Bí mật gốm cổ Gò Sành

Khi di chỉ Gò Sành (An Nhơn Bình Định Việt Nam) được khai quật. Một bí mật bị chôn vùi gần 500 năm đã hé ra.

Gò Sành hay còn được gọi là Lò Bát là tên của một xóm thuộc thôn Phụ Quang (Nhơn Hòa An Nhơn Bình Định) cách thành phố Quy Nhơn chừng 30km về hướng Tây Bắc. Khoảng năm 1971-1972 dân Gò Sành khi cải tạo đất để sản xuất đột nhiên phát hiện hàng loạt chén dĩa ché rượu cổ….Rất nhiều hiện vật còn nguyên vẹn khá đẹp. Phát hiện này làm cả vùng Gò Sành như phát sốt. Các nhà sưu tầm cổ vật dân buôn đồ cổ lập tức ùa đến. Đáng tiếc là do chiến tranh hãy còn ác liệt nên lúc đó các nhà nghiên cứu chưa thể xem xét thực địa và tổ chức khai quật để nghiên cứu chi tiết hơn.

1.

Gần 10 năm năm 1980 khi viết luận án Tiến sĩ về Nghệ thuật gốm cổ thế giới  bà Rosana Brown – một nhà nghiên cứu gốm cổ người Mỹ đã tiếp xúc với những cổ vật gốm Gò Sành của nhà sưu tập Hà Thúc Cần và sau đó đã dành hẳn một chương viết riêng Về nghệ thuật gốm cổ Chăm – Gò Sành (Bình Định Việt Nam) . Luận án của bà R.brown được bảo vệ thành công và hầu như ngay sau đó gốm cổ Gò Sành đã thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt là các nhà khảo cổ học ở Châu Á.

Đầu năm 1990 Viện Khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tổng hợp Bình Định đã tiến hành khảo sát thực địa Gò Sành. Tại đây các chuyên gia khảo cổ đã sửng sốt trước những dấu hiệu cho thấy sự có mặt của hơn 20 lò gốm cổ nằm rải rác trong khuôn viên chừng 1km2 đây là mật độ cao đến mức không ai hình dung trước được. Vùng Gò Sành lập tức được khoanh lại để bảo vệ. Báo cáo tỷ mỉ về cuộc thám sát này được chuyển ngay về Viện Khảo cổ học Việt Nam cũng trong thời gian này một số chuyên gia về gốm của Nhật Bản đã có những nhận định đầu tiên về mối quan hệ giữa nhóm cổ vật gốm chưa rõ nguồn gốc (ở Bảo tàng các nước Philipin Malaysia Nhật Ai Cập…) với hiện vật gốm Gò Sành Việt Nam. Các nhận định này và các giả thiết hấp dẫn sau đó đã hâm nóng trở lại cơn sốt Gò Sành. Tháng 3/1991 Đoàn chuyên gia Nhật Bản do Giáo sư G.Hasebe dẫn đầu đã đến Gò Sành khảo sát và khai quật khu vực được mệnh danh là Lò Cây Quăng. Kết quả khai quật đã làm giới nghiên cứu của 2 nước vô cùng ngạc nhiên vì chưa bao giờ người ta lại khai quật được một lò gốm còn nguyên vẹn đến như vậy. Hiện vật thu được trong đợt khai quật này chủ yếu là các loại bát ngói lá có nóc bình nhỏ một số vật dụng trang trí. Một vài hiện vật trong số này làm người ta liên tưởng đến kỹ thuật làm gốm của người Trung Hoa. Tuy nhiên rất nhiều vật dụng đặc trưng thuần túy phục vụ đời sống sinh hoạt nghệ thuật của dân tộc Chăm buộc người ta phải thận trọng trước khi đưa ra kết luận.

2.

Tháng 8/1991 một lần nữa các chuyên gia của Viện khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng Bình Định lại tổ chức khai quật Gò Sành. Lần này quy mô lớn hơn các lần trước và dài ngày hơn. Lần đầu tiên trong lòng đất khảo cổ học một lò gốm không giống bất kỳ loại lò nào từng được phát hiện trên đất nước Việt Nam đã hiện lên nguyên dạng.

Ông Đinh Bá Hòa – chuyên viên khảo cổ học của Bảo tàng Bình Định người trực tiếp tham gia khai quật và phân tích hiện vật đã mô tả : “Đây là dạng lò tương tự như lò mà các chuyên gia Nhật khai quật được nhưng cái này còn hoàn hảo hơn. Lò được xây theo kiểu hình chữ nhật và xây theo lối bán âm bán dương thành lò được xây bằng những bao nung hình trụ bên trong nhồi đất xếp ngang chồng khít lên nhau lò dài gần 10m. Bằng phương pháp khai quật khảo cổ học các chuyên gia đã bóc lộ toàn bộ chiếc lò dạng nguyên thủy. Qua các hiện vật phân loại trong tầng văn hóa điều đặc biệt của Gò Sành so với những kiểu lò gốm khác có thể nung trả gốm dân dụng sinh hoạt (các loại bình chén dĩa hũ) gốm trang trí phục vụ xây dựng kiến trúc (ngói lá các chi tiết trang trí mà thuật ngữ khảo cổ học gọi chung là đuôi phụng mỏ chim thần garuda phù điêu đất nung). Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm khác có lẽ đã được sản xuất theo đơn đặt hàng của ngành xây dựng kiến trúc với yêu cầu kỹ thuật khá cao. Về phương diện kỹ thuật gốm Gò Sành được chế tác theo hai dạng. Đầu tiên là kỹ thuật ve lòng.  Nghĩa là ở phía trong của bát chén dĩa….khi nhúng men người ta đã chừa một vùng không tráng men – kỹ thuật này còn có tác dụng giúp các sản phẩm khi nung chín không bị dính vào nhau. Thứ hai là kỹ thuật con kê con kê phát hiện ở các lò gốm tại Gò Sành có tới 5 mấu các con kê này được dùng để chèn chống dính khi nung. Kỹ thuật này có nhiều điểm giống như kỹ thuật của người Việt Trung Hoa”.

Năm 1992 Gò Sành lại được khai quật lần nữa di chỉ được khai quật là một lò nung khá nguyên vẹn. Kiểu dáng tuy không khác với dạng lò đã được khảo sát năm 1991 nhưng có một vài đặc điểm cá biệt : dài hơn (11m) tường lò được đắp bằng đất sét nện  rất chắc (Lò Chình). Sản phẩm của dạng lò này hầu hết là những vật dụng kích cỡ lớn (bình chén hũ) kỹ thuật chế tác gốm cũng cao hơn so với những sản phẩm đã từng được khai quật ở Gò Sành màu men cũng phong phú hơn (trắng xanh vàng gia lươn…). các sản phẩm nhỏ như bát chén tô…thì tinh xảo và đẹp hơn (nhiều hiện vật đang được lưu giữ và trưng bày ở Bảo tàng Bình Định). Một vài sản phẩm có họa tiết trang trí nút dây hình rồng như gốm Việt – Lý Trần ở nhóm sản phẩm men ngọc lại mang màu sắc gốm Trung Hoa. Và cũng như lần trước tại khu vực di chỉ các chuyên gia cũng tìm thấy nhiều sản phẩm của nghệ thuật kiến trúc xây dựng.

Qua tất cả các lần khảo sát khai quật điều đáng chú ý nhất là những người thợ gốm đã tích lũy được vốn liếng kỹ thuật chế tác gốm và kỹ thuật nung sản phẩm rất cao chất lượng sản phẩm dường như cũng được kiểm soát rất chặt chẽ và sản phẩm hư hỏng hầu như rất ít (ở bãi  phế phẩm người ta đếm được rất ít sản phẩm hỏng mảnh vỡ sản phẩm). Cuối cùng có lẽ số lượng sản phẩm gốm trong lò khi nung cũng được khống chế rất nghiêm ngặt. Tháng 4/1994 những thông tin mới về gốm cổ Gò Sành đã buộc 14 nhà khảo cổ nhà nghiên cứu về gốm hàng đầu của Nhật Bản bay sang Việt Nam và cũng như các lần trước họ lại khai quật ở Gò Sành. Giáo sư Xoji Aogari sau đó đã công bố : Gốm cổ Gò Sành nằm trong khung niên đại từ TK XIV đến XVI. Trước đây người ta đã từng phát hiện ra nhiều hiện vật tương tự ở Philipin Malaysia…nhưng một số thì nhầm là gốm cổ Trung Quốc nhóm thận trọng hơn thì…tiếp tục đưa ra các giải thiết. Nhưng chưa từng ai nói đến biết về gốm Chăm – Việt Nam. Giờ đây thì mọi việc đã quá rõ ràng đây là một trung tâm sản xuất gồ gốm cực kỳ phồn vinh của khu vực Đông Nam Á sản phẩm của nó đã xuất hiện ở cả thị trường Ai Cập xa xôi. Theo tư liệu của giới nghiên cứu Nhật Bản sản phẩm của gò Sành đã được tìm thấy tại hơn 30 điểm khai quật khảo cổ ở Nhật vùng Đông Nam Á ven bờ Địa Trung Hải Hồng Hải và Ai Cập…

Một số hoa văn hiếm hoi theo phong cách gốm Việt và một ít bát đã có màu men ngọc gần giống men Trung Hoa buộc nhiều người phải đặt lại câu hỏi : Gồm cổ Gò Sành có thật sự là của người Chămpa hay không? Và chúng có niên đại nào? Tháng 10/1997 sau hơn 3 năm nghiên cứu thẩm định so sánh và đánh giá phân tích ông Đinh Bá Hòa đã cho biết: “Gốm cổ Gò Sành – Bình Định Việt Nam và những câu hỏi xung quanh nó là đề tài mà tôi chọn để thực hiện luận án Phó Tiến sĩ của mình từ 3 năm nay. Trên 6.000 hiện vật thu được qua hai lần chúng tôi tự tay khai quật gồm các mảnh vỡ và một số hiện vật nguyên vẹn không một dấu hiệu nào trên các sản phẩm nói lên tín hiệu về chủ nhân của nó. Về thư tịch cổ chúng tôi cũng chưa thấy nguồn sử liệu nào chép về những khu vực sản xuất gốm lớn như Gò Sành các hiện vật cũng hoàn toàn khác. Gốm Việt về men hiện nay chưa định hình mà chủ yếu là men hoa lam. Và men hoa lam ở Gò Sành hiện nay chưa  tìm thấy một cách rõ ràng để có chấp nhận giả thiết – Chủ nhân nghề gốm ở Gò Sành là người Việt. Có thể là người Hoa chăng? Sản phẩm tìm thấy trong hố khai quật là bằng chứng xác thực nhất nhưng chúng cũng không có gì để người ta có thể căn cứ vào đó là kết luận rằng đây là của người Hoa.

Theo lịch sử Gò Sành – Bình Định trong quá khứ là đất thuộc Vương quốc Chămpa. Nên nhớ mãi đến TK XV (1471) vương quốc Chămpa mới thật sự hòa nhập vào Đại Việt. Hơn nữa những sản phẩm gốm phục vụ trang trí xây dựng kiến trúc phát hiện ở Gò Sành (đuôi phụng chim thần garuda) lại mang phong cách kiến trúc thành – tháp Chăm. Vì vậy chủ nhân của Gò Sành nhất định là người Chăm. Một vài họa tiết màu đen nào đó hao hao gốm Việt gốm Trung Hoa có lẽ đó là dấu hiệu của sự giao thoa giữa các phong cách gốm với nhau. Về niên đại nhờ vào các hiện vật kiến trúc các chi tiết trang trí ở góc tháp mỏ chim thần garuda bằng gốm đất nung có thể thấy rằng những chi tiết hoa văn trên các hiện vật này rất giống các sản phẩm tương tự đến nay vẫn còn trên tháp Thủ Thiện (Tây Sơn) Cánh Tiên (An Nhơn) mà ai cũng có thể tự mình so sánh được và các tháp này có niên đại từ XII XIII. Vậy có thể kết luận rằng niên đại của các lò gốm Gò Sành là từ TK XIII-XIV”.

3.

Cho đến nay ngoài trung tâm Gò Sành ra mới đây các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra thêm 3 trung tâm gốm cổ khác Trường Cửu (Nhơn Lộc An Nhơn) Gò Hời (Tây Ninh Tây Sơn) Gò Cây Me (Nhơn Mỹ An Nhơn). Các trung tâm này đều nằm ven bờ sông Kôn gần phía tây kinh đô Vijaya. Cho đến nay chưa một nơi nào lại có nhiều trung tâm sản xuất gốm Chăm cổ nhiều như ở Bình Định và cũng chưa nơi nào mà lò gốm cổ lại nguyên vẹn và đẹp như vậy. Với trình độ kỹ thuật chế tác gốm rất cao kỹ thuật nung gốm hoàn hảo sản phẩm gốm tuyệt đẹp trung tâm gốm cổ Gò Sành – Bình Định Việt Nam đã chính thức trở thành một địa chỉ lớn trên bản đồ nghề thuật gốm cổ thế giới.

Vấn đề Gò Sành cho dù vậy vẫn chưa kết thúc. Các nhà nghiên cứu giờ đây lại tiếp tục tìm cách trả lời câu hỏi : Vì sao Gò Sành lại đủ sức cung ứng sản phẩm cho nhiều quốc gia quá xa xôi với nhiều đường nét sản phẩm thỏa mãn được thị hiếu cá biệt của các dân tộc khác với dân tộc Chăm đến vậy đâu là “con đường tơ lụa” của gốm Gò Sành liệu có mối quan hệ nào giữa nghệ thuật gốm cổ Chăm với nghệ thuật kiến trúc xây dựng các tháp Chăm ở rất gần với chúng (nghệ thuật xây dựng tháp của Chăm đến nay vẫn còn nằm trong vòng bí mật). Còn rất nhiều bí mật nữa đang chờ được đánh thức.

Bá Phùng

Nguồn: http://tranbaphung.vnweblogs.com/a9753/bi-mat-gom-co-go-sanh.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.