LỄ: là phép tắc phải tuân thủ khi thờ cúng tổ tiên, quỷ thần, hoặc giao tế trong xã hội.
BÁI: là sự cung kính biểu hiện ở thân tướng trước những bậc hiền đức mà mình tôn kính.
LỄ BÁI là một đạo nghĩa nhằm tiêu biểu cho sỹ chí tôn kính, để tỏ lòng tri ân và báo ân, ngõ hầu trở thành một con người hữu ích trong xã hội, để làm tròn bổn phận của con cháu tông môn và để xứng đáng là đệ tử của các bậc thánh Đức. Lễ bái còn là một phương pháp tu dưỡng để diệt trừ lòng ngã mãn, những phiền não, nghiệp chướng,…
Archives
NGẪU HỨNG GỐM VIỆT*
Có lẽ sự ngẫu hứng trong tạo tác là nét độc đáo nhất của gốm Việt cổ, tạo nên sức hút mạnh mẽ về giá trị nghệ thuật và cảm hứng thưởng ngoạn với đủ cung bậc cảm xúc.
Bát men ngọc thời Trần
Bát men ngọc thời Trần dáng chuông, trôn nhỏ, miệng cánh bèo, ám hoạ lòng bát, lành 95% men bóng khoẻ như mới kích thước cao 8cm, miệng 16.5cm tình trạng lành 98% lòng bát dính lò chút.
Continue reading
Nghèo thì lâu, giàu mấy chốc!
Đời không có mấy khi nhìn thấy hiện thực được chuyển đổi từ lý luận nhanh chóng mặt như đúc kết trên.
TỰ HÀO và XÓT XA !
Bữa trước tôi có đăng những tấm ảnh về một hiện vật tiêu biểu thuộc dòng gốm men ngọc cao cấp của VN cách đây gần 800 năm.
HỮU DUYÊN THIÊN LÝ NĂNG TƯƠNG NGỘ !
Đó là chuyện ly kỳ về chiếc hộp rửa bút thời Lê Sơ. Đây là dòng gốm cao cấp lò Quan Diêu, nơi sản xuất đồ Ngự dụng ( dùng cho vua chúa và hoàng tộc ) và quan lại. Từ mẫu thức đến thai cốt ( chất liệu cao lanh ) và chất lượng men Hồi ( men màu xanh cobalt) không trùng khớp với các hiện vật khai quật ở các di tích lò gốm nổi tiếng thời Lê Sơ, trừ những hiện vật tìm thấy khi khai quật Hoàng thành Thăng Long, nơi tìm thấy cả các công cụ sx gốm.
Gốm Việt đang ở đâu?
Gốm Thăng Long, thời Hồng Đức – Thế kỷ XV. Ấm Uyên Ương. Hàng Xuất khẩu loại cao cấp. 600 năm trước hàng Việt Nam chinh phục khắp Á – Âu, cạnh tranh với gốm sứ Trung Quốc, làm người Nhật ngất ngây ! 600 năm sau, hàng hoá VN đang ở chỗ nào trong phiên chợ toàn cầu ???
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=193263674350298&set=a.161654490844550.1073741828.100010000008701&type=3
MÙA XUÂN!
Năm nào cũng vậy, chuẩn bị nghỉ Tết Tây, dẫu miền Trung và miền Bắc còn thêm mấy lần rét run trong những đợt giá lạnh, thì miền Nam, thi thoảng vẫn cảm đc không khí se se của gió mùa Đông Bắc hòa chung với ánh nắng ấm áp, trong trẻo báo hiệu một mùa mưa – bão sẽ không còn ghé qua…
Sớm mai, một luồng gió mát đầy sinh khí cho lòng thêm phấn khởi và háo hức, bởi trong tiềm thức, đó là dấu hiệu của một mùa Xuân sắp đến gần…Một cảm giác thật sảng khoái, lành mạnh lan truyền khắp cơ thể, một trạng thái hoàn toàn không trong tâm thế sẵng sàng thụ hưởng, nó cứ tự nhiên đến…vậy thôi…
Bởi mùa Xuân, cũng như Hạ Thu hay là Đông, đều là một phần của cuộc sống mà trong đó, sức sống muôn loài, bằng cách này hay cách khác, đều khát khao mãnh liệt, dẫu là trong thời khắc sinh trưởng (Hạ), trầm lắng (Thu), hủy diệt (Đông) hoặc là đơm hoa kết trái (Xuân)…
Mùa Xuân, không phải là điểm dừng trong năm, cũng không là đích đến của cuộc đời. Nó chỉ góp phần tô điểm hương sắc cho cuộc sống, thêm phần trẻ trung tươi đẹp, bất chấp quy luật sinh lão bệnh tử, thành – trụ – hoại – không… luôn là bất biến…
Một năm mới đang đến …
PHÚC ĐÁO*
Ngày Tết, người ta treo, dán chữ PHÚC khắp nơi để cầu một năm mới nhiều an vui, phú quý. Có nơi còn cố tình treo ngược chữ PHÚC với nghĩa PHÚC ĐÁO, tức PHÚC ĐÁO GIA – phúc vào nhà!…
GỐM HAY TRĂNG?*
“…Có ai nuốt ánh trăng vàng
Có ai nuốt cả bóng nàng Tiên Nga…”
( Hàn Mặc Tử ) Continue reading