Việc phát lộ con tầu đắm ngoài khơi vùng biển Hội An từ những năm 90 cuối TK trước cùng với cả kho tàng gốm Việt cuối TK15 là một phát hiện, một niềm tự hào lớn lao về nghệ thuật gốm xưa của cha ông, gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Tuy vậy cũng có nhiều tiếc nuối.
1- Dù số hiện vật lành lặn được khai quật lên tới con số gần 250.000, nhưng số bị bể, vỡ còn lớn hơn rất nhiều ( khoảng hơn chục vạn ), trong đó có rất nhiều món đồ cực kỳ quý hiếm.
2- Thoả thuận phân chia số cổ vật trục vớt, ngoài tỷ lệ dành cho mỗi bên, thì Việt Nam được quyền giữ các hiện vật độc bản có một kẽ hở đáng tiếc, gây thiệt thòi lớn cho phía VN. Đó là có những loại cổ vật cực kỳ quý hiếm, nhưng có số lượng 2 chiếc thì phía VN không được giữ lại. Đáng kể nhất là 2 chiếc bình hình rồng cực đẹp trong lô đấu giá số 71 và 74 ( được phía nước ngoài đưa thành biểu tượng của phiên đấu giá bên Mỹ vào ngày 11-13/10/2000 ). Mỗi chiếc bình này được chào giá 30.000 – 50.000 USD. Nghe nói một bảo tàng nước ngoài đã trả giá cao hơn rất nhiều để dành quyền sở hữu.
3- Việc chọn hãng đấu giá Butterfields và địa điểm đấu giá tại Sanfrancisco và Los Angeles cũng là một sai lầm lớn. Nếu nhà đấu giá là Christie’s hoặc Sotherby’s đầy uy tín và nổi tiếng, địa điểm mở đấu giá tại khu vực châu Á, nơi đồ gốm Việt rất được ưa chuộng thì số tiền thu về sẽ cao hơn nhiều, và Cty SAGA HORIZON của Malaysia – đối tác của phía VN không bị rơi vào cảnh bị thua lỗ.
4- Cũng vì lý do trên, số người VN biết và tham gia đấu giá để có điều kiện lưu giữ những di sản quý giá của ông cha rất bị hạn chế.
Sau các phiên đấu giá, một số người VN, trong đó có tôi đã phải đi mua lại những món đồ đó để đưa trở lại VN. Xin được giới thiệu một trong những hiện vật hồi hương đó.
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=317903065219691&id=100010000008701