TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH*

Đã qua ngày Phật Đản nhưng vừa gặp một bức tượng, thấy là lạ nên viết mấy dòng để học hỏi thêm. Bức tượng thể hiện hình ảnh một em bé, đầu to, tai to, mặt trái xoan,không tóc, khoác trên mình tấm vải, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Theo nhận dạng các loại tượng Phật thì đây là bức TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH.

Theo truyền thuyết Phật giáo, mẹ Đức Phật, bà Maha Maya trên đường về quê nhà, tay đang níu cành hoa vô ưu thì hạ sinh Đức Phật tại vườn Lâm Tỳ Ni ở Nepan. Vừa chào đời, Đức Phật đã bước đi trên 7 đóa sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất và nói: “THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN!”( Trên trời, dưới đất, duy ta là số một!).
Bức tượng này bị mất phần đế là đài sen. Tuy vậy bức tượng có một số chi tiết khác lạ:
1. Thường thì các bức tượng Phật Đản sinh chỉ giơ 1 ngón lên trời và một ngón xuống đất ( ám chỉ trên trời, dưới đất chỉ có ta là số 1). Ở bức tượng này Đức Phật lại giơ 2 ngón tay lên trời và 2 ngón xuống đất!
2. Thường thì loại tượng này, tay phải chỉ lên, tay trái chỉ xuống. Ở đây ngược lại!
3. Thường thì tay chỉ lên trời giơ hẳn lên cao, còn ở bức tượng này tay giơ lên chỉ ngang vai!

Cách đây ít năm có một người mua được một bức tượng gỗ sơn thếp cũng có những điểm khác biệt như bức tượng này và cũng đã có một số người giải thích như sau:
1. Có thể khi Phật giáo mới du nhập vào VN, nghệ nhân đúc tượng chưa thạo lịch sử Phật Giáo nên tạo hình bị sai! Lập luận này theo tôi không đúng vì các bức tượng mà tôi thấy chỉ có niên đại sớm nhất là thời Lê Sơ. Khi đó đạo Phật đã du nhập VN từ rất lâu rồi.
2. Có thể vị sư trụ trì ở ngôi chùa nào đó thấy câu nói ” Trên trời, dưới đất chỉ duy ta là số 1″ không phù hợp với triết lý đạo Phật, câu nói có vẻ tự tôn, tự đại quá, nên đã cho tạc tượng ” Ta là thứ nhì chỉ sau Trời và Đất!”.
3. Một người khác dùng Việt Dịch và Việt Nho để giải thích: Tay trái mang tính DƯƠNG nên được nối với cực DƯƠNG ( TRỜI ), tay phải mang tính ÂM nên được nối với cực ÂM ( ĐẤT ); dùng 2 ngón tay để nêu lên tính hữu nghi ( một cặp ); 2 là ngôi vị thứ hai từ trên xuống và từ dưới lên; THIÊN, ĐỊA, NHÂN thì NHÂN đứng giữa TRỜI và ĐẤT; đứng trên toà sen- con người là kết tinh của ĐẤT, TRỜI!

Còn tôi thì cho rằng thời Lê Sơ, Phật giáo bị Nho giáo lấn át. Mà theo Nho giáo thì THIÊN bao giờ cũng cao hơn hết. Tôi có một Quả Chuông thời Tự Đức, trên thân chuông có khắc câu tụng ” Thiên tử vạn vạn niên”. Chữ THIÊN ở đây được khắc cao hơn tất cả các cột chữ còn lại, cao hơn cả chữ PHAT. Như vậy triết lý Nho giáo đã ảnh hưởng ngay cả trong văn hoá Phật giáo sau thời Lý Trần!

Xin mời các vị cao kiến chỉ giáo thêm cho thấu lý!

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=294979700845361&id=100010000008701

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.