Hổ là chúa tể rừng xanh. Hổ biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền, một trong thập nhị địa chi. Trong dân gian, hình ảnh hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu. Trên áo quan võ hàng tứ phẩm thời xưa thường được thêu hình hổ. Trong mỹ thuật cổ, tranh Hàng Trống, hổ ngự 5 phương, gọi là Ngũ Hổ, cũng là ngũ sắc, ngũ hành, ngũ phúc. Ta còn bắt gặp các biểu tượng “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ”, “Long đằng Hổ dược”, “Vân tùng Long, Phong tùng hổ”, “Long sinh quyền, Hổ sinh phong”, “Long Hổ tương phùng, hàng Long phục Hổ”,…
Trong nghệ thuật điêu khắc, tượng hổ có từ thời nhà Trần trong lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Trần Hiến Tông, bệ đá chùa Quế Dương, Lam Kinh,…
Trong thơ ca, Thế Lữ đã dùng hình tượng hổ trong vườn bách thú để diễn tả tâm trạng bất mãn với thân phận nghệ sỹ thiếu tự do trong thời kỳ Thơ Mới những năm 30:
“…Gặm một mối căm hờn trong cũi sắt/ Ta nằm dài, trông
ngày tháng dần qua…” ( Nhớ rừng, 1936 ).
Trong nghệ thuật gốm xưa, ta bắt gặp những hình tượng Hổ khá thú vị. Tôi có chiếc thạp hoa nâu thời Trần khá độc đáo với ” hoạt cảnh ” mà chúng tôi tự đặt tên là ĐIỆU HỔ LY SƠN! Một chú ngựa trên lưng có chiếc cờ hiệu đang hờ hững nhằm lôi kéo một chú hổ vằn rời khỏi hang. Chắc là chú bj trúng kế của ” kẻ chủ mưu” rồi!!! Hình tượng này muốn miêu tả binh pháp của vua quan nhà Trần dành cho giặc Nguyên Mông. Có khác nào mưu kế thời cổ đại La Mã với truyền thuyết ” con ngựa thành Troy ( Tơ – roa ) “!
Ngẫm cũng thú vị đấy chứ !!!
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=346216269055037&id=100010000008701