Tóm tắt về phong trào Tây Sơn và các sự kiện lịch sử liên quan

Nguyên nhân của các cuộc nổi dậy nông dân là do người dân đói khổ, thuế khóa tăng cao, chính quyền áp bức bóc lột

Sau khi Võ Vương chết mọi quyền hành đã bị Trương Phúc Loan thâu tóm.

Cuộc nổi dậy của anh em nhà Nguyễn Huệ diễn ra vào năm 1771 tại Quảng Nam với hai khẩu hiệu là: “Lật đổ viên nhiếp chính (Trương Phúc Loan) để khôi phục ông hoàng hợp pháp và cướp của nhà giàu chia cho người nghèo” nên đã được nhân dân ủng hộ.

Nguyễn Nhạc đã quyết định chiếm Quy Nhơn làm tổng hành dinh. Trịnh Sâm ở phía Bắc đã cử Hoàng Ngũ Phúc đem quân đánh nhà Nguyễn chiếm kinh đô Phú Xuân và đánh quân Tây Sơn.

Trước tình hình đó, Nguyễn Nhạc đã xin tình nguyện đem quân đi đánh họ Nguyễn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Hoàng Phúc, để lợi dụng tình hình này chiếm lại Quy Nhơn, và sau đó đem quân đi đánh nhà Nguyễn ở Gia Định vào năm 1776.

Lê Chiêu Thống là vị vua cuối cùng của thời Lê Trung Hưng. Sau khi bị đánh bại Lê Chiêu Thống đã sang cầu cứu nhà Thanh Trung Quốc. Công chúa Ngọc Hân là con của vua Lê Chiêu Thống và được gả cho Quang Trung Nguyễn Huệ.

Ngày 22/12/1788 Nguyễn Huệ tự xưng hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Mùng 5 tết năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh do Tôn Sỹ Nghị cầm đầu tại gò Đống Đa, Hà Nội.

Vua Quang Trung đặt kinh đô ở Nghệ An.

Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Trần Quang Diệu (Bùi Thị Xuân là vợ của Trần Quang Diệu) là những tướng dưới thời vua Quang Trung. Nguyễn Thiếp là nhà nho dưới thời vua Quang Trung được giao cho việc điều khiển Hàn Lâm Viện.

Khi Quang Trung gây dựng kinh thành ở miền Bắc thì Nguyễn Ánh từ Băng cốc trở về đã đánh bại Nguyễn Lữ để chiếm Gia Định.

 

 

One thought on “Tóm tắt về phong trào Tây Sơn và các sự kiện lịch sử liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.