Men gốm thời Trần phong phú bậc nhất trong các dòng gốm cổ VN. Trong các màu men thì CELADON/MEN NGỌC thời Trần chiếm vị trí rất đặc biệt, nhất là những sản phẩm của các lò ngự dụng, quan diêu.
Archives
THU CÚC*
…Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em…
( Thư tình cuối mùa thu, Xuân Quỳnh )
LAM TUYỀN/TUÝ LAM – TIỀN THÂN GỐM ĐẶNG HUYỀN THÔNG*
Men lam, men chàm, men Hồi đều cùng chỉ loại men có màu xanh cobalt, xuất xứ từ ngàn năm trước ở vùng Lưỡng Hà, quanh vịnh Persic, nơi sản sinh ra những viên gạch men vẽ hoa văn màu lam, dùng trang trí cho những ngôi đền Hồi giáo. Từ TK13 Trung Hoa đã du nhập loại men này để chế tác các loại gốm xanh trắng nổi tiếng thời nhà Nguyên ( Yuan ) và nhà Minh…
“Rước nước, tế cá” tri ân nhà Trần một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới
Cùng với nghi lễ Rước kiệu Ngọc Lộ và lễ Khai ấn, nghi lễ “rước nước, tế cá” là một trong 3 nghi lễ chính của lễ hội Khai ấn đền Trần. Nghi lễ “rước nước, tế cá” có ý nghĩa tri ân tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.
Sáng ngày 19/2, (nhằm ngày 12 tháng giêng), tại khu di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã tổ chức thực hiện nghi lễ “rước nước, tế cá”. Đây là năm thứ 3 nghi lễ này được phục dựng lại sau nhiều năm mai một.
Các cụ cao niên lấy nước từ Giếng Cổ Continue reading
Mây – biểu tượng tạo hình của mỹ thuật thời Lý – Trần
Môtip mây là biểu tượng không thể thiếu trong các công trình kiến trúc tôn giáo truyền thống. Sự xuất hiện hằng xuyên của môtip mây làm cho tác phẩm hay các công trình tôn giáo thêm giá trị thẩm mỹ, đồng thời cũng không làm mất đi tính dân tộc sẵn có. Chạm khắc môtip mây thời Lý – Trần không chỉ mang chức năng trang trí cho các công trình kiến trúc mà còn tạo điều kiện cho người đương thời và cả đời sau tiếp xúc và cảm nhận nghệ thuật chạm khắc này bằng mỹ cảm dân tộc, bằng sự duy trì phong cách tạo hình riêng biệt, tinh tế, khỏe, rõ ràng.
Mây là để chỉ hiện tượng thiên nhiên, mây với vai trò làm ra mưa nên liên quan đến hoạt động của trời. Đối với cư dân nông nghiệp, mây mang đến những dấu hiệu tốt lành, hạnh phúc bởi mây là dấu hiệu, báo hiệu có mưa… Có lẽ từ những khái niệm về mây như vậy mà chúng ta thấy các nghệ nhân dân gian xưa ghép môtip mây vào cùng những đồ án trang trí mang tính linh thiêng như: mây – rồng, mây – tiên nữ, mây – phượng, mây – mặt trời, mây – lửa. Dân gian thường dùng hình tượng rồng, mây như rồng mây gặp hội (long vân khánh hội) để nói về cơ hội may mắn của con người, chỉ đến việc rồng gặp mây như sự đỗ đạt, vua sáng gặp tôi hiền. Continue reading
Hoa sen trong nghệ thuật gốm Việt truyền thống
Không biết tự bao giờ, hoa sen, loài hoa đẹp có cốt cách trong sáng, xuất nê bất nhiễm, đã đi vào văn hóa của người Việt với nhiều ý nghĩa thâm thúy. Sen xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử đất nước như một biểu tượng cho phẩm chất thanh cao, tinh khiết và cao quý. Trong đời sống văn hóa của người Việt, hình ảnh hoa sen đặc biệt không thể thiếu trong trang trí các cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, trong nghệ thuật tạc tượng, trong những áng thơ văn… và riêng với nghệ thuật trang trí gốm sứ truyền thống, hoa sen dường như sống mãi với thời gian dù cho thế cuộc có trải qua bao bể dâu.
Qua mỗi giai đoạn của lịch sử phong kiến, hình họa hoa sen đã lưu lại những dấu ấn riêng, hơi thở riêng của thời đại trên những hiện vật gốm. Chúng luôn đánh dấu một sự kế thừa và sáng tạo không ngừng để luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc. Continue reading
Bộ sưu tập báu vật “siêu khủng” của đại gia Ninh Bình
Sau hơn 43 năm rong ruổi khắp nơi sưu tầm đồ cổ, hiện ông Đinh Văn Dần,sinh năm 1950, ở phường Bích Đào, (TP Ninh Bình) đang sở hữu hàng nghìn cổ vật quý giá.
Ông Dần, cho biết, trong bộ sưu tập cổ vật của ông có nhiều cổ vật mang tầm bảo vật quốc gia như: Bình, tháp, ấm, bát gốm sứ Lý Hoa nâu(thời nhà Lý); lư hương, ấm gốm thời nhà Mạc; đèn gốm đầu hạc nhà Lý; ấm rượu thời Lý; đèn nhà Trần; ghè thời Minh, đôi nghê thời Lê…
Với ông cổ vật quý không quan trọng được làm bằng chất liệu gì chỉ cần có có giá trị về thời gian, có tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế bộ sưu tập cồ vật của ông rất phong phú và đa dạng về chất liệu như: Gốm sứ, đồng, đá, sắt, gỗ, ngọc…
Được biết, ngoài thú sưu tầm cổ vật ông Dần còn nhận sửa chữa, phục chế hoa văn, họa tiết cổ vật để kiếm thêm tiền sưu tầm thêm cổ vật.
Ông Dần chia sẻ: “ Tương lai tôi muốn xây bảo tàng để trưng bày hết những cổ vật mình có và sau này sẽ để lại toàn bộ cho con cháu tôi. Với tôi cổ vật quý là vô giá trị, nó là tinh hoa, là di sản của mỗi thời kỳ đất nước nên tôi muốn sưu tầm, gìn giữ và bảo về cho thế hệ mai sau. Tôi rất mong con cháu tôi sau này sẽ kế thừa thú chơi cổ vật của tôi gìn giữ, phát huy hết giá trị của cổ vật”.
Sau đây mời độc giả cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập cổ vật “siêu khủng” của ông Dần được phóng viên Báo Dân Sinh ghi lại.
Tốt nghiệp Đại học cơ điện Thái Nguyên loại ưu nhưng ông Dần không theo nghề mà lại say mê chơi, sưu tầm cổ vật.
Một góc trưng bày cổ vật quý của ông Dần.
“Lọ Mai Bình (Tuyên Đức niên chế) cao 45cm thuộc loại gốm Việt cao cấp thời nhà Minh, được sản xuất, chế tác năm vua Tuyên Đức, đến giờ vẫn lành nguyên vẹn, đầy đủ hoa văn, chữ nghĩa. Ông Dần cho biết đây là món đồ đầu tiên ông mua và hiện tại giá trị quốc tế của nó là khoảng 15 triệu đôla. Hiện tại ông có 3 chiếc bình này.
Cận cảnh hoa văn tinh tế của một chiếc lọ Mai Bình.
Chiếc bình Lý Hoa nâu là một trong 4 cổ vật quý thuộc dòng gốm sứ thời nhà Lý. Nhiều người trả tiền tỷ nhưng ông không bán. Bình còn nguyên vẹn, họa văn, họa tiết từ 5- 7 tầng rõ nét như: Hoa sen quấn, hoa cúc, hoa thị, người, phật, quỷ đội cánh sen. Theo lời ông cổ vật thời Lý mang đậm dấu ấn phật giáo vì thời đó đạo phật được tôn xùng và con là quốc giáo.
Trong bộ sưu tầm của ông có nhiều cổ vật tầm cổ vật quốc gia như lư hương men ngọc lam sám thời nhà Mạc, cao khoảng 30 cm, lành tuyệt đối cao. Hoa văn trên lư hương gồm rồng, phương, chim, cánh sen và minh văn, thái cực nó mang ý nghĩa thể hiện sự tâm linh cao quý.
Đèn dầu gốm đầu hạc thời nhà Lý là cổ vật ông rất quý và tự hào vì cả nước có vài cái và trên bảo tàng Quốc Tế có một cái nhưng đêu bị sứt, mẻ, hỏng men và xấu không được đẹp bằng của ông.
Chiếc mặt nạ Mo Mường của ông Dần được Unesco dán tem công nhận là di sản văn hóa.
Đôi nghê thời Lê, cao 30cm, thân vảy rồng, mặt sư tử.
Một chiếc bình rượu gốm sứ thời nhà Mạc, men lam, hình cá đâu chim, cao 20cm, rộng khoảng 7cm, trên thân ấm có hoa văn như dải lụa, ngư tảo.
Rìu đá cổ.
Ông Dần, sở hữu rất nhiều bình vôi thời Lý.
Ông Dần tận dụng chiếc phản để bày những cổ vật quý như: Rìu đá, rìu ngọc, dao ngọc, ngọc bội, bát…
Những miếng ngọc bội quý có niên đại hàng nghìn năm từ các thời đại triều đình khác nhau.
Sinh ra ở vùng đất có nghề truyền thống chụp ảnh, và từng hành nghề chụp ảnh kiếm sống, ông Dần tự làm cho mình một bức ảnh với tên gọi “Người sưu tầm báu vật”.
Đỗ Đức
Nguồn: http://baodansinh.vn/bo-suu-tap-bau-vat–sieu-khung-cua-dai-gia-ninh-binh-d2088.html
Kinh thành Thăng Long thời Trần
Kinh thành thời Trần và thời Lý về cơ bản không có nhiều khác biệt. Kế thừa thời Lý, thời Trần cũng chia Kinh thành làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn bán, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Bá quan văn võ, hoàng thân quốc thích cũng dựng phủ điện ở khu vực Kinh thành.
Về hệ thống cung điện của triều đình tại khu vực Kinh thành Thăng Long, năm 1237, vua Trần Thái Tông cho dời điện Linh Quang về bến Đông Bộ Đầu và đổi tên thành điện Phong Thủy. Điện này là nơi đón tiếp nhà vua đến xem đua thuyền, cũng là nơi dâng trà, trầu cau cho nhà vua. Vì thế, dân gian vẫn gọi đó là điện Hô Trà. Bến Đông Bộ Đầu vừa là bến cảng của quân đội, vừa là nơi diễn tập thủy chiến, lại là nơi diễn ra các cuộc đua thuyền vào mùa thu hằng năm. Vậy nên bến này được xây dựng thành cụm kiến trúc rất tráng lệ. Trạm Hoài Viễn của nhà Lý vẫn được nhà Trần tiếp dùng. Nhưng bên cạnh đó, nhà Trần cho xây dựng thêm sứ quán dành riêng cho sứ giả phương Bắc ở khu Quán Sứ (nay vẫn gọi là Quán Sứ), xây hành cung của nhà vua ở khu vực Gia Lâm ngày nay.
Tiếp nối truyền thống tôn sư, trọng đạo, năm 1243, vua Trần Thái Tông cho trùng tu Quốc Tử Giám. Năm 1253, Trần Thái Tông cho lập Viện Quốc học làm nơi sôi kinh nấu sử cho con em quý tộc và nho sĩ ưu tú của cả nước, đồng thời cho tô tượng Khổng Tử, Chu Công và vẽ hình 72 vị tiền bối của làng Nho để thờ phụng tại đây. Các đình, đền, chùa, miếu thời Trần hầu như không được xây mới, chủ yếu chỉ trùng tu lại các kiến trúc sẵn có từ thời Lý. Điều đó cho thấy, sang thời Trần, Nho giáo đã được triều đình trọng vọng hơn. Phật giáo tuy vẫn còn thịnh hành, nhưng không còn giữ được vị trí tối thượng như thời Lý.
Để đề cao tinh thần thượng võ, năm 1253, Trần Thái Tông cho xây dựng Giảng Võ đường làm nơi luyện rèn võ nghệ. Phàm là vương hầu, tôn thất đều phải trải qua quá trình rèn luyện võ nghệ ở đó.
Bên cạnh các công trình cung điện của triều đình, phủ đệ của bá quan văn võ và hoàng thân, quốc thích, khu vực Kinh thành Thăng Long còn bao gồm các phường cư dân thành thị chuyên việc buôn bán, làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp hay nông nghiệp. Lần đầu tiên, trong chính sử xuất hiện ghi chép về số lượng các phường ở Thăng Long. Cổ sử chép: “Bắt chước đời trước, chia làm 61 phường”. Với sử liệu này, có thể khẳng định việc chia Thăng Long làm 61 phường đã có từ đời Lý.
Hệ thống lại ghi chép từ cổ sử, có thể kể ra một số phường cổ thời nhà Trần như sau:
Phường An Hoa nằm bên bờ sông Cái (sông Hồng) là nơi hỏa táng linh cữu vua Lý Huệ Tông của nhà Lý. Sử chép rằng, dù nhà Trần đã thay nhà Lý trị vì thiên hạ, Lý Huệ Tông bị bức đi tu nhưng vẫn chưa dứt tục lụy, thường lân la dạo chơi ở các phường, chợ khiến dân chúng tụ tập xem mặt rất huyên náo. Trần Thủ Độ sợ có biến bèn ngầm sai giết Lý Huệ Tông, khoét một lối đi qua thành rồi đưa linh cữu Lý Huệ Tông đi hỏa táng tại phường An Hoa. Sự kiện này diễn ra vào mùa thu năm 1226.
Phường Hạc Kiều là nơi đặt cung Phụ Thiên. Phụ Thiên là nơi ở của Trần Thừa, bố của Trần Thái Tông và được phong làm Thượng hoàng vào tháng 10 âm lịch năm 1226.
Phường Giang Khẩu là nơi giam giữ Hôn Đức Công Dương Nhật Lễ, kẻ mưu toan tiếm ngôi nhà Trần năm 1370.
Phường Cơ Xá là cảng và là nơi ở của cư dân vùng đất bãi. Năm 1265, nước dâng cao làm ngập toàn bộ phường này khiến cư dân và súc vật bị chết chìm rất nhiều. Vì lẽ này mà vua Trần Thánh Tông ban bố lệnh đại xá ngõ hầu giảm tai ương.
Phủ Phụng Thiên có các phường: Tàng Kiếm chuyên nghề làm kiệu, áo giáp, binh khí; Yên Thái chuyên làm giấy với nhịp chày làm giấy đã đi vào thơ ca dân gian; hai phường Thụy Chương và Nghi Tàm chuyên nghề dệt vải và dệt lụa; Hà Tân là nơi tập trung những người thợ nung vôi; Hàng Đào chuyên việc nhuộm điều; Tả Nhất làm quạt; Thịnh Quang chuyên nghề làm long nhãn; Đồng Nhân bán áo diệp y.
Ở phía Tây Kinh thành có phường Tây Nhai (nay thuộc khu Liễu Giai), phường Kiều Các Đài.
Phường Nhai Tuân là nơi vua Trần dành làm nơi ở cho đoàn người nhà Tống lưu vong sang nước ta do bị quân Nguyên xâm chiếm. Lại tạo điều kiện cho những người này làm ăn, buôn bán. Khi Hốt Tất Liệt đòi nhà Trần nộp những người này, vua Trần Thái Tông đã thẳng thắn bác bỏ.
Phía Bắc sông Tô Lịch là phường Toán Viên (vườn tỏi), là nơi vua Trần Dụ Tông sai người vỡ đất trồng tỏi và rau dưa. Phường này ở vị trí gần Cửa Bắc, bên kia đường Phan Đình Phùng (nơi trước đây có sông Tô Lịch chảy qua).
Gốm men trắng thế kỷ 11 – 14 (phần 2)
Gốm men trắng trên hiện vật bát, đĩa, chén:
Bát: Men trắng xám đường kính 16,5 cm, cao 6 cm, gờ miệng viền tròn, đế nhỏ, đáy lõm để mộc, trong lòng in nổi hoa lá và 5 dấu kê. Lại có bát men trắng xám, đường kính miệng 21 cm, cao 9,5 cm, gờ miệng vê tròn, thành ngoài chia múi hình cánh sen, đế thấp, đáy mộc. Trong lòng in nổi rồng mây và hoa lá.
Chén: Có nắp gồm 3 chiếc dính nhau, 3 nắp chén cũng dính nhau, cao 4,7 cm. Trên mặt nắp chạm khắc 3 hình chim phượng bay, khuôn trong viền tròn, trên thân và nắp đắp nổi bông hoa nhỏ, lòng và đáy để mộc, men trắng ngà đã bong nhiều chỗ. Có lẽ đây là một loại chén thờ.
Đài sen: Men trắng xám cao 14 cm, đường kính miệng 11,5 cm cũng là một loại hình hiếm gặp. Cấu tạo đài sen gồm nhiều phần với miệng hình đĩa, lòng phẳng khắc hoa lá không men, xung quanh chạm nổi 4 băng cánh sen, chân cao hình con tiện nhiều cấp.
Đĩa sen:
Đều thuộc loại đồ thờ, lòng phẳng khắc hoa văn trang trí, không phủ men, thành ngoài chạm nổi 2 – 3 lớp cánh sen, cánh to xen cánh nhỏ. Đĩa sen men trắng ngà, cao 2,3 cm, đường kính miệng 9,7 cm, gờ miệng phẳng, trong lòng khắc một cành hoa lá sen không men, thành ngoài chạm 2 băng cánh sen nổi.
Có đĩa sen khác lớn hơn, cao 5,8 cm, đường kính miệng tới 15,7 cm, gờ miệng phẳng, trong lòng khắc một hình rồng Lý và 2 cành lá cùng một băng hình xoắn. Thành ngoài chạm khắc 3 băng cánh sen. Chân đế cao, trổ thủng ô hình chữ nhật, chạm khắc những hình “em bé của thế giới cực lạc” với tư thế 2 chân quỳ, 2 tay nâng, đầu nghiêng. Đây là loại đĩa sen có kiểu dáng và trang trí tương tự loại đĩa sen gốm hoa nâu và đĩa sen men xanh lục.
Đĩa: Men trắng ngà cao 4 cm, đường kính miệng 14,8 cm, miệng loe, gờ uốn, thành vát, đế thấp, đáy mộc. Trong lòng in nổi băng văn mây hình khánh với dải đuôi cong nhọn và 5 dấu kê.
Khuôn đúc: Ở khu vực Hoàng thành Thăng Long, trước đây đã tìm thấy những khuôn đúc bằng gốm men trắng, có cả phần lõi và vỏ. Khuôn có vỏ hình hộp tròn, lõi hình bông hoa 6 cánh hay 8 cánh, in nổi hình rồng Lý và hoa chanh 4 cánh. Phần trong vỏ khuôn và lõi đều không men. Những khuôn gốm này chỉ cao 1,5 cm – 2 cm và đường kính từ 5,7 cm – 7,1 cm, nhưng hoa văn rồng và hoa chanh đều rất tinh xảo.
Gốm men trắng trên hiện vật Liễn, thạp, thủy chùy:
Liễn: Gốm men trắng có nắp tạo dáng hình quả dưa, thân chia múi nổi. Nắp liễn có chỏm hình búp sen. Trên nắp và vai chạm khắc băng cánh sen nổi và 6 núm ngang, cùng một băng các bông hoa tròn. Liễn men trắng ngà hiện trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một đại diện tiêu biểu cho loại hình gốm men trắng, xương gốm mỏng, được lọc luyện kỹ, men phủ trắng ngà, lớp cánh sen nổi cũng là điển hình của phong cách trang trí thời Lý.
Thạp: Gốm men ngà rạn, hiện do Bảo tàng Hà Nội lưu giữ, cao 37,5 cm, đường kính miệng 22 cm, có kiểu dáng giống như thạp gốm hoa nâu. Thạp có gờ miệng vát, vai xuôi, thân hình trụ trên to dưới nhỏ. Vai chạm khắc băng cánh sen nổi, cánh to xen nhỏ và 5 núm ngang, thân khắc chìm 2 băng sen dây kiểu hoa bổ dọc, các cặp cánh đối xứng.
Thủy chùy: Men ngà xám, là loại dùng đựng nước rửa bút lông sau khi viết, chỉ cao 4,5 cm và đường kính miệng 3,6 cm. Thủy chùy tạo hình một bông sen nở với 4 lớp cánh nổi, chân đế loe, đáy mộc.
Gốm men trắng trên các hiện vật khác:
Những đồ gốm men trắng thời Trần đã gặp các kiểu dáng tương tự thời Lý, ngoài ra còn thấy bình men trắng ngà, miệng loe, cổ cao, thân dáng choé, cổ có băng hoa nổi, viền đế tô men nâu, cao 40,6 cm, đường kính miệng 20,3 cm. Hũ có nắp, trang trí nổi băng cánh sen, vòng tròn nhỏ và 4 núm ngang với đặc trưng của hoa văn thời Lý – Trần.
Thống: Gốm men trắng ngà, hiện do Bảo tàng Nam Định lưu giữ, cao 45 cm, đường kính miệng 26,5 cm, gờ miệng tròn, thân tạo dáng bông hoa cúc, đáy bằng để mộc. Trên vai đắp nổi 2 băng cánh sen.
Trong các di tích, phế tích khai quật được ở khu vực thành Thăng Long, phần lớn chỉ là những mảnh của các loại đồ gốm gia dụng, ít gặp những tiêu bản nguyên lành. Song, đó chính là chứng tích về cuộc sống của con người thời Lý – Trần, cũng như những bằng chứng đích thực về dòng gốm men trắng dưới thời Lý-Trần. Gốm men trắng thời Lý – Trần có thể xem như dòng gốm bạch định ở Việt Nam và rất khác biệt so với Trung Quốc bởi xương gốm dày, thô, men không sáng bóng.
Các khu vực sản xuất gốm men trắng:
Khu vực sản xuất gốm men trắng có lẽ là vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Hà Nội. Gốm men trắng thời Lý thường được phủ dày và có màu trắng như nước gạo nếp nhưng sang thời Trần phổ biến là màu trắng ngà, lớp men mỏng không còn độ sâu lắng như trước nữa.
Gốm men trắng ngà thời Lý – Trần cũng chính là động lực cho sự phát triển đặc biệt của gốm men trắng thời Lê Sơ với những sản phẩm trang trí nổi hình rồng, phượng hay dây hoa lá,…. Gốm men trắng thời Lý-Trần đóng góp những minh chứng mới lạ về truyền thống riêng biệt của gốm Việt Nam.
Nguồn tin: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
9 điều cơ bản cần biết về dòng gốm hoa nâu
1. Gốm hoa nâu được các chuyên gia gốm sứ thống nhất để mô tả một loại đồ gốm có trang trí hoa văn bằng men mầu nâu.
Thạp gốm hoa nâu thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)
2. Gốm hoa nâu thuộc loại sành xốp dầy, xương gốm thô và nặng được nung từ 1000 đến 1300 độ C.
3. Xuất hiện từ cuối thời Lý (thế kỷ XII) nhưng phát triển rực rỡ nhất dưới thời Trần (thế kỷ XIII – XIV)
4. Đa số hoa văn trên gốm hoa nâu được tạo bằng kỹ thuật cạo xương gốm khi mới phủ men nền, sau đó người thợ gốm dùng bút lông vẽ hoa văn mầu nâu trên phần đã được cạo, hay vạch vẽ hoa văn lên sản phẩm trên nền men nền rồi đem nung.
5. Hai nơi sản xuất gốm hoa nâu chính là ở vùng Thiên Trường (Nam Định) và Hoàng Thành Thăng Long.
6. Đề tài trang trí chủ đạo là sóng nước và hoa sen.
7. Nghệ thuật trang trí trên gốm hoa nâu được vẽ theo lối tả thực, gần gũi với cuộc sống, phản ánh tư tưởng của thời đại.
Mảnh thạp trang trí cảnh tập luyện võ nghệ thời Trần
8. Vào cuối thời Trần sang đầu thời Lê sơ bắt đầu xuất hiện loại gốm vẽ màu nâu lên xương gốm sau đó mới phủ men.
9. Là dòng gốm được các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đánh giá cao, được xem là dòng gốm cổ Việt Nam riêng biệt, không trộn lẫn với bất cứ một dòng gốm cổ nào trên thế giới.