Chiều tà , nắng nhuộm vàng rặng xoan đào đang vào mùa trút lá làm rực lên những chùm quả chín lúc lỉu .Trọng đông đã vào tháng một ,chả mấy mà tết ,hanh heo rát cả mặt . Lão Vương thở dài , nhìn về phía cửa sông lẽ ra thuyền bè tầu buôn ra ra vào tấp nập . Ông biết tất cả thế là hết ,ông biết vì sao tất cả các chủ lò lần lượt phải bỏ làng ra đi . Hàng trăm lò với hàng nghìn con người ,làng ,xã và hàng tổng lúc nào cũng nườm nượp như vào hội mà giờ đây xơ xác tiêu điều ! Giờ đến lượt gia đình ông ,thôi thì : đã liều ba bẩy cũng liều – cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây .
Nghiệp nhà , tổ tông để lại truyền đời truyền kiếp ! Mảnh đất mà tổ tiên ông tạo dựng đất được thế : giao thương ,gần cửa sông tầu bè ra vào thuận tiện ,nào củi đuốc đốt lò ,nào đất sét trắng – cao lanh ,rồi hàng xuất ra bến cập được tầu lớn vươn ra biển . Và những bãi biển mênh mông cung cấp than hầm thứ gỗ lấy từ loài cây sú vẹt đã bị gió bão xoắn vặn tạo nên thứ than có hoả độ tuyệt vời cho gốm . Mùa hanh ,mùa của nhúng men mùa của thợ vẽ ,mùa vào lò . Gốm để thành một món đồ biết bao công phu ,qua tay bao lớp thợ . Đất để làm gốm được lấy về ,được làm sạch tạp chất ,rồi giã , rồi ngâm thành bột để kiệt nước mới thành đất nắn đồ ,cái này có thợ riêng chở về bán cho các lò . Rồi vật liệu để làm men có khi phải mua của tầu buôn người tây dương hoặc các chú khách . Rơm rạ ,củi đuốc , lán xưởng nhất nhất chủ lò phải có cái nhìn quán xuyến . Và trên hết trong tay chủ lò phải có những lớp thợ tinh thông nghề nghiệp : từ giã ,lọc ,nhào đất ,nắn đồ ,vẽ đồ nhúng men ,vào lò…. Vậy mà tất cả đều sụp đổ tan nát …..
………
Kỳ sau tiếp
Nguồn: NST Hạnh Trường