1. Xương gốm
Xương gốm thời Lý thường trắng và mịn. Còn xương gốm thời Trần có màu đặc trưng là màu khoai sọ.
Nguyên nhân của sự khác biệt này đó là do xương gốm thời Lý được ủ lâu hơn, hàm lượng ô xít sắt ít. Thời Lý là thời kỳ đầu đất nước độc lập tự chủ, dân số ít, chính vì vậy các sản phẩm đồ gia dụng được sản xuất ra với số lượng vừa phải và được chau chuốt, tỷ mỷ trong khâu sản xuất cả trong việc ủ đất và trang trí hoa văn.
Sang thời Trần, dân số tăng nhanh, nhu cầu sử dụng đồ dùng cũng theo đó mà tăng lên. Và một điều hiển nhiên là khi sản xuất với số lượng nhiều thì thời gian ủ xương gốm sẽ được rút ngắn, các sản phẩm sẽ không được tạo hình và trang trí tỉ mỉ như trước nữa. Do thời gian ủ xương gốm bị rút ngắn dẫn đến các ô xít sắt trong xương gốm còn nhiều, khi nung ở nhiệt độ cao, các phản ứng hóa học xảy ra ở bên trong lớp men dẫn đến hiện tượng phồng rộp ở nhiều sản phẩm thời kỳ này.
2. Đáy
Khi quan sát đáy của hai sản phẩm gốm thời kỳ này ta thấy có sự khác biệt rõ ràng. Đáy của gốm thời Lý thường có màu trắng sáng giống như xương gốm và được cắt vét rất tỉ mỉ.
Đáy bát hiện vật gốm thời Lý có màu trắng sáng và được cắt vét tỉ mỉ
Còn thời Trần do sản xuất với số lượng nhiều nên đáy các hiện vật thường không được chau chuốt,tỉ mỉ như thời Lý.
Đáy các hiện vật bát thời Trần được làm thô và dày hơn