SINH TỒN & SINH SÔI

Đại Việt Sử Ký toàn thư, sử thần Ngô Sỹ Liên viết “mùa thu, tháng bảy, năm Canh Tuất (1010), đức Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, thuyền tạm đỗ dưới thành,có rồng vàng hiện lên trước thuyền ngự rồi bay lên, nhân đó đổi tên thành Thăng Long”.

Nhà Lý tượng hình, mở ra hơn 200 năm cường thịnh,thảo phạt man di phương bắc, bình Chiêm,phá Tống, non sông dần thu về một mối, đời sống nhân dân ấm no, phật giáo hưng vượng, nghệ thuật lên ngôi, làng nghề, thợ khéo trăm hoa đua nở..

Nghề gốm thời Lý phát triển cực thịnh. Gốm tế tự và gia dụng đều trau chuốt tinh mỹ, thai cốt thuần nhã, màu men đa dạng, từ trắng hoa bưởi, mật cháy, men lục, men vàng dành cho hoàng gia đến loại hình gốm “hoa nâu” độc đáo đều vô cùng đẹp đẽ..

Continue reading

Bảo tàng Nghệ An kỷ niệm 40 năm thành lập và khánh thành trưng bày nội thất, trưng bày chuyên đề “Gốm sứ truyền thống Việt nam tại Nghệ An”

Bảo tàng Nghệ An kỷ niệm 40 năm thành lập và khánh thành trưng bày nội thất, trưng bày chuyên đề "Gốm sứ truyền thống Việt nam tại Nghệ An"

Sáng nay, ngày 19/12, tại Bảo tàng Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Bảo tàng Nghệ An (1979-2019), cắt băng khánh thành trưng bày nội thất và chuyên đề trưng bày “Gốm sứ truyền thống Việt Nam tại Nghệ An”.

Continue reading

Bảo tàng Tiền Giang tổ chức trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”

Ngày 02/12/2019, tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã Bình Phục Nhứt, Bảo tàng Tiền Giang phối hợp Trung tâm Văn hóa – Thể thao và Truyền thanh huyện Chợ Gạo tổ chức trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.

Continue reading

Khai mạc trưng bày Di sản văn hóa tiêu biểu Thăng Long – Hà Nội tại Cà Mau

Chiều 10/12, tại Cột cờ Hà Nội (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Di sản văn hóa tiêu biểu Thăng Long – Hà Nội” nhằm phục vụ đồng bào Cà Mau tham quan, tìm hiểu về di sản văn hóa Hà Nội.

Lễ cắt băng khai mạc Trưng bày.

Continue reading

Bảo tàng Đắk Lắk trưng bày lưu động Chuyên đề “Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk” tại Côn Đảo

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Đắk Lắk đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo tổ chức trưng bày lưu động Chuyên đề “Văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk” tại huyện đảo này.
Chuyên đề gồm 120 hình ảnh kết hợp với nhiều hiện vật, phim tư liệu giới thiệu về vùng đất, con người và văn hóa đặc trưng của 47 dân tộc hiện đang sinh sống trên địa bàn Đắk Lắk thông qua các góc nhìn: Hình thái cư trú; trang phục truyền thống, phong tục tập quán, công cụ lao động, sản xuất; tôn giáo, tín ngưỡng; nhạc cụ truyền thống tiêu biểu; lễ hội dân gian đặc sắc…
Khách...
Khách tham quan hiện vật trang sức của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk. (Ảnh do BT tỉnh cung cấp)

Continue reading

Kỷ niệm 100 năm Bảo tàng Điêu khắc Chăm khánh thành và mở cửa đón khách tham quan

Chiều 22/11, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), Bảo tàng Điêu khắc Chăm tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành và mở cửa đón khách tham quan (năm 1919 – 2019). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu chặng đường 100 năm xây dựng và phát triển của Bảo tàng Điêu khắc Chăm – một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế khi đến tham quan thành phố Đà Nẵng.
Các hiện vật được trưng bày trong kho mở tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm để phục vụ du khách tham quan tìm hiểu. Ảnh: Trần Lê Lâm – TTXVN

Continue reading

Trưng bày “Nông cụ truyền thống Huế”

Nhằm chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), sáng 22/11, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày chuyên đề “Nông cụ truyền thống Huế”.
Trong lịch sử văn hóa dân tộc, chính sách “dĩ nông vi bản” đã chi phối và góp phần quyết định, làm nên hồn cốt văn hóa – văn minh Đại Việt, trên nền tảng văn minh nông nghiệp lúa nước mang nhiều giá trị đặc trưng. Từ thế kỷ XVII – XIX, Huế đóng vai trò thủ phủ vùng miền rồi kinh đô cả nước, nhưng ngoài yếu tố chính trị, do thương nghiệp hạn hẹp nên yếu tố nông nghiệp vẫn chi phối mạnh mẽ. Do vậy, nông nghiệp mà đặc biệt là nông cụ cổ truyền từ bao đời đã gắn bó mật thiết với đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Continue reading

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hội ngộ Di sản văn hóa ba miền”

 – Sáng 22-11, Bảo tàng An Giang phối hợp các bảo tàng, nhà sưu tập trong và ngoài tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề “Hội ngộ di sản văn hóa 3 miền”.

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Hội ngộ Di sản văn hóa ba miền”

Các đại biểu tham dự khai mạc trưng bày chuyên đề

Continue reading

Trưng bày chuyên đề ‘Từ đờn ca tài tử đến sân khấu cải lương Nam Bộ’

Ngày 22/11, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ và nhà sưu tập Trương Văn Thuận tổ chức trưng bày chuyên đề “Từ đờn ca tài tử đến sân khấu cải lương Nam Bộ” và trưng bày bộ sưu tập tranh chân dung nghệ sĩ cải lương của họa sĩ Trương Văn Ý.Chú thích ảnh

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long Nguyễn Văn Săn (trái) và họa sĩ Trương Văn Ý tham quan phòng trưng bày. Continue reading

Những pho tượng Phật cổ quý hiếm của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar

Sáng ngày 6/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, nhà sưu tập cổ vật nổi tiếng Ngô Thị Thương vừa đưa ra trưng bày tại triển lãm Điêu khắc tượng Phật giáo hơn 100 pho tượng Phật cổ đến từ nhiều nước.

Tượng Phật bằng đồng. ẢNH: Quỳnh Trân, Thanh Niên

Tượng Phật bằng đồng. ẢNH: Quỳnh Trân, Thanh Niên

Continue reading