Đây là hoạt động nhằm tôn vinh, phát huy và kết nối các giá trị văn hóa, lịch sử của mỗi địa phương; tăng cường, thúc đẩy sự liên kết, xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch của các vùng miền, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của du khách trong nước và quốc tế đến tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019.
Phượng, phượng hoàng hay phụng là một trong tứ linh LONG – LY – QUY – PHỤNG. Trước đây, con trống được gọi là PHƯỢNG, con mái gọi là HOÀNG. Còn nay thì không còn phân biệt đực cái và gọi chung là PHƯỢNG HOÀNG.
PHƯỢNG có mỏ diều hâu, mao trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công. Mỗi bộ phận cơ thể đều mang ý nghĩa biểu tượng : đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho mặt trăng mặt trời, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Khi phượng vũ tượng trưng cho hoạt động của trời đất, vũ trụ…
Nếu RỒNG có yếu tố DƯƠNG tượng trưng cho vua chúa thì PHƯỢNG có yếu tố ÂM tượng trưng cho hoàng hậu và đàn bà đẹp. Trong văn hoá phương Đông, rồng và phượng hay kết đôi trong chốn cung đình, đền đài, nơi thờ tự. Motip Long Phụng chầu chữ PHÚC, Long Phụng chầu THÁI DƯƠNG khá phổ biến.
Trong các bộ phận cơ thể thì mắt phượng ( phụng nhãn ) được đặc biệt chú ý. Mắt phượng mày ngài được cho là nét đẹp quý phái. Mắt phượng là mắt có tròng đen to, đen trắng rạch ròi, có hai mí rõ ràng, chiều ngang hẹp, đuôi mắt dài và nhọn. Vì thế có câu: “ Lưng ong, mắt phượng, mày ngài / cổ cao ba ngấn kém ai trên đời “…
Hơn 10,2 triệu lượt khách đã đến tham quan Bảo tàng Louvre trong năm 2018, tăng 25% so với năm 2017, một phần nhờ video ca nhạc của nữ ca sỹ da màu Beyonce với hậu cảnh là kiệt tác Mona Lisa và nhiều tác phẩm nghệ thuật đắt giá khác.(Tổ Quốc)- Hơn 10,2 triệu lượt khách đã đến tham quan Bảo tàng Louvre trong năm 2018, tăng 25% so với năm 2017, một phần nhờ video ca nhạc của nữ ca sỹ da màu Beyonce với hậu cảnh là kiệt tác Mona Lisa và nhiều tác phẩm nghệ thuật đắt giá khác.
Khách du lịch chụp ảnh Mona Lisa tại Bảo tàng Louvre. Ảnh: Graham Turner
Giám đốc Bảo tàng Louvre, Jean-Luc Martinez, cho rằng kết quả khả quan này cho thấy sự hồi phục của “ngành công nghiệp không khói” ở Paris sau khi chứng kiến tình trạng giảm khách tham quan do hàng loạt vụ tấn công khủng bố.
Ông cho rằng thành công này một phần nhờ Beyonce và Jay Z sau khi cặp đôi quyền lực của làng nhạc pop thế giới tung ra video ca nhạc ăn khách mang tên “Apeshit,” lấy bối cảnh bên trong Bảo tàng Louvre.
Video “Apeshit,” đạt 147 triệu lượt xem trên Youtube, đã truyền cảm hứng cho ban quản lý Bảo tàng thiết kế một chương trình tham quan đặc biệt đưa du khách tới thưởng lãm 17 bức tranh và tác phẩm điêu khắc xuất hiện trong ca khúc.
Ngoài ra, việc Bảo tàng Louvre chi 60 triệu USD để sửa sang lại các khu vực tiếp đón và nâng cấp hệ thống mua vé tham quan cũng giúp một trong những biểu tượng nổi tiếng của Paris tăng khả năng tiếp đón một lượng khách lớn.
Bảo tàng Louvre, một trong những Bảo tàng nổi tiếng nhất trên thế giới, là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đắt giá như bức họa Nàng Mona Lisa hay Thần Vệ nữ thành Milo.
Theo thống kê, có đến 3/4 khách tham quan Bảo tàng Louvre là khách nước ngoài. Trong năm 2018, gần 1 triệu du khách Trung Quốc tới thăm Bảo tàng Louvre, trở thành nhóm khách nước ngoài lớn thứ 2 tới Bảo tàng này sau Mỹ, với gần 1,5 triệu lượt khách.
Số lượng du khách kỷ lục trong năm 2018 được cho là tiếp thêm một nguồn sinh lực cho Bảo tàng Louvre, vốn bị ảnh hưởng đáng kể về doanh thu sau hàng loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu năm 2017.
500 món đồ cổ niên đại thế kỷ 15-18, trục vớt từ tàu đắm trên Biển Đông, được trưng bày tại Hà Nội.
Sáng 18/1, 500 vật phẩm có niên đại từ thế kỷ thứ 15 đến 18, từ kho tàng di vật đồ gốm sứ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (số 1, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, HN) với nội dung “Bí mật đại dương từ những con tàu cổ”. Đây là hàng hoá trên các thuyền buôn cổ được phát hiện tại Biển Đông Việt Nam, là minh chứng Việt Nam từng giữ vị trí quan trọng trong giao thương quốc tế vào thời hoàng kim của “Con đường tơ lụa” trên biển.
Tranh cuốn “Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng”. Tranh được vẽ vào thời Edo, thế kỷ 17-18, miêu tả cảnh Châu ấn thuyền từ Nagasaki (Nhật Bản) vượt biển sang thương cảng Hội An (Quảng Nam) buôn bán. Bức tranh được lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Kyushu, Nhật Bản.
Đồ gốm, hàu, san hô đã dính chặt vào mảnh thân tàu thế kỷ 15, con tàu được phát hiện tại Cù Lao Chàm.
Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga là hiện vật có kích thước lớn nhất và nguyên vẹn nhất được khai quật trong tàu đắm tại Cù Lao Chàm. Chiếc bình đã được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012. Thời điểm phát hiện, con tàu nằm ở độ sâu 70-72 m dưới biển. Phần thuyền còn lại dài 29,4 m, rộng 7,2 m. Việc khai quật được tiến hành trong 3 năm (1997-2000) với 240.000 hiện vật được trục vớt.
Gốm men trắng và nâu thế kỷ 15, trong tàu cổ Cù Lao Chàm.
Sọ phụ nữ khoảng 18-19 tuổi và chiếc nhẫn vàng mặt đá ruby thế kỷ thứ 15 của tàu cổ Cù Lao Chàm.
Đĩa trang trí long mã làm từ gốm men trắng hoa lam và nhiều màu thế kỷ 15 trên tàu cổ Cù Lao Chàm.
Gốm men trắng thế kỷ 18 trên tàu cổ Cà Mau.
Gốm sứ Thái Lan trong tàu cổ Hòn Dầm. Tàu được phát hiện tại biển Hòn Dầm, khu vực gần đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Các nhà khảo cổ đã tìm được khoảng 16.000 hiện vật gốm Thái Lan vùi dưới cát, nằm sâu dưới mực nước biển 40 m trên vùng biển. Thân tàu còn lại khoảng 30 m, rộng 7 m. Các nhà khoa học đã khai quật được đồ sành men nâu, ngà voi, đồ uống, tiền đồng cổ. Gốm Thái Lan được sản xuất tại lò Suphanburi và lò Sawankhalok vào khoảng thế kỷ 15.
Lọ trang trí hoa lá, sứ men trắng hoa lam, thế kỷ 17 của tàu cổ Hòn Cau. Tháng 6/1990, tàu cổ Hòn Cau được trục vớt cách đảo Hòn Cau (Bình Thuận) 15 km. Tàu chìm sâu dưới cát gần 1 m, cách mặt biển 40 m. Tàu dài khoảng 32,7 m, rộng 9 m. 60.000 hiện vật được vớt chủ yếu là gốm sứ Trung Quốc có niên đại 1690. Đây là chuyến tàu chở gốm sứ do phương Tây đặt hàng nên màu sắc, hình dáng, trang trí khác lạ so với phong cách truyền thống. Nhiều chủng loại mang đường nét mỹ thuật Baroque, phỏng theo các mẫu đồ dùng hàng ngày như ấm rượu, ly chân cao bằng bạc, nhôm hay pha lê quen thuộc của người Châu Âu. Ngoài đồ gốm sứ tráng men, trắng vẽ lam còn có những loại bát đĩa, thìa, hộp, bình, chén thuộc dòng sứ trắng sản xuất ở lò Đức Hoá, tỉnh Phúc Kiến.
Đĩa, lọ, bát, bình bằng gốm men trắng, gốm men lục, men đen, vàng, nhiều màu trên tàu cổ ở Hòn Cau, Bình Thuận.
Di chỉ Chu Đậu được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX, thuộc xã Thái Tân (huyện Nam Sách, Hải Dương). 2.400 hiện vật trên tàu cổ Cù Lao Chàm (Hội An) đều có nguồn gốc từ làng gốm này, minh chứng Việt Nam từng có trung tâm gốm phát triển hưng thịnh cuối thế kỷ 15. Cuộc trưng bày sẽ kéo dài từ 18/1 đến 18/5.
Tôi không định nói về trò chơi bowling thời hiện đại mà muốn nói về những chiếc bát tô cỡ siêu đại với đường kính trên dưới 30 cm, niên đại khoảng 700 năm về trước. Việc xác định niên đại tương đối chính xác của những chiếc tô này không phải dễ. Tôi có 3 chiếc tô lớn, chân tiện, viền chân socola. 2 chiếc men xanh trắng thì họa tiết hoa văn rất LÊ, chiếc men nâu thì thân dưới vuốt cánh cúc và tầng hoa văn phía trên ám họa thủy ba rất TRẦN.
Cả 3 đều có chân đế dầy, lối cắt chân đế cũng rất TRẦN. Nếu xếp vào đầu LÊ chắc không cần băn khoăn lắm…Cố gắng tìm kiếm chứng cứ thêm, tôi tìm đọc cuốn GỐM XANH TRẮNG TRUNG HOA VÀ VIỆT NAM TÌM THẤY Ở PHILIPPINES ( Chinese and Vietnamese blue and white wares found in the Philippines ), nơi công bố những hiện vật và tiêu bản tìm thấy trên con tầu đắm Pandanan khai quật năm 1995 tại vùng biển Tây Nam Philippines. Đồ gốm trên con tầu đó có cả đồ Trung Hoa, Bắc Việt Nam và cả gốm Gò Sành. Về gốm Trung Hoa có nhiều món thuộc dòng Yuan ( khoảng 40 năm cuối nhà Nguyên ) và cũng khá nhiều gốm thời Minh. Đặc biệt trong số gốm Việt, có một chiếc bát tô rất lớn, đường kính miệng 30,2 cm, dáng và hoa văn sen trong lòng bát có phong cách rất YUAN!
Một chi tiết rất quan trọng nữa là trên con tầu đó người ta tìm thấy những đồng xu có niên đại 1403-1424! Như vậy niên đại những món đồ trên con tầu đắm Pandanan có niên đại cuối TK14, đầu TK15. Vậy chiếc tô Việt kia chắc cũng có niên đại tương tự. Phải chăng nó được tạo tác vào thời nhà Hồ hoặc trong thời kỳ nhà Minh xâm lược nước ta 1405-1427? Cứ băn khoăn mãi về những chiếc tô có những yếu tố vừa Lê, vừa Trần! Xin mời các cao thủ cho lời khuyên. Xin đa tạ!