Một trung tâm gốm cổ thường phải hội tụ 3 điều kiện cơ bản: gần nguồn nguyên liệu chủ yếu, gần các con sông lớn thuận tiện cho giao thông đường thủy và gần các thị trường tiêu thụ lớn. Lò Bát Tràng có đủ 3 yếu tố quan trọng đó.
1. Khu vực Bát Tràng có nguồn đất sét trắng dồi dào, đủ khai thác thương mại để sản xuất các loại gốm cốt trắng đặc thù. Một thời làng Bát Tràng có tên là Bạch Thổ Phường vì lẽ đó.
2. Làng Bát Tràng toạ lạc ngay bên dòng sông Nhị Hà ( sông Hồng ngày nay ), rất thuận tiện cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, thành phẩm. Nguồn nước các con sông cũng không thể thiếu trong quá trình sx gốm.
3. Nằm giữa hai trung tâm đô thị sầm uất bậc nhất của nước ta thuở trước: “ Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến “. Phố Hiến ( nay là thành phố Hưng Yên ) thời trước là một trong những thương cảng nổi tiếng cùng với Vân Đồn.
Thời Hậu Lê, Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Thời nhà Nguyễn, Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh. Năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên. Từ 1961, Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội.
Theo sử liệu, lò gốm Bát Tràng hình thành từ khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, có 5 dòng họ làm nghề gốm từ Bồ Bát ( Ninh Bình ) về đây cùng với dòng họ Nguyễn sở tại mở lò sx gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng nghề xung quanh, trong đó có Bát Tràng. Lò BT không chỉ cũng cấp các vật phẩm gốm cho Thăng Long mà còn cung cấp cho cả nước và được triều đình chọn làm cống phẩm cho nhà Minh từ TK 15 đến 17.
Các hiện vật gốm hiện còn lưu giữ nhiều hiện nay chủ yếu được sx từ thời nhà Mạc và Lê Trung Hưng trở về sau.
Loại hình gốm Bát Tràng rất phong phú. Độc đáo nhất phải kể đến các đồ thờ tự như lư hương, chân đèn. Ngoài ra là đồ gia dụng và trang trí, xây dựng.
“…Ước gì anh lấy được nàng, để anh mua gạch Bát Tràng về xây…”. Câu ca dao đã nói lên “ thương hiệu “ nổi tiếng của gốm BT.
Gốm BT cũng rất phong phú về màu men, từ xanh trắng đến men màu. Gốm BT còn nổi tiếng về mẫu thức trang trí đắp nổi, lắp ghép, gốm có minh văn.
Gốm men rạn Bát Tràng cũng là “ đặc sản “ của dòng gốm Bát Tràng mà ngày nay muốn làm nhái cũng không dễ…giống!
Một thời những nhà sưu tập ít quan tâm đến gốm Bát Tràng, nhưng hiện nay tìm được một món Bát Tràng đẹp cũng không hề DỄ!
NST: Nguyễn Dòng
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=755228081487185&id=100010000008701