Không hiểu quãng sông này hay quãng dưới kia thời Trần , Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chạy giặc trên sông phát hiện cuối sông có phục kích qua lối truy kích của địch đã bỏ thuyền lên bộ thoát một cách ngoạn mục , để lại một bài học sâu sắc trong binh thư ! Continue reading
Archives
CHUYỆN LÀNG GỐM (17)
Càng vào hè càng bức , các bài tập càng dầy thêm : đánh , đỡ , đâm chém ,chống quân kỵ , xáp trận . Trung sỹ Hoắc có cái tật : coi lính như con , thương lính hơn vợ . Thật dễ hiểu bởi lính là cơm no, là áo ấm , là thoát khỏi đói nghèo , là thăng quan tiến chức , là niềm kiêu hãnh với bằng hữu nơi quê nhà . Lính không được phép đói , lính không được phép gầy ốm , lính qua tay ta đào luyện phải tinh thông binh nghiệp .
Phép vượt hào , hào càng ngày càng sâu càng rộng ra . Nào chạy lấy đà nhún người nhẩy , chú ý dưới hào cắm chông , không qua được chỉ có lòi ruột …,
LÃNG ĐÃNG
Mùa Lá Rụng
Bụi cuốn tung lên
Vê thành quả bóng
Mang đi tất cả
Những thứ trên đường
Cả lá vàng rơi
Cả mùa vàng lá
NGHE MƯA
Một ngày hè trung tuần tháng sáu, nắng đã đậu tít trên ngọn cây cao, như thể nó đã ở đó từ khi mọi người còn chưa thức dậy.. Nó nhìn chằm chằm vào hai mẹ con dưới hàng đinh dành cho người bộ hành.. Thằng bé hai chân khuềnh khoàng đeo chiếc ba lô căng đầy đi trẻ cùng mẹ băng qua đường trong sự vội vã, vì xa xa đằng kia có một khoảng tối trên cao mà chốc nữa nó sẽ trút rất nhiều nước xuống nơi đây!
Một vài người tại một ngã tư đang vội vàng dừng xe mặc áo mưa thì một vài người lại vội vàng cởi áo mưa.. Nếu không ở đó chắc bạn sẽ không hiểu, vì chỗ này không mưa, nhưng chỗ kia, góc ngay bên kia mưa đang đang xối xả..
MỘT MÙA TRĂNG
Chiều bàng bạc loang loáng của dải nắng cuối ngày cũng vội vàng tắt, không thấy cả bóng dáng của ánh hoàng hôn.. mà ngọn đèn đường thì vẫn chưa kịp sáng. Cái giao thức về chiều mà mấy bữa nay Hạ còn chưa muốn đi, Đông thì chưa kịp đến, Thu vẫn còn đủng đỉnh thả mùa xuống đường.. làm trời đất cứ nhá nhem như đứa trẻ mải chơi đến giờ ăn tối mà vẫn chưa chịu về, khiến cánh Nhà đèn cũng từ ấy mà bối rối mặc định bật tắt cho cái thời khắc “Phố lên đèn”
Đông về sáng nay..
Bầu trời như sắp đổ sập xuống phố.. mang theo những đám mây đen bao phủ cả một vùng nhìn xa.. cái cảm giác sởn da gà chạy qua sau gáy khi các đợt gió mạnh dần lên.. cuốn theo bụi trắng và vô số cỏ rác. Trước mắt là một vệt loang loáng mỡ gà của bầu trời chiếu vào những tấm kính lớn của tòa nhà cao tầng phía trước làm mắt cũng được nhuộm một mầu vàng óng.. ở đó có hình những đám mây di chuyển bất thường ngang qua tấm gương khiến nó giống một chiếc màn hình lớn cực đại diễn tả chân thực quang cảnh một cơn mưa lớn sắp đổ sập xuống nơi đây..
Hà nội một ngày cuối thu..
À mà là một ngày đầu Đông thì đúng hơn, vì mới sáng sớm ngoài đường họ đã mặc những chiếc áo rất dày để chống lại cái rét đầu mùa nhưng lại mang hương vị của cơn gió cuối thu. Từng đọt từng đọt phù phù thổi.. khiến hàng sấu ven đường cứ rì rào rì rào như thể cái siết tay trong tay của đôi nam nữ đang yêu sải bước chân vội vã.. lúc thì mơn man khẽ đùa vào tóc như đã quen biết từ rất lâu, khi thì như giận dữ thốc tháo thổi.. khiến cây cối cứ ngả nghiêng không ngừng..
Khu Gia Đình
Căn nhà thuộc dãy nhà cuối cùng khu gia đình nơi xưa kia rộng chừng hơn hai chục mét vuông nhưng luôn đầy ắp tiếng cười và người vào ra.. đó là một “Thư viện” nhỏ do một gia đình nhà báo quân đội, họ đã nhường cái phòng khách nhỏ để sách và truyện cho thanh thiếu niên chúng tôi dùng làm thư viện của khu tập thể..
HOA XUÂN CA
Trời lẩm nhẩm mưa, lẩm nhẩm lạnh từ chiều cho đến đêm, mà khéo đến mai còn chưa tạnh! Anh ngồi thu lu một mình trên chiếc ghế dài, giật mình nghe tiếng côn đồng hồ khô khốc điểm, trong sự cô đơn tĩnh lặng của loài người, báo hiệu vừa hết canh ba. Cái lưng cũng lẩm nhẩm đau, lẩm nhẩm nhức sau một ngày dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới. Phải chăng mùa xuân này là khởi đầu cho một mùa xuân của sự “trưởng thành”, khiến tâm hồn đứa trẻ trong anh cũng dần biến mất..
ĐÊM NẰM MƠ PHỐ
Vậy là ông Táo đã về trời được năm ngày rồi mà dân tình dưới trần thì vẫn ngược xuôi xuôi ngược, bộn bề toan tính.. Nhẩm đi nhẩm lại thì chỉ còn đúng ba hôm nữa là tết, mà đã tết rồi thì chỉ có nước “tẹt ga”, tẹt ga chơi, tẹt ga ăn uống tưng bừng. Mà không!, đúng ra là tết bây giờ thì cứ nói vậy cho nó hoài niệm, chứ giờ ngày thường dân ta thích tết là có ngay tết, thích ăn uống tổ chức linh đình là có linh đình., nên giờ cái cánh ăn mày dĩ vãng, hồn ở muôn năm cũ.. có lẽ vẫn cứ mong ước một cái tết xưa, tết của ngày xưa, tết của cái thời mà không cần cho thêm bất cứ thứ gia vị nào nữa.!
Tôi kể bạn nghe về cái mùa xuân ấy.. từ xa xưa, hình như lâu lắm, nhớ nhớ quên quên, chạnh lòng chắc ẩn khi cứ mỗi độ tết đến xuân về.. như một sự tri ân để bù đắp tinh thần cho những ngày toan tính chạy đua thời cuộc ngoài kia..