Archives
Nét đẹp huyền bí ở đình làng Phú Hậu (Lập Thạch – Vĩnh Phúc)
Làng Phú Hậu, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch (tỉnh Vĩnh Phúc) nằm giữa nơi giao nhau của sông Lô và sông Phó Đáy, tạo nên một hình thế “lưỡng long ngậm ngọc” (hai con rồng cùng ngậm một viên ngọc). Đến đây, chúng tôi như được đắm mình vào bầu không khí trong lành và trù phú của cây trái trên vùng đất này.
Đình Thổ Hà (Bắc Giang)
Vị trí: Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Đặc điểm: Đình thờ Thành hoàng làng Thái thượng lão quân.
Tương truyền, Thái thượng lão quân vốn mang họ Lý tên Đam, là người phương Bắc sống vào thời Vua An Dương Vương. Vì có công giết giặc Xích Quỷ, mở trường dạy học tại làng Thổ Hà nên các triều đại phong kiến đã sắc phong ông làm Thượng Đẳng Thần và Thành Hoàng Thái Thượng, đồng thời cho phép dân làng lập đình thờ phụng.
Chùa Thổ Hà (Bắc Giang)
ĐỀN TRẦN THÁI BÌNH*
Di tích có 3 phân khu chính:
1- Khu lăng mộ gồm 4 lăng:
+ Lăng mộ Trần Thừa ( Trần Thái Tổ ) – Thọ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Cảnh ( Trần Thái Tông ) – Chiêu Lăng.
+ Lăng mộ Trần Thánh Tông – Dụ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Nhân Tông – Đức Lăng.
CHÙA KEO*
Chùa Keo cách làng quê tôi chỉ 50km nhưng tôi chưa một lần có dịp viếng thăm. Quả danh bất hư tryền, xứng đáng Di tích LS-VH đặc biệt tiêu biểu quốc gia! Các cụm kiến trúc: chùa-nơi thờ Phật, đền thờ Đức Dương Không Lộ-vị đại sư thời Lý có công dựng chùa, tháp chuông, tam quan,…
Một thoáng “CÔN SƠN” (Chí Linh, Hải Dương) – Di tích Quốc gia đặc biệt
Di tích Lịch sử Quốc gia “CHÙA LONG ĐỌI SƠN” (Duy Tiên, Hà Nam)
Chùa Bà Đanh – Kim Bảng, Hà Nam
Giới thiệu khái quát về ngôi chùa cổ Trấn Quốc – Hà Nội
Một góc chùa nhìn từ đường Thanh Niên
Theo các tư liệu lịch sử, chùa được xây dựng vào thời vua Lý Nam Đế (Lý Bôn hay Lý Bí 544 – 548), có tên là Khai Quốc và ở trên bãi Yên Hoa, sông Hồng.
Vào thời vua Lê Thái Tông, khoảng niên hiệu Bảo Đại (1440 – 1442), chùa được đổi tên là An Quốc.
Đến năm 1615, đời vua Lê Kính Tông, bãi sông Hồng bị lở sát vào chùa, nhân dân phường Yên Hòa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Cá Vàng ở Hồ Tây, tức là địa điểm hiện nay.
Cổng Tam quan dẫn lối vào chùa
Năm 1639, đời vua Lê Thần Tông, chùa được trùng tu lớn. Theo tấm bia có bài văn của trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn năm 1639 còn ở trong chùa thì lần này “trước hết dựng hậu đường, cổng có gác, tiếp theo dựng hành lang tả hữu… Quy mô lớn, sức lực nhiều so với trước gấp trăm lần. Cách thức vững vàng, công phu đầy đủ. Huy hoàng tượng Phật, sáng ngời rường chạm cột son, rực rỡ hoa hồng, ánh chiếu khắp tòa sen, cửa biếc”.
Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680 – 1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa lại đổi tên là Trấn Quốc.
Năm 1842, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn tuần du ra Bắc, đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc.
Hiện nay, chùa có bình đồ kiến trúc hình chữ công, gồm ba nếp nhà chính là tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Gác chuông ở sau thượng điện. Nhà tổ ở bên phải và nhà bia ở bên trái.
Gian thờ chính giữa thượng điện
Kiến trúc và điêu khắc của chùa hiện nay có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Trong chùa còn lưu giữ được 14 tấm bia và nhiều tượng đẹp, đáng chú ý bức tượng Thích Ca Nhập Niết Bàn.
Bảo tháp gồm 11 tầng cao 15 m – Là biểu tượng nhìn từ phía xa của chùa Trấn Quốc
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc đó, chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1989. Chùa Trấn Quốc ngày nay không chỉ nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử đến hành lễ mà còn là điểm thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước khi đến du lịch Hà Nội.