Archives

BÌNH BÁT TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO*

Một ngày đẹp trời, khi đang tìm kiếm thêm hiện vật cho bộ sưu tập gốm hoa văn ” dương xỉ “, tôi…choáng khi bắt gặp một chiếc gùa lớn, đường kính cỡ 20cm. Hoa văn ám họa cả trong và ngoài rất tinh xảo, tạo dáng rất cân đối, hài hòa, men ngọc trong vắt. Chỉ tiếc bị một vết xăm nhỏ. Nhưng không sao, vẫn là báu vật thời Phật giáo nhà Trần. Đêm về vẫn bật đèn mấy bận xăm xoi, suy luận xem vật dụng này dùng để làm gì mà kỳ công đến thế!


Điều đặc biệt là giữa lòng có một bông sen rất to và đẹp, xung quanh ám họa một vòng dây ” dương xỉ

“. Bên ngoài: phía dưới trang trí cánh sen vòng quanh chân đế, viền miệng họa tiết ” chữ công ” cách điệu!…Một món đồ đậm nét Phật giáo thời Trần!


Nếu là đồ đựng thức ăn thì chắc chỉ bậc vua quan mới xứng. Tham khảo anh bạn sành sỏi trong giới cổ vật, anh ngẫm một lúc rồi suy đoán: có thể đây là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng thời Trần…
Tìm đọc tư liệu liên quan đến lịch sử Phật giáo: “… Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài. Những hiền nhân nay đây mai đó, từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực và sở hữu của họ không có gì ngoài 3 chiếc áo cà sa và 1 chiếc bình bát. Danh từ KHẤT SỸ có từ đó. Khất sỹ là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi TÂM!…”
Giờ thì tôi tin, cổ vật mà tôi tâm đắc lâu nay là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng nhà Trần, khi văn hóa Phật giáo đang trên đỉnh thịnh hành…
Mời các bạn cho thêm ý kiến. Xin thỉnh giáo!

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

Di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y

Di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên có diện tích là 49.050 m2 được công nhận là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 38/2001/QĐ – BVHTT ngày 12/7/2001.

Continue reading

THƯỢNG VÕ

“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập..
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có “ ( trích Bình Ngô Đại Cáo )

***

Continue reading

GỐM TRẦN & NGHỆ THUẬT TRỪU TƯỢNG*

TRỪU có nghĩa là kéo ra, rút ra.
TƯỢNG là hình ảnh cụ thể của một vật thể ( object ).
TRỪU TƯỢNG ( abstract ) là rút hình ảnh ra khỏi vật thể.
Hội họa trừu tượng là thể loại hội họa, trong đó chỉ có HÌNH mà không còn TƯỢNG nữa.

Continue reading

GỐM LÝ TRẦN*

Gốm thời Lý – Trần, đặc biệt là gốm hoa nâu được các học giả trong và ngoài nước đánh giá là dòng gốm rất riêng biệt của Việt Nam. Nó rất khác biệt, rất độc đáo so với các dòng gốm khác cùng thời của ngoại bang. Chính vì vậy nhiều cao thủ trong giới sưu tập, giới họa sỹ VN, các bộ sưu tập nổi tiếng trong và ngoài nước, các bảo tàng lớn…không thể thiếu dòng gốm độc đáo, rất Việt Nam này!

Continue reading

GÓC NHÌN: CHUYỆN THIÊN HẠ VÀ CHUYỆN BẢN THÂN

Chuyện người xưa
Cô hàng xóm đẩy cửa vào xin lửa. Chủ nhà chằm chằm nhìn “xôi” nhìn “bưởi” láng giềng, quên cấp phép. Cô gái lại lên tiếng:
-Con xin ông tý lửa ạ!
Như tỉnh giấc mộng, lão ậm ừ:
-Vào bếp…

Continue reading

GÓC NHÌN: HÁNG LẠ

Đầu năm, Cành rủ Hoa đi hội. Chốn đông người hai đứa bị đưa đẩy, dồn nén hết cả hơi, tụt cả quần.
Luống cuống, cả hai tay túm quần, Hoa bị lạc mất bạn trai.
Réo tên bạn khản cổ, chỉ nghe bọn trai lạ cười trêu:
-Bỏ mẹ thằng ấy đi! Về với anh cho ấm cật em ạ.
-Thằng ấy lừa đấy! Khóc làm gì, chuyển phỏm về anh thôi! Continue reading

GÓC NHÌN: HÀNG QUEN

Thấy túi quà tặng thầy môn nhiếp ảnh vẫn chềnh ềnh trên bàn, chồng:
-Không chúc mừng Thày cu Tèo?
-Chúc rồi!
-Túi quà còn nguyên. Chúc bằng mồm à?
-Ông ấy không nhận!
-Bỗng dưng tử tế nhỉ! Đỡ tốn. Continue reading