GỐM VỚI ĐIÊU KHẮC*

Dưới thời nhà Lý, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển rực rỡ và chịu ảnh hưởng của Phật giáo rất sâu đậm.

Nhiều cung điện, đền đài, thành quách, chùa chiền được xây dựng với số lượng nhiều và quy mô lớn. Năm 1031 Lý Thái Tông đã cho dựng 950 ngôi chùa, trong đó có nhiều quốc tự với kiến trúc độc đáo: chùa Một cột( Diên Hựu ), chùa Báo Thiên, Bái Ân, Phật Tích, Long Đọi, Bà Tấm, Quảng Giáo, chùa Đàm, chùa Keo ( NĐ ),…Năm 1056, Lý Thánh Tông lập chùa Sùng Khánh, Tự Thiên Bảo Tháp trước chùa Báo Thiên,…Kiến trúc chùa, tháp thời Lý thường to, cao, có khi tới 50 -70 m. Trang trí kiến trúc chịu ảnh hưởng, giao thoa của nghệ thuật Chăm. Có lẽ do việc nhiều tù binh – thợ kiến trúc người Chăm bị bắt về Thăng Long trong cuộc chinh chiến của vua Lý Thánh Tông…

GỐM – nghệ thuật kết hợp cả điêu khắc và hội họa. Nhiều tác phẩm gốm thời Lý mang đậm yếu tố điêu khắc độc đáo, mang màu sắc Phật giáo rõ nét và hoà trộn yếu tố điêu khắc Chăm.
Xin giới thiệu một trong những hiện vật độc đáo đó cùng các bạn!

 

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=350546721955325&id=100010000008701

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.