BÌNH BÁT TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO*

Một ngày đẹp trời, khi đang tìm kiếm thêm hiện vật cho bộ sưu tập gốm hoa văn ” dương xỉ “, tôi…choáng khi bắt gặp một chiếc gùa lớn, đường kính cỡ 20cm. Hoa văn ám họa cả trong và ngoài rất tinh xảo, tạo dáng rất cân đối, hài hòa, men ngọc trong vắt. Chỉ tiếc bị một vết xăm nhỏ. Nhưng không sao, vẫn là báu vật thời Phật giáo nhà Trần. Đêm về vẫn bật đèn mấy bận xăm xoi, suy luận xem vật dụng này dùng để làm gì mà kỳ công đến thế!


Điều đặc biệt là giữa lòng có một bông sen rất to và đẹp, xung quanh ám họa một vòng dây ” dương xỉ

“. Bên ngoài: phía dưới trang trí cánh sen vòng quanh chân đế, viền miệng họa tiết ” chữ công ” cách điệu!…Một món đồ đậm nét Phật giáo thời Trần!


Nếu là đồ đựng thức ăn thì chắc chỉ bậc vua quan mới xứng. Tham khảo anh bạn sành sỏi trong giới cổ vật, anh ngẫm một lúc rồi suy đoán: có thể đây là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng thời Trần…
Tìm đọc tư liệu liên quan đến lịch sử Phật giáo: “… Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài. Những hiền nhân nay đây mai đó, từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực và sở hữu của họ không có gì ngoài 3 chiếc áo cà sa và 1 chiếc bình bát. Danh từ KHẤT SỸ có từ đó. Khất sỹ là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi TÂM!…”
Giờ thì tôi tin, cổ vật mà tôi tâm đắc lâu nay là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng nhà Trần, khi văn hóa Phật giáo đang trên đỉnh thịnh hành…
Mời các bạn cho thêm ý kiến. Xin thỉnh giáo!

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

HOA VĂN ÁM HỌA TRÊN GỐM*

Nghệ thuật tạo hoa văn ám họa trên gốm Việt có từ thời Lý và phổ biến hơn vào thời kỳ đầu và giữa Trần. Việc tạo hoa văn được thực hiện bằng khuôn ép. Sau khi tạo cốt, người thợ thay vì vẽ hoặc khắc lên thân gốm thì họ dùng một khuôn cũng bằng gốm có khắc hoa văn âm bản rồi ép vào cốt gốm, sau đó phủ men rồi đem nung. Độ dầy mỏng của lớp men tạo ra hiệu ứng, hiện ra những hoa văn, gọi là ám họa.

Đây là một dòng gốm khá phổ biến mà một nhà sưu tập dễ dàng bắt gặp. Đặc điểm của dòng gốm này là:
– Sản xuất hàng loạt, năng suất cao, nếu cùng khuôn thì gần như giống hệt.
– Vì sản xuất hàng loạt với số lượng lớn nên khi nung thường dùng con kê để xếp chồng lên nhau từ vài cho tới cả chục chiếc một chồng. Vì vậy trong lòng thường có vết con kê ( 3,4 hoặc 5 chấu ), hoặc ve lòng ( cạo một vòng tròn cho mất lớp men để khi đặt chồng lên và nung không bị dính men.
– Men phủ thường hơi loãng nên nhiều hiện vật bị đọng men dày dưới đáy hoặc loang men ở thành.
– Do lực ép không đều nên có những hiện vật hoa văn bị mờ, đứt hoặc mất hoa văn ở một vài chỗ…
Tuy được sản xuất hàng loạt nhưng trải qua 6-7 trăm năm, đến nay cũng thật hiếm khi chúng ta bắt gặp 2 hiện vật có cùng hoa văn ” y đúc “! Còn kiếm được chiếc khuôn ép có hoa văn trùng với hiện vật thì còn…khó hơn gấp bội!!!

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

SÁT THÁT

Thuận Bảo năm thứ 7 (1286 )

Quân Nguyên do Thoát Hoan, Ô Mã Nhi dẫn quân sang xâm lược nước ta lần hai, đóng tại bến Đông Bộ Đầu. Đức Hưng Đạo Vương dàn quân bờ nam ứng phó. Thế giặc mạnh, Đức Nhân Tông muốn tìm người hiền đức, uy dũng sai đi thám thính, khi ấy, Đỗ Khắc Chung, người làng Giáp Sơn, Kinh Môn, Hải Dương chỉ là một viên quan nhỏ, xin đi.

Continue reading

Mai này có còn làng gốm Lái Thiêu

Bình Dương là một tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao của khu vực Đông Nam bộ và cả nước, với hình ảnh đặc trưng là những khu, cụm công nghiệp thi nhau mọc lên làm thay đổi nhanh chóng diện mạo các vùng quê và kéo theo đó là các làng nghề truyền thống cũng dần mai một. Làng gốm Lái Thiêu từng khá nổi tiếng cũng đang nằm trong quy luật nghiệt ngã đó, khi lò nung bị dời đi xa và người trẻ tỏ ra không mặn mà với nghề.

Một góc làng gốm Lái Thiêu. Ảnhh: VĂN PHONG Continue reading

VĂN HÓA RƯỢU & NHỮNG CHIẾC ẤM*

Văn hóa rượu có từ rất xa xưa. Các bình chứa đồ uống lên men có chủ đích từ trái cây, ngũ cốc…đã được các nhà khảo cổ phát hiện có niên đại khoảng 10.000 năm trước Công nguyên.
Vật chứa các loại chất lỏng hấp đân đó thì vô cùng phong phú. Từ chum, chóe, ghè, vại, thạp đến bình, ấm, chai, lọ…Riêng vật chứa kiêm chức năng rót, có vòi được chế tác cầu kỳ, tạo dáng vô cùng phong phú, đó là ẤM. Phần lớn trong số đó được làm bằng chất liệu gốm, sứ.

Continue reading

Bảo tàng dược học độc đáo giữa lòng đô thị Bình Dương

ảo tàng Dược học cổ truyền Việt Nam (hay còn gọi là Bảo tàng Fito Museum) là nơi trưng bày, lưu giữ hàng ngàn hiện vật về y học cổ truyền của Việt Nam.
Ông Lê Khắc Tâm – chủ nhân bảo tàng cho biết, việc xây dựng bảo tàng không chỉ nhằm bảo tồn các giá trị của y học cổ truyền mà còn giúp người quan tâm ngành dược có thể hiểu sâu về những giá trị lịch sử của lĩnh vực này.
Mô hình “ngôi nhà thuốc nam” được tái hiện sinh động tại bảo tàng

Continue reading

THIÊN TRƯỜNG PHỦ, GỐM CUNG ĐÌNH & NHỮNG ĐIỀU CẦN LÝ GIẢI*

Năm 1239, vua Trần Thái Tông sắc chỉ cho xây hành cung ở quê mình. Năm 1262, khi đã trở thành Thái Thượng Hoàng, ông về đây, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành PHỦ THIÊN TRƯỜNG, dựng tiếp Cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi về ở phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm thái thượng hoàng…

Continue reading

THỦY TỘC TRÊN GỐM THỜI TRẦN*

Nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới ven sông. Chắc vì vậy mà không phải ngẫu nhiên hình tượng các loài thủy tộc như tôm, cua, cá xuất hiện khá nhiều trên gốm thời Trần, đặc biệt trên quai ấm. Những chiếc quai ấm dạng này chỉ mang tính biểu tượng thôi chứ người rót phải bưng bằng hai tay cung kính trước đối tượng phải rất khả kính trong xã hội…

Continue reading

Kho cổ vật trong 9 con tàu đắm

Hơn 4.000 cổ vật quý còn nguyên vẹn từ 9 con tàu đắm trên khắp các vùng biển Việt Nam được giới thiệu đến bạn bè quốc tế và du khách.

Kho cổ vật trong 9 con tàu đắm

Trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về giá trị di sản công viên địa chất Lý Sơn – Sa Huỳnh ngày 19-6, Quảng Ngãi trưng bày “kho cổ vật” của 9 con tàu đắm trên vùng biển Việt Nam.

Continue reading