Ngay từ khi quan hệ Việt – Mỹ còn chưa bình thường hoá, năm 1988, ba nhân vật quan trọng của Bảo tàng Nghệ thuật Á châu San Phancisco là giáo sư Nancy Tingley, Clarence Shangraw, Linda Schieler Marks đã sang Việt Nam bàn về dự án đưa cổ vật Việt Nam sang triển lãm tại Mỹ. Do quan hệ hai nước còn phức tạp, việc đưa cổ vật ra nước ngoài còn là điều mới mẻ nên việc thương lượng phải kéo dài tới…20 năm. Mãi tới năm 2009, hơn trăm cổ vật tiêu biểu VN mới được xuất dương, thực hiện sứ mệnh ngoại giao văn hoá trên đất Mỹ tại Bảo tàng Nghệ thuật Houston ( từ 13/9/2009 đến 3/1/2010 ) và sau đó tại BT Xã hội Châu Á New York ( 2/2 – 2/5/2010 ). Các hiện vật được chọn lọc từ 9 bảo tàng lớn của VN đã gây tiếng vang trong quan hệ Văn hoá hai nước sau khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1994.
Trong quan hệ Việt – Mỹ, nếu hai nước hiểu nhau hơn, kể cả trong lĩnh vực văn hoá, lịch sử thì có thể đã không xảy ra cuộc chiến đẫm máu kéo dài 21 năm. Vì vậy ý nghĩa của các cuộc triễn lãm cổ vật kéo dài 9 tháng trên đất Mỹ thực sự to lớn.
Nhân dịp này, giáo sư Nancy Tingley đã biên soạn một cuốn sách dày hơn 350 trang để giới thiệu các cổ vật thuộc các dòng văn hoá qua chiều dài lịch sử mấy nghìn năm của VN với tên gọi ” NGHỆ THUẬT CỔ VIỆT NAM, TỪ VÙNG CHÂU THỔ ĐẾN BIỂN KHƠI ” với những bài viết của nhiều tác giả và giới thiệu cả những cổ vật VN trong các bộ sưu tập cá nhân ở nước ngoài.
Xin trích giới thiệu 2 hiện vật gốm đẹp tuyệt TK15 của một nhà sưu tập Indonesia, nơi có rất nhiều gốm Việt quý hiếm, bởi Indonesia vốn là một trong những thị trường xuất khẩu gốm Việt lớn nhất trong TK 14-15. Con tầu đắm Hội An cũng được cho là chở gốm Việt tới xứ sở này…
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=330547153955282&id=100010000008701