Xuân – Hạ – Thu – Đông

Xuân Hạ Thu Đông chỉ là cái tên, nếu đổi thành mai lan cúc trúc hay ngư tiều canh độc…gì đó, nó cũng chỉ đại diện cho đặc trưng thời tiết khí hậu, qua 4 thời kỳ khác biệt nhau của một năm…

Nghĩa là người ta có tác động hoặc suy nghĩ như thế nào, về cơ bản, diễn biến điều kiện tự nhiên vẫn vậy…

Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (1)

Chiều tà , nắng nhuộm vàng rặng xoan đào đang vào mùa trút lá làm rực lên những chùm quả chín lúc lỉu .Trọng đông đã vào tháng một ,chả mấy mà tết ,hanh heo rát cả mặt . Lão Vương thở dài , nhìn về phía cửa sông lẽ ra thuyền bè tầu buôn ra ra vào tấp nập . Ông biết tất cả thế là hết ,ông biết vì sao tất cả các chủ lò lần lượt phải bỏ làng ra đi . Hàng trăm lò với hàng nghìn con người ,làng ,xã và hàng tổng lúc nào cũng nườm nượp như vào hội mà giờ đây xơ xác tiêu điều ! Giờ đến lượt gia đình ông ,thôi thì : đã liều ba bẩy cũng liều – cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây . Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (2)

Gió từ cửa sông thổi vào mang hơi thở mặn mòi của biển : mùi của hoang sơ ,mùi cá ,mùi quả chín . Xa xa có khói nhà chài , nhịp gõ ván thuyền rồn cá vang trên mặt sông như toả sương ! Những đàn cò ,đàn vạc đàn sếu bay về nơi trú ngụ ,có tiếng ngỗng tác lưng trời . Trên dòng sông những đám bèo vấn vít, những cụm rau muống muộn đang dâng dâng những nụ hoa tím dập dềnh trôi về phía biển cả . Lão Vương cảm thấy chân tay bồn chồn ,lão chỉ muốn quay về ngay lán thợ để đưa lên mặt đĩa ,đưa lên thân bình những hình ảnh – cái cảm xúc mà lão vừa thấy được ! Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (3)

Mọi dòng sông đều trôi ra biển ,không biết có từ bao giờ những con đê đã chạy dọc theo hai bên bờ ,để mỗi mùa lũ về nước không còn nhấn chìm cư dân và mùa màng vùng hạ lưu . Dòng sông bên lở bên bồi , mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn rực đỏ phù sa ,tiếng xói lở của những vỉa đất vang xa vào những thôn làng hai bên triền sông trong tiếng trống ngũ liên hộ đê vang vọng . Trong cái nỗi phập phù lo ngại ấy ,có một mối lợi lớn hiện hữu : những vỉa đất sét ! Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (4)

Đất lở – ký ức chợt hiện về trong lão . Thủa ấy lão còn trẻ lắm làm thơ , viết văn , luyện chữ , tập võ , luyện quyền đủ cả . Chống mảng đi lấy đất ven sông cùng chúng bạn là cả một niềm vui bất tận của tuổi trẻ . Tay sào thọc xuống đáy nước , chỉ một cái nhún chiếc mảng vút đi cảm giác bay bổng ùa ngập đến kỳ lạ . Chiếc mảng của chàng đang trờ tới , thọc sào vừa nhún chân thì có tiếng thét : đất lở ! Ngước lên trên bờ cao một đứa trẻ đang chới với , chân của cả mảng đất mà nó đang đứng tở ra sụm xuống . Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (5)

Nhưng chàng đã nhầm , nhầm hoàn toàn ! Nhà nàng đâu có phải chỉ là vuông đất được rào giậu ngăn quây kín bằng lau sậy . Cũng thật dễ hiểu vùng đất bãi nơi hạ lưu các dòng sông cây cối lau sậy , cỏ , lác mọc um xùm . Ngay tự thời Hồng Đức đã ban chiếu khuyến nông ! ai khẩn hoang được bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu , nhằm chiêu dụ dân ly tán về xây làng lập ấp . Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (6)

Y hẹn lần đi lấy đất sau chàng đem theo một thúng đồ phố do đích thân bá chàng lựa chọn kỹ lưỡng đem vào biếu gia đình ông già ngư phủ . Khác với những vùng khác ,vùng đất chàng ở người ta xưng hô với bậc sinh thành là : bá- u . Bá chàng một chủ lò có nhiều đời làm gốm trong làng , nghề ăn sâu vào máu ông , ông đã thành bậc trưởng thượng trong nghề lại là người có chữ và quảng giao nên rất được trọng nể . Sau lần đi đất ấy – theo cách gọi của nghề : lấy đất – đi đất , chàng thưa chuyện với bá chàng về những gì chàng thấy ở nơi trú ngụ của cha con ông già ngư phủ . Bá chàng một người kiệm lời chỉ gật gù rồi dặn :
– Lần tới đi đất nhớ nhắc bá !
Thúng quà biếu thật hào phóng , bát cơm , bát canh , đĩa to , đĩa nhỏ , những cái nhạo đựng rượu không cái nào giống cái nào , nậm rượu , hũ , vò … được chèn lót lá chuối khô thật cẩn thận .  Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (7)

Và rồi một ngày như mọi ngày chàng ghé mảng cập bờ lên chơi nhà nàng , vật đầu tiên chạy ra đón chàng vẫn là con mực . Quà đem biếu cha con ông Thái là giỏ bánh bèo nhà nấu , những chiếc bánh đựng trong lớp lá chuối khum khum nhân thịt băm mộc nhĩ hành tươi trên nền bánh trắng trông thật bắt mắt . Hai anh em rảo bước qua lớp cổng rào thì thấy đàn chó hộc lên phi xuống bãi . Một chiếc thuyền gỗ nhỏ loại sáu mái chèo mui kín mít ghé thúc lên bờ , một đám năm , sáu người bịt mặt tay lăm lăm đao , kiếm , giáo, mác , gậy gộc nhẩy lên bờ . Thấy đàn chó chúng khựng lại , đàn chó đã được huấn luyện quây lấy đám người lạ nhe nanh cong người chỉ chờ lệnh chủ nhẩy xổ vào tấn công . Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (8)

Thu bắt vào đông ,mùa của trái chín kết mật , mùa của các loạt củ căng bột . Chính là mùa thu hái ! Những cơn gió heo may đã làm thức dậy mọi bản năng của tạo hoá . Những đàn chim di cư bay về phương nam để tránh rét . Những con thú nạp năng lượng để đi vào giấc ngủ đông . Hình như cái nắng của mùa hè được cô lại thành đường, thành mật , thành tinh hoa ,để những ngày cuối thu đầu đông dâng tặng cho muôn loài !  Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (9)

Nhà Mạc tiếm ngôi , nhà Lê yếm thế rút vào Thanh hoá . Kinh thành và cả vùng đất phía bắc nằm dưới sự kiểm soát của nhà Mạc . Có vua có điển chế , nhà Mạc xây dựng chính quyền từ triều chính đến địa phương . Thời cuộc tao loạn gì thì gì người dân vẫn phải một nắng hai sương với cái ăn cái mặc , với mùa màng , với thời tiết , với gia đình và với đất nước . Triều nào cũng vậy ,khi giành được quyền bính về tay dòng họ mình thì cũng phải có dân , họ cai trị bằng áp chế và vỗ về . Việc học hành thi cử vẫn phải duy trì có vậy quốc gia mới có quan lại . Cái nền móng ấy có vững vàng hay không ? đều bắt đầu từ cái nền nhân dân , quan cũng như lính , thuế má để vận hành bộ máy đều từ dân mà có . Continue reading