Archives

GỐM SA HUỲNH*

Thời sơ sử, trên dải đất VN ngày nay có 3 nền văn hoá: phức hệ văn hoá Phùng Nguyên – Đông Sơn, phức hệ VH Bàu Trám – Sa Huỳnh và phức hệ VH Đồng Nai. 3 phức hệ VH ấy đã phát triển thành 3 nền văn minh lớn, ứng với 3 quốc gia cổ là Văn Lang – Âu Lạc, Sa Huỳnh – Chăm Pa và Phù Nam…
Hai nền VH phía Bắc và Phía Nam tôi muốn để dịp khác. Nhân dọn dẹp nhà cửa cuối năm, tôi thấy một hũ gốm Sa Huỳnh đã sưu tầm từ lâu, nằm lẫn giữa những món đồ yêu thích khác. Ngắm lại thấy cảm xúc thật khác lạ…

Continue reading

GỐM LÊ TRUNG HƯNG (Phần 2)

Ngoài mẫu thức phổ biến là các các đồ thờ tự, gốm Lê Trung Hưng còn được biết đến nhiều qua mẫu thức tửu cụ với tạo dáng phong phú, màu men xanh lục hoặc điểm vàng nâu truyền thống.

Bình rượu hình cá

Continue reading

GỐM THỜI LÊ TRUNG HƯNG (Phần 1)

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc vào năm 1592, khi Trịnh Tùng kéo quân từ Thanh Hoá tiến hành bắc phạt, giành lại Đông Kinh ( Thăng Long cũ ) từ tay nhà Mạc. Một thiết chế Vua Lê – Chúa Trịnh được mở ra, kéo dài suốt 200 năm bắt đầu…

Continue reading

GỐM LAM XÁM*

Đó là loại gốm được phủ một loại men màu lam đậm ( ngả đen ) mà giới chuyên môn và sưu tầm thường gọi là GỐM LAM XÁM. Loại gốm này đã khá phổ biến từ thế kỷ 15, được sản xuất tại lò Chu Đậu, với những mẫu thức như bình tỳ bà, ấm kendi, ang, đĩa, thủy trì, hộp nhỏ,…trong đó một số có ám họa hoa văn trang trí, hoa, lá…

Continue reading

Xuân – Hạ – Thu – Đông

Xuân Hạ Thu Đông chỉ là cái tên, nếu đổi thành mai lan cúc trúc hay ngư tiều canh độc…gì đó, nó cũng chỉ đại diện cho đặc trưng thời tiết khí hậu, qua 4 thời kỳ khác biệt nhau của một năm…

Nghĩa là người ta có tác động hoặc suy nghĩ như thế nào, về cơ bản, diễn biến điều kiện tự nhiên vẫn vậy…

Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (1)

Chiều tà , nắng nhuộm vàng rặng xoan đào đang vào mùa trút lá làm rực lên những chùm quả chín lúc lỉu .Trọng đông đã vào tháng một ,chả mấy mà tết ,hanh heo rát cả mặt . Lão Vương thở dài , nhìn về phía cửa sông lẽ ra thuyền bè tầu buôn ra ra vào tấp nập . Ông biết tất cả thế là hết ,ông biết vì sao tất cả các chủ lò lần lượt phải bỏ làng ra đi . Hàng trăm lò với hàng nghìn con người ,làng ,xã và hàng tổng lúc nào cũng nườm nượp như vào hội mà giờ đây xơ xác tiêu điều ! Giờ đến lượt gia đình ông ,thôi thì : đã liều ba bẩy cũng liều – cầm bằng con trẻ chơi diều đứt dây . Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (2)

Gió từ cửa sông thổi vào mang hơi thở mặn mòi của biển : mùi của hoang sơ ,mùi cá ,mùi quả chín . Xa xa có khói nhà chài , nhịp gõ ván thuyền rồn cá vang trên mặt sông như toả sương ! Những đàn cò ,đàn vạc đàn sếu bay về nơi trú ngụ ,có tiếng ngỗng tác lưng trời . Trên dòng sông những đám bèo vấn vít, những cụm rau muống muộn đang dâng dâng những nụ hoa tím dập dềnh trôi về phía biển cả . Lão Vương cảm thấy chân tay bồn chồn ,lão chỉ muốn quay về ngay lán thợ để đưa lên mặt đĩa ,đưa lên thân bình những hình ảnh – cái cảm xúc mà lão vừa thấy được ! Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (3)

Mọi dòng sông đều trôi ra biển ,không biết có từ bao giờ những con đê đã chạy dọc theo hai bên bờ ,để mỗi mùa lũ về nước không còn nhấn chìm cư dân và mùa màng vùng hạ lưu . Dòng sông bên lở bên bồi , mùa lũ nước từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn rực đỏ phù sa ,tiếng xói lở của những vỉa đất vang xa vào những thôn làng hai bên triền sông trong tiếng trống ngũ liên hộ đê vang vọng . Trong cái nỗi phập phù lo ngại ấy ,có một mối lợi lớn hiện hữu : những vỉa đất sét ! Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (4)

Đất lở – ký ức chợt hiện về trong lão . Thủa ấy lão còn trẻ lắm làm thơ , viết văn , luyện chữ , tập võ , luyện quyền đủ cả . Chống mảng đi lấy đất ven sông cùng chúng bạn là cả một niềm vui bất tận của tuổi trẻ . Tay sào thọc xuống đáy nước , chỉ một cái nhún chiếc mảng vút đi cảm giác bay bổng ùa ngập đến kỳ lạ . Chiếc mảng của chàng đang trờ tới , thọc sào vừa nhún chân thì có tiếng thét : đất lở ! Ngước lên trên bờ cao một đứa trẻ đang chới với , chân của cả mảng đất mà nó đang đứng tở ra sụm xuống . Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (5)

Nhưng chàng đã nhầm , nhầm hoàn toàn ! Nhà nàng đâu có phải chỉ là vuông đất được rào giậu ngăn quây kín bằng lau sậy . Cũng thật dễ hiểu vùng đất bãi nơi hạ lưu các dòng sông cây cối lau sậy , cỏ , lác mọc um xùm . Ngay tự thời Hồng Đức đã ban chiếu khuyến nông ! ai khẩn hoang được bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu , nhằm chiêu dụ dân ly tán về xây làng lập ấp . Continue reading