Ninh Thuận là tỉnh có đông người Chăm sinh sống nhất trong cả nước. Vì vậy, văn hóa Chăm ở đây khá đậm chất được thể hiện qua chữ viết, trang phục, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Lễ hội Katê 2019 được tổ chức từ ngày 27 – 29/9 sắp tới, đây cũng là một sự kiện lớn thường niên được tổ chức hàng năm của đồng bào Chăm Ninh Thuận.
Bảo tàng Đồng Tháp quảng bá hình ảnh đất Sen hồng đến du khách
Thực hiện Phong trào thi đua chuyên đề tạo dựng hình ảnh địa phương gắn với Đề án phát triển du lịch, thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm hình ảnh, các bộ sưu tập cổ vật, bảo vật quốc gia cả ở trong và ngoài nước nhằm góp phần quảng bá hình ảnh vùng đất Sen hồng đến với du khách trong nước và quốc tế.
Du khách nước CHLB Đức tham quan Nhà trưng bày Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo Continue reading
Khai mạc trưng bày chuyên đề “ Văn hóa Chăm Ninh Thuận”
Nằm trong các hoạt động Văn hóa, Thể thao, Du lịch sáng nay, ngày 12 tháng 9 năm 2019, Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “ Văn hóa Chăm Ninh Thuận”.
BẢO TÀNG TỈNH NINH THUẬN CHUẨN BỊ TỔ CHỨC KHAI MẠC TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ “VĂN HÓA CHĂM NINH THUẬN – AN GIANG”
Nằm trong các hoạt động Văn hóa, Thể thao, Du lịch năm 2019,chào mừng Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận. Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận và Bảo tàng tỉnh An Giang phối hợp tổ chức trưng bày, triển lãm chuyên đề “Văn hóa Chăm Ninh Thuận – An Giang” tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận.
Trưng bày chuyên đề ‘Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế’ từ ngày 2/8 đến hết ngày 2/11.
Tại thành phố Huế, Bảo tàng Văn hóa Huế tổ chức không gian trưng bày chuyên đề ‘Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế’ từ ngày 2/8 đến hết ngày 2/11.
Số hóa bảo tàng, di tích và hiện vật là xu hướng yêu cầu mới nhất
“Bảo tàng cũng phải thay đổi để thích ứng theo thời đại. Đổi mới cách thức, trưng bày để thu hút khách tham quan từ offline, online. Quảng bá thu hút, tạo lợi thế dẫn dầu, thuận tiện cho quản lý, trải nghiệm, bảo tồn, khôi phục. Với các công nghệ số hóa, website3D, di động, VR/AR trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT), các công nghệ mới nhất phù hợp thời đại, kết nối mọi lúc, mọi nơi phục vụ mọi người. Đúng như bản chất của Cách mạng công nghệ 4.0”
Độc đáo Bảo tàng Điêu khắc Chăm tròn 100 năm tuổi
NDĐT – Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ.
Thăm Bảo tàng di sản văn hóa Mường
Tại phường Thái Bình (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) có một bảo tàng tư nhân độc đáo, lưu giữ, trưng bày các di sản văn hóa Mường, trong đó nhiều hiện vật có niên đại hàng ngàn năm. Đây là công trình chứa đựng biết bao tâm huyết, công sức của ông Bùi Thanh Bình, một người con xứ Mường.
Anh Bùi Chí Lương giới thiệu về bộ lịch tre của người Mường xưa – Ảnh: YÊN LAN
Tăng sức sống cho bảo tàng
(HNM) – Sở hữu gần 200 bảo tàng, 3 triệu tài liệu, hiện vật cùng 164 bảo vật quốc gia, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát huy vai trò bảo tàng trong việc chuyên chở ký ức, kết nối lịch sử, văn hóa của quá khứ tới con người, xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, những tiềm năng, thế mạnh này chưa được khai thác hiệu quả, đòi hỏi có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy, hành động, nhằm nâng cao hiệu quả, tăng sức sống cho hoạt động của bảo tàng trong thời gian tới.
Đa dạng các hình thức tương tác góp phần tăng sức hấp dẫn cho hoạt động tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: Sơn Hà Continue reading
HOA DÂY & DÂY LEO TRÊN GỐM ĐẠI VIỆT*
Đồ án hoa dây khá phổ biến và là một nét đặc trưng của gốm Lý Trần – sen dây và cúc dây trên nền gốm hoa nâu. Còn đối với dòng gốm men ngọc ( celadon ) thì lại nổi tiếng với những đồ án đắp nổi và ám họa dây leo mà giới cổ vật gọi nôm na là họa tiết ” dương xỉ ” !
Xin giới thiệu một chiếc bát men ngọc ám họa dây leo khá đặc biệt. Bát hình nón, ám họa trong lòng, cốt rất tinh và mỏng đều, không hề bị cong vênh.
Hình dáng, cốt cách, chân đế nhỏ giống gốm thời Tống, nhưng chân đế lại vuốt xoay tạo núm nhọn giữa trôn kiểu Yuan ( Nguyên ).
Vậy khả năng đây là gốm đầu thời Trần ( khoảng giữa TK13 ). So sánh với gốm men Ngọc lò Thiên Trường và gốm trắng Hoàng Thành Thăng Long thì tôi nghiêng về khả năng chiếc bát này chế tác tại lò Thăng Long hơn ( cốt rất mỏng ). Chỉ là phỏng đoán nhưng cũng đầy trăn trở thú vị!…
Nguồn: NST Nguyễn Dòng