Trước năm 2000, gốm Việt ít người biết và kén người chơi. Sách và tài liệu về gốm Việt rất hiếm và viết sơ sài nên kiến thức về gốm Việt trong cộng đồng cũng rất hạn chế. Người ngoại quốc thì tinh ý hơn, thấy đẹp và lạ nên mua và mang đi khá nhiều với giá rất ” bèo “. Khi đó nhiều người còn nhầm lẫn gốm Việt với gốm Tầu.
Năm 1997, hai tác giả ngoại quốc, John Stivenson và John Guy – những chuyên gia về gốm cổ đã tập hợp tư liệu từ các nguồn trong và ngoài nước ta để xuất bản cuốn sách đồ sộ với tiêu đề GỐM VIỆT NAM – MỘT DÒNG GỐM RIÊNG BIỆT. Cuốn sách được in tại Singapore, rất đẹp và gây tiếng vang lớn trong giới cổ vật trên toàn thế giới.
Năm 2000, tiến sỹ Bùi Minh Trí công bố cuốn sách khảo cứu về dòng gốm quý – GỐM HOA LAM VIỆT NAM, cũng là đề tài luận án tiến sỹ khảo cổ học của anh. Cuốn sách được giới học giả trong và ngoài nước đánh giá cao. Nhiều nhà phát hành trong và ngoài nước đã đặt mua khá nhiều, dù giá sách không hề rẻ – 120 USD/c.
Năm 2005, các anh Phạm Quốc Quân, Nguyễn Đình Chiến, giám đốc và phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia
có ý định xuất bản hai cuốn sách quý về gốm Việt là cuốn GỐM HOA NÂU VIỆT NAM và cuốn 2000 năm gốm Việt Nam. Các anh đề nghị tôi hợp tác bằng việc cho phép đăng một số hiện vật trong bộ sưu tập gốm của tôi và viết một bài về cảm nhận của một nhà sưu tập về gốm Hoa Nâu Việt Nam.
Các anh đã chọn một chiếc thạp nâu lạ của tôi để in trên trang bìa.
Một chiếc thạp Lý, bổ 8 ô, nhiều tầng hoa văn đặc trưng văn hoá ĐẠI VIỆT. Nét độc đáo nữa là chiếc nắp, với núm cánh sen 3 tầng nở xoè, giữa đài sen có khoét mộ lỗ lớn. Nhiều người cho rằng đây là thạp đựng rượu, lỗ được khoét trên nắp để cắm cần hút rượu. Toi cũng từng gặp chiếc thạp có khoét 2 lỗ trên nắp thạp đối diện nhau, và cả
hũ sành lớn thời Trần có hai đầu vòi hình rồng dùng cho rượu cần.
Các bạn thử cho ý kiến nhé!
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=357036167973047&id=100010000008701