GỐM LÝ TRẦN*

Gốm thời Lý – Trần, đặc biệt là gốm hoa nâu được các học giả trong và ngoài nước đánh giá là dòng gốm rất riêng biệt của Việt Nam. Nó rất khác biệt, rất độc đáo so với các dòng gốm khác cùng thời của ngoại bang. Chính vì vậy nhiều cao thủ trong giới sưu tập, giới họa sỹ VN, các bộ sưu tập nổi tiếng trong và ngoài nước, các bảo tàng lớn…không thể thiếu dòng gốm độc đáo, rất Việt Nam này!

Đây cũng là mảng sưu tập được quan tâm đầu tiên khi tôi chập chững bước vào thế giới cổ vật. Gốm Lý Trần rất đa dạng về chủng loại, mẫu thức, mầu men và kích cỡ. Gốm Lý Trần mang dấu ấn rất đậm của văn hoá Phật Giáo – Quốc Giáo của ĐẠI VIỆT. Đề tài trên gốm Lý Trần rất thân thiện, gần gũi, đời thường như sen, voi, vẹt, chim nước, gà, ngựa, tôm, cá v.v…Có những hoạt cảnh rất thanh bình như đi săn, chọi gà, đấu vật, vinh quy bái tổ…, nhưng cũng có khi rất hào khí Đông A như đấu sỹ với khiên giáo, cưỡi voi xông trận…Cuộc kháng chiến trường kỳ chống giặc Tống, Nguyên xen kẽ với những năm tháng độc lập, hoà bình đã in dấu đậm nét trên các di sản văn hoá, trong đó chất liệu gốm còn lưu giữ được nhiều nhất do tính phổ biến và sự bền vững trước sự hủy hoại của thời gian và môi trường nóng ẩm.
Mở đầu cho các dòng gốm Lý Trần tôi muốn giới thiệu vài hiện vật khá hiếm – những chiếc LOA GỐM. Trong bảo tàng Thanh Hoá có trưng bầy trong tủ kinh một chiếc loa bằng đồng, được tìm thấy trên một di tích chiến trận thời Lý. Trong một cuốn sách về bộ sưu tập tư nhân nước ngoài cũng có hình hai chiếc loa gốm thời Lý Trần như trong bộ sưu tập của tôi. Phải chăng những chiếc loa gốm này đã từng vang lên, thúc dục đoàn quân ĐẠI VIỆT xung trận chống lại những kẻ xâm lược, hay dùng để hoà vang khúc khải hoàn khi đại thắng quân thù. Dù thế nào, đây ắt hẳn là những sản phẩm văn hoá rất độc đáo và quý hiếm của tổ tiên để lại !


Lưu ý: Ông cha ta quả là rất am hiểu công nghệ âm thanh, khi chế tác chiếc loa gốm mà ống loa và phần loe của loa có dạng họng heo nhằm tăng hiệu suất phát thanh. Các màng loa hiện đại nhất hiện nay cũng dựa theo nguyên tắc này. Bái phục các cụ!!!

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=223617987981533&id=100010000008701

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.