Archives

NGỰA BAY TRÊN GỐM VIỆT*

Hình tượng NGỰA BAY trong thần thoại Hy Lạp – PEGASUS, thì đã quá nổi tiếng. Đó là vật cưỡi của Hải Thần Poseidon, màu trắng, có cánh. Sau khi giúp người anh hùng đánh bại quái vật Chimera, thần Zeus ( Dớt ) đã biến nó thành một chòm sao trên bầu trời Auriga – chòm sao Thiên Mã. Rất nhiều năm tôi cứ ngỡ Ngựa Bay là hình tượng…độc quyền của văn hoá cổ đại Hy Lạp…

Continue reading

CHIM TRONG ĐỒ ÁN HOA VĂN GỐM VIỆT*

Thế kỷ 15, gốm hoa lam VN đạt cực thịnh. Loại hình, kiểu dáng, đồ án hoa văn, màu men đều phong phú, kỹ nghệ tạo tác, dụng cụ,lò nung…được hoàn thiện đáng kể so với các thời kỳ trước…Ngoài những đề tài mang tính cung đình, tôn giáo, quyền lực…như rồng, phượng, voi, ngựa, quái thú v.v, thì những đồ án họa tiết sơn thủy, hoa lá…cũng rất phổ biến.

Continue reading

CHIM TRÊN GỐM VIỆT*

Nhất NHÂN, nhì VẬT. Với đề tài VẬT, động vật, thì chim và cá là đồ án được dùng khá phổ biến trên gốm Việt cổ. Hôm trước nói về CÁ, hôm nay nói về…CHIM!
Trên mặt trống đồng Đông Sơn, trên những chiếc thạp hoa nâu Lý Trần, trên đồ gốm thời Lê…ta bắt gặp hình ảnh những đàn chim, những chú chim dang cánh bay lượn hoặc đứng ngồi đủ tư thế PHI MINH TÚC THỰC.

Continue reading

LAM TUYỀN/TUÝ LAM – TIỀN THÂN GỐM ĐẶNG HUYỀN THÔNG*

Men lam, men chàm, men Hồi đều cùng chỉ loại men có màu xanh cobalt, xuất xứ từ ngàn năm trước ở vùng Lưỡng Hà, quanh vịnh Persic, nơi sản sinh ra những viên gạch men vẽ hoa văn màu lam, dùng trang trí cho những ngôi đền Hồi giáo. Từ TK13 Trung Hoa đã du nhập loại men này để chế tác các loại gốm xanh trắng nổi tiếng thời nhà Nguyên ( Yuan ) và nhà Minh…

Continue reading

VĂN HOÁ TRẦU CAU, ĐÂU CHỈ CÓ VN!

…Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?…

… Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi…

Continue reading

Bảo vật quốc gia: “Rồng đá” (Xà Thần) ở đền thờ Lê Văn Thịnh

Đền thờ Lê Văn Thịnh tọa lạc ở sườn phía nam núi Thiên Thai, nay thuộc thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình. Đây là nơi tôn thờ, tưởng niệm sâu sắc về Trạng nguyên khai khoa-Thái sư Lê Văn Thịnh, một danh nhân tiêu biểu có công lao to lớn đối với vương triều Lý và đất nước ta
Ngôi đền được xây dựng từ lâu đời bên cạnh chùa Thiên Thư, trên mảnh đất vốn là nhà riêng của Thái sư Lê Văn Thịnh. Hiện trong khu di tích còn bảo lưu được nhiều tài liệu hiện vật phản ánh về cuộc đời, sự nghiệp Thái sư Lê Văn Thịnh trong đó có tượng “rồng đá”, được các nhà nghiên cứu đánh giá là “độc nhất vô nhị” chưa từng có trong nền mỹ thuật Việt Nam. Continue reading

Hình tượng rắn trên gốm cổ Chu Đậu

Bấy lâu nay dòng gốm Chu Đậu luôn đem lại cho những người quan tâm, yêu thích gốm cổ nhiều điều thú vị về nguồn gốc, lai lịch cũng như sự hình thành, phát triển và lụi tàn một cách nghiệt ngã của nó. Điều gì khiến cho dòng gốm này trở nên nổi tiếng khắp nơi trên thế giới vào những TK XV-XVI? Có lẽ, chính các đề tài trang trí cùng các hoa văn độc đáo đã đem đến cho gốm Chu Đậu một chỗ đứng không thể lẫn với các loại gốm cùng thời.

Trong rất nhiều đồ án trang trí của gốm Chu Đậu, ngoài những đề tài thực vật, kết hợp thực vật với động vật, phong cảnh, con người,…, còn có mảng đề tài động vật rất phong phú. Trong mảng này, bên cạnh đề tài tứ linh, những con vật trong cuộc sống đời thường đã được nghệ nhân Chu Đậu xưa khéo léo và tinh tế đưa vào sản phẩm bằng những cảm xúc chân thật của mình, lúc bay bổng, thoát tục, khi đơn sơ, mộc mạc trước cuộc sống, trước thiên nhiên tươi đẹp của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Continue reading

Hoa sen trong nghệ thuật gốm Việt truyền thống

Không biết tự bao giờ, hoa sen, loài hoa đẹp có cốt cách trong sáng, xuất nê bất nhiễm, đã đi vào văn hóa của người Việt với nhiều ý nghĩa thâm thúy. Sen xuất hiện trong suốt chiều dài lịch sử đất nước như một biểu tượng cho phẩm chất thanh cao, tinh khiết và cao quý. Trong đời sống văn hóa của người Việt, hình ảnh hoa sen đặc biệt không thể thiếu trong trang trí các cung điện, lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, trong nghệ thuật tạc tượng, trong những áng thơ văn… và riêng với nghệ thuật trang trí gốm sứ truyền thống, hoa sen dường như sống mãi với thời gian dù cho thế cuộc có trải qua bao bể dâu.

Qua mỗi giai đoạn của lịch sử phong kiến, hình họa hoa sen đã lưu lại những dấu ấn riêng, hơi thở riêng của thời đại trên những hiện vật gốm. Chúng luôn đánh dấu một sự kế thừa và sáng tạo không ngừng để luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc. Continue reading

Gốm Chu Đậu – tinh hoa văn hóa Việt Nam

“Gốm Chu Đậu – tinh hoa văn hóa Việt Nam” là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Mang nặng văn hóa thuần Việt với những đặc trưng tinh xảo, sau gần ba thế kỷ bị vùi sâu trong lòng đất, gốm Chu Đậu đã được khai phá và hồi sinh rực rỡ.

Chu Đậu là một trong những cái nôi của nghề gốm Việt Nam. Thôn Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chu là thuyền, Đậu là bến. Chu Đậu là thuyền đậu bên bến sông. Bao nhiêu đời nay trong trí nhớ của những người còn sống, Chu Đậu là làng quê nhỏ, hiền hòa, nằm nép mình bên dòng sông Thái Bình. Đến khi xuất hiện những dấu vết về một trung tâm gốm phát triển rực rỡ nhiều thế kỷ trước tại chính địa danh này, Chu Đậu đã trở thành mảnh đất ấp ủ trong lòng nó một mỏ vàng quý giá, đó là lưu truyền về một dòng gốm bác học đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất trên thế giới thời bấy giờ. Continue reading