Khi người châu Âu bắt đầu bắt chước sứ Trung Quốc trong thế kỷ 15, họ đã không hoàn toàn thành công khi trộn lẫn đất sét và thủy tinh, hay các thành phần khác nhau trong thủy tinh, và tạo nên một đồ vật trong mờ mỏng trông giống như sứ thật. Tuy nhiên, những cái mà họ xoay xở tạo ra là những đồ sứ xốp.
Một cái bình đựng nước Meissen (bình đựng rượu) dựa trên một nguyên mẫu đồ sứ Trung Quốc và được J.G.Horoldt trang trí cảnh vật theo phong cách Trung Quốc. (Ảnh của Bảo tàng Gardiner)
Đồ sứ xốp (Soft paste porcelain) dày, giòn và trong suốt hơn so với đồ sứ thật, nên cũng dễ trầy xước hơn.
Sứ Trung Hoa Meissen là câu trả lời của châu Âu với các đồ sứ đẹp từ phương Đông, kết hợp các nghiên cứu của các nhà giả kim JPBottger và nghệ sĩ Johann G.Horoldt và công việc của người làm mẫu vật Johann Kandler.
Trên thực tế, sứ trắng tráng men lần đầu tiên được Bottger làm ở châu Âu vào năm 1708, trong khi vua Augustus 11 đã mời Bottger làm việc ở Ba Lan, điều đó có nghĩa rằng Ba Lan hoàn toàn có thể khẳng định việc mình khám phá ra gốm sứ cứng ở phương Tây. Nhà vua đã rất vui mừng khi ông thành lập nhà máy Meissen gần Dresden vào năm 1710. Đây là nơi đầu tiên đồ sứ cứng ở châu Âu được sản xuất.
Những mẫu sản phẩm đầu tiên được mô phỏng theo màu bạc. Hoa văn trang trí thường là hoa trong màu đen nguyên thủy được mạ vàng hay đôi khi là màu tím lộng lẫy. Đến cuối giai đoạn Bottger (trước năm 1719), người châu Âu nhìn thấy mạ vàng phong cách Trung Quốc lần đầu tiên được áp dụng trên những bộ phận khác nhau.
Từ năm 1720 đến 1735, nhà máy Meissen đã mời Horoldt đến làm việc. Horoldt là một nghệ sĩ nổi tiếng với phong cách Trung Quốc, và do đó phần thân đồ sứ đã có màu trắng hơn, một số tách cà phê thực sự rất đẹp, rồi đĩa bát dao nĩa sứ cũng được ra đời, chúng thường có các họa tiết dựa trên tranh hoa Nhật Bản.
Trước khi qua đời vào khoảng 10 năm sau đó, Bottger đã phát triển một loạt các chất liệu màu, và trong 20 năm tiếp theo công việc này được Horoldt kế thừa.
Người ta nhanh chóng nhận ra vua Augustus 11 muốn nhiều màu hơn đẹp hơn, ông muốn gốm sứ có thể tạo hình hay có chất lượng như khuôn mẫu tạo hình. Và đó là những gì ông đạt được khi Kandler được bổ nhiệm làm người chỉ huy tạo hình.
Kandler bắt đầu một thời kỳ phát triển lớn với đồ gốm có thể tạo hình, theo đó nhà vua đã đáp ứng số lượng khổng lồ đồ gốm mà ông từng yêu cầu. Ngày nay, trong sàn đấu giá hay cửa hàng đồ gốm cổ, chúng ta có thể thỉnh thoảng bắt gặp những đồ gốm sứ châu Âu cả chính hãng và giả mạo, mặc dù họ có uy tín cao. Những nhãn hiệu này thường là giả mạo vì sẽ rất khó để có một mẫu vật thực sự đến từ thời kỳ đại diện.
Các hình dáng thể hiện sự khéo tay và nét trang trí tinh tế của những bó hoa gợi nhớ lại một thế giới của vẻ đẹp và sự quyến rũ, sang trọng của thế kỷ 18 hào hoa phong nhã, của lòng dũng cảm và liều lĩnh.
Những người sưu tầm gốm sứ Meissen nghiêm túc sẽ đủ khôn ngoan để sắp xếp một chuyến thăm đến bảo tàng Gardiner ở Toronto để xem những đồ gốm sứ Meissen thực sự trông như thế nào.
Thanh Phong, dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Nguồn: https://tinhhoa.net/tim-hieu-nguon-goc-va-nghe-thuat-cua-su-meissen.html
Video: https://www.youtube.com/watch?v=dXcMpYr1U4Q&t=17s