Tìm hiểu về gốm đất nung thời kỳ Lý – Trần

Gốm đất nung là sản phẩm được làm từ đất sét có độ kết dính nhưng thô (còn nhiều tạp chất ở bên trong), bằng cách nhào với nước làm nhuyễn, sau đó tạo hình và được nung ở nhiệt độ 11000C đến 11500C, những hiện vật gốm đất nung phần lớn có màu đỏ nhạt.

So sánh với các hiện vật gốm đất nung thời kỳ trước có thể nhận thấy gốm đất nung thời Lý – Trần ít tạp chất và được trang trí tỉ mỉ công phu hơn. Gốm đất nung thời kỳ này phần lớn được sản xuất ra để phục vụ cho việc xây dựng, trang trí các công trình kiến trúc Phật giáo với các hiện vật tiêu biểu như: gạch vuông, gạch tam giác, ngói ống, mảng kiến trúc hình lá đề, mô hình chùa, mô hình tháp, tượng uyên ương.

Gạch vuông trang trí hình đôi chim phượng bay ngược chiều nhau

Hiện vật gạch đất nung in nổi hai dòng chữ Hán “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” cho biết gạch được chế tạo vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 đời hoàng đế thứ ba nhà Lý. Hoàng đế thứ ba nhà Lý có niên hiệu Long Thụy Thái Bình là vua Lý Thánh Tông. Ông chính là vị vua đã cho xây dựng Văn Miếu, tháp Báo Thiên và các công trình quan trọng khác ở kinh thành Thăng Long.

Viên gạch có niên đại vào năm 1057, 4 năm sau khi Lý Thánh Tông lên ngôi.

Nghiên cứu các hiện vật gốm đất nung cho chúng ta thấy một số phương pháp chế tác được sử dụng phổ biến như in khuân một mặt đối với các hiện vật gạch vuông, gạch tam giác, chạm thủng trên mảng kiến trúc hình lá đề và trang trí hoa văn ba mặt đối với tượng uyên ương.

Trang trí chạm thủng đề tài “lưỡng long chầu nhật”  trên mảng kiến trúc hình lá đề

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.