Đầu năm, Cành rủ Hoa đi hội. Chốn đông người hai đứa bị đưa đẩy, dồn nén hết cả hơi, tụt cả quần.
Luống cuống, cả hai tay túm quần, Hoa bị lạc mất bạn trai.
Réo tên bạn khản cổ, chỉ nghe bọn trai lạ cười trêu:
-Bỏ mẹ thằng ấy đi! Về với anh cho ấm cật em ạ.
-Thằng ấy lừa đấy! Khóc làm gì, chuyển phỏm về anh thôi! Continue reading
Archives
GÓC NHÌN: MẶT QUEN
Chuyện thứ nhất
Thầy thường dạy đời trên tivi.
Một lần, đi trực giảng, trong lúc đợi cơm tối, thầy lạo dạo bờ đê để giết thời gian.
Lũ trẻ thôn quê thấy người lạ liền chạy theo. Bỗng chúng chỉ trỏ rồi thì thầm:
-Ông này trông quen quen chúng may ạ !
-Ừ, tao gặp lão già ấy ở đâu rồi í !
-Mặt quen “méo” chịu được !
Khi nào có tiền
Vợ quẳng thúng gánh vào đống rơm, rồi ấm ức cáu cẳn:
-Mong có ngày vang vẻ. Em chẳng nề hà, theo anh đến bất kể đâu, chỉ để ngắm nhìn vài ba món gốm cổ…
GÓC NHÌN – BÉ MÀ TO
Tý đi chơi cùng bố mẹ ở phố “Người Lớn.”
Mẹ đỏ mặt. Bố lom khom. Còn nó tủm tỉm cười, rồi nói:
-Mẹ về đi! Con với bố ở đây!
CỔ VẬT LY HƯƠNG*
Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.
TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH*
Đã qua ngày Phật Đản nhưng vừa gặp một bức tượng, thấy là lạ nên viết mấy dòng để học hỏi thêm. Bức tượng thể hiện hình ảnh một em bé, đầu to, tai to, mặt trái xoan,không tóc, khoác trên mình tấm vải, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Theo nhận dạng các loại tượng Phật thì đây là bức TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH.
CON TẦU ĐẮM HỘI AN – MỘT PHÁT HIỆN, MỘT NIỀM TỰ HÀO VÀ MỘT SỰ TIẾC NUỐI*
Việc phát lộ con tầu đắm ngoài khơi vùng biển Hội An từ những năm 90 cuối TK trước cùng với cả kho tàng gốm Việt cuối TK15 là một phát hiện, một niềm tự hào lớn lao về nghệ thuật gốm xưa của cha ông, gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Tuy vậy cũng có nhiều tiếc nuối.
GỐM TAM THÁI*
Cần phân biệt với gốm tam sắc ( Tangsancai/ Đường Tam Sắc ) nổi tiếng thời nhà Đường. Gốm tam sắc dùng 3 màu men chủ đạo là vàng, xanh lục và trắng vẽ, phủ lên cốt gốm rồi nung một lần, thường thấy trên những tượng gốm hình người, ngựa, lạc đà,…thời nhà Đường ( 618-907 ). Gốm Tam thái thì khác. Cốt gốm sau khi vẽ họa tiết màu xanh cobalt hoặc không rồi phủ một lớp men kính, sau đó đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao, sau cùng mới vẽ tiếp các họa tiết bằng 3 mầu vàng, xanh lục và đỏ tía, rồi đưa vào lò hấp ở nhiệt độ thấp. Đối với những món đồ cao cấp thì màu vàng được thay thế bằng vàng thật dát mỏng.
GIAO LƯU VĂN HOÁ QUA CỔ VẬT*
Ngay từ khi quan hệ Việt – Mỹ còn chưa bình thường hoá, năm 1988, ba nhân vật quan trọng của Bảo tàng Nghệ thuật Á châu San Phancisco là giáo sư Nancy Tingley, Clarence Shangraw, Linda Schieler Marks đã sang Việt Nam bàn về dự án đưa cổ vật Việt Nam sang triển lãm tại Mỹ. Do quan hệ hai nước còn phức tạp, việc đưa cổ vật ra nước ngoài còn là điều mới mẻ nên việc thương lượng phải kéo dài tới…20 năm. Mãi tới năm 2009, hơn trăm cổ vật tiêu biểu VN mới được xuất dương, thực hiện sứ mệnh ngoại giao văn hoá trên đất Mỹ tại Bảo tàng Nghệ thuật Houston ( từ 13/9/2009 đến 3/1/2010 ) và sau đó tại BT Xã hội Châu Á New York ( 2/2 – 2/5/2010 ). Các hiện vật được chọn lọc từ 9 bảo tàng lớn của VN đã gây tiếng vang trong quan hệ Văn hoá hai nước sau khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1994.
ĐĨA BAY MADE IN VIỆT NAM TK15*!
Hôm nay, hãng TTX COVATVIET NEW ( CVVN ) đã đăng tin: Việt Nam đã từng có ĐĨA BAY cách nay 600 năm, kèm theo là những bức ảnh những chiếc đĩa bay với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Thông tin đã gây bão trong giới khoa học và cánh nhà báo vốn rất nhạy với những thông tin và các bức ảnh được cho là đĩa bay của người ngoài hành tinh…