HƯƠU – NAI / LỘC *

LỘC với nghĩa HƯƠU, NAI và LỘC với nghĩa PHÚC – LỘC là hai từ đồng âm, dị nghĩa. Trong nghệ thuật xưa, lối chơi chữ rất hay được sử dụng. Trên đồ gốm, sứ, tranh, tượng, chạm khắc người xưa dùng hình tượng HƯƠU/NAI để biểu tượng cho PHÚC LỘC.

Trong một số bức tranh cát tường vẽ 100 chữ Lộc, gọi là BÁCH LỘC. Khi vẽ con hươu và con dơi cạnh nhau thể hiện PHÚC LỘC SONG TOÀN, hoặc vẽ con hươu cạnh hai chữ Phúc – Thọ biểu thị ý nghĩa PHÚC – LỘC – THỌ. Hươu là con vật biểu trưng cho sự trường thọ, do vậy trong các bức tranh chúc thọ truyền thống thường vẽ con hươu cùng thọ tinh. Trong đồ sứ ký kiểu ta cũng hay gặp họa tiết TÙNG – LỘC, vẽ hươu bên cạnh cây tùng, biểu trưng cho TÀI LỘC và TRƯỜNG THỌ… Trong các bộ TỬU CỤ, tuy hiếm, nhưng cũng có chiếc bình rượu trong dáng hình chú HƯƠU SAO…


Ở Việt Nam, con hươu,nai tượng trưng cho tính khí hiền hoà, nhút nhát và thơ ngây. Những từ ” lóng ” như: “nai tơ”, “giả nai”, ” vẽ đường cho hươu chạy”,…NAI còn xuất hiện nhiều trong văn học, thơ ca. Tiêu biểu là trong những câu thơ bất hủ, đầy hình tượng trong bài TIẾNG THU của nhà thơ Lưu Trọng Lư, sau được nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc trong bài hát cùng tên.
EM KHÔNG NGHE MÙA THU?
LÁ THU KÊU XÀO XẠC
CON NAI VÀNG NGƠ NGÁC
ĐẠP TRÊN LÁ VÀNG KHÔ…

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=336184133391584&id=100010000008701

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.