Nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt 2019, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn mở cửa ‘bảo tàng’ Dấu ấn Đà Lạt để du khách có thể khám phá sâu hơn về miền đất được ví von là tiểu Paris.
Archives
Tìm hiểu nguồn gốc và nghệ thuật của sứ Meissen
Khi người châu Âu bắt đầu bắt chước sứ Trung Quốc trong thế kỷ 15, họ đã không hoàn toàn thành công khi trộn lẫn đất sét và thủy tinh, hay các thành phần khác nhau trong thủy tinh, và tạo nên một đồ vật trong mờ mỏng trông giống như sứ thật. Tuy nhiên, những cái mà họ xoay xở tạo ra là những đồ sứ xốp.
Một cái bình đựng nước Meissen (bình đựng rượu) dựa trên một nguyên mẫu đồ sứ Trung Quốc và được J.G.Horoldt trang trí cảnh vật theo phong cách Trung Quốc. (Ảnh của Bảo tàng Gardiner)
Đồ sứ xốp (Soft paste porcelain) dày, giòn và trong suốt hơn so với đồ sứ thật, nên cũng dễ trầy xước hơn. Continue reading
Bảo tàng gần 100 tuổi về thế giới đại dương ở Nha Trang
Tham quan bảo tàng Hải Dương học Nha Trang là hành trình khám phá đại dương với hàng chục nghìn mẫu vật của các loài sinh sống dưới biển.
Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề: “Ché trong đời sống của người Êđê tại Đắk Lắk”
Nhằm giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong và ngoài nước Bộ sưu tập Ché của người Êđê hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk. Ngày 28/12, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk sẽ diễn ra khai mạc trưng bày chuyên đề “Ché trong đời sống của người Êđê tại Đắk Lắk”.
Chuyên đề “Ché trong đời sống của người Êđê tại Đắk Lắk” gồm 4 phần, trong đó quy tụ những hình ảnh, tư liệu, bản trích, sơ đồ, bản đồ và những câu chuyện đặc sắc được thể hiện bằng phương pháp đồ họa trên chất liệu gọn nhẹ và hiện đại. Bên cạnh, hiện vật được sắp đặt trên hệ thống tủ, bục theo bố trí không gian sống của người Êđê. Trưng bày là dịp để du khách hiểu rõ hơn về lối sống, phong tục, tập quán sử dụng ché của người Êđê ở Đắk Lắk. Ngoài ra, trong phần 4 của trưng bày sẽ tái hiện Nghi lễ cúng sức khỏe của người Êđê và một số hoạt động trải nghiệm, khám phá khác.
Đặc biệt, từ mùng 1 đến mùng 4 trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi khi tham quan Bảo tàng du khách còn được đeo vòng đồng may mắn và thưởng thức rượu cần miễn phí.
Du khách Pháp thưởng thức rượu cần tại Bảo tàng tỉnh trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất, 2018
Trưng bày góp phần nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân về vai trò của việc bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong đời sống cộng đồng. Đồng thời nâng cao lòng tự hào, cũng như vai trò của chủ thể văn hóa trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của họ.
Phòng Truyền thông
Nguồn: Bảo tàng Đăk Lắk
Đình Phương Độ
Là ngôi đình cổ lớn nhất trong số những ngôi đình còn lại đến ngày nay ở Thái Nguyên. Đình Phương Độ, tên chữ là Úc Tân đình, nằm ở địa thế “không gian đế vương” bên bờ sông Cầu, giữa làng Phương Độ, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20km về phía đông nam. Đình được dựng thời Lê, hệ thống cột cái, cột quân, xà… làm bằng gỗ lim. Đình thờ Cao Sơn, Quý Minh đại vương, Dương Tự Minh. Trong đình còn nhiều di vật cổ.
Bảo tàng tỉnh Bến Tre
Toà nhà Bảo tàng tọa lạc tại số 146, đường Hùng Vương, phường 3, thành phố Bến Tre, trong khuôn viên rộng hơn 13.000m2.
Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Pháp với những cánh cửa hình vòm đặc trưng, gồm một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích 474 m2. Mái lợp ngói, tường gạch, cùng nhiều cửa sổ cũng hình vòm trên chạm đầu rồng hoặc sư tử. Bốn hướng đều có cổng ra vào với 3 mặt giáp với 3 con đường lớn: Hùng Vương, Cách Mạng Tháng Tám, Lê Đại Hành.
Trò chuyện với Dương Phú Hiến – “nhà sưu tầm cổ vật bậc nhất Châu Á”
Nhà sưu tầm cổ vật Dương Phú Hiến.
Thời gian qua, dư luận ồn lên rất nhiều câu hỏi về nhà sưu tầm cổ vật Dương Phú Hiến – người được coi là “giàu nhất Việt Nam”, “ông vua đồ cổ ẩn danh”, “người giữ kho báu vật quốc gia”… Phóng viên Lao Động thứ 7 đã có cuộc gặp gỡ ông Hiến để nghe ông trả lời sòng phẳng các vấn đề này.
Thưa ông, được biết gia đình ông chơi cổ vật có truyền thống “cha truyền con nối”. Ông có thể cho biết, ông đã được thừa kế khoảng bao hiện vật?
– Tôi không tính được nhưng đa số là đồ gốm sứ và một số tượng nhỏ, tổng cộng cũng khoảng trên 1 vạn hiện vật, do các cụ để lại từ ngày xưa. Còn đa số về sau này do tôi sưu tầm, trong thời kỳ còn dễ dàng.
Có lần ông trả lời báo chí rằng hiện mình sở hữu khoảng 4 vạn (40.000) hiện vật. Số hiện vật này đã bao giờ được giám định chưa? Ông đếm chúng bằng cách nào? Có liệt kê sổ sách từng loại hay chỉ ước tính số lượng?
– Số lượng thì ước tính thôi vì nhiều quá nên tôi chưa đếm được. Các hiện vật của tôi chưa bao giờ được giám định, chỉ giám định theo yêu cầu từng đợt như dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội thì hơn 1.000 cổ vật được giám định và đưa đi triển lãm, đây là đợt đầu tiên, với sự có mặt của hội đồng giám định quốc gia. Một số đợt Bảo tàng Lịch sử Việt Nam qua chọn một số đồ về để triển lãm cũng có giám định. Còn đồ Lý, Trần của gia đình thì họ cứ đến là “nhíp” thôi chứ chẳng cần phải giám định gì, vì là đồ tốt. Đồ gốm hoa nâu của nhà tôi cũng vậy, là nguyên bản gốc và loại gốm này rất khó bị làm giả.
Rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Ông Hiến lấy đâu ra nhiều tiền như thế? Có người còn hồ nghi với khối tài sản của ông. Ông thường không bao giờ tự ái về điều đó. Ông từng cho biết, chơi cổ vật là việc của những người cần có nhiều tiền, thậm chí là rất nhiều tiền?
– Đúng thế. Cần rất nhiều tiền.
Bản thân việc chơi cổ vật của ông được bắt đầu từ truyền thống của gia đình. Ông nội của ông là cụ Dương Lương Quang – một nhà tư sản kinh doanh ôtô. Có lần báo chí đăng tải, cụ Quang đã từng hiến tặng 154 chiếc ôtô cho cách mạng. Cụ Quang có sở thích sưu tập đồ cổ và truyền lại cho bố ông và sau đó đến ông tiếp tục kế nghiệp?
– Ông nội tôi là Dương Phú Hữu, cụ làm nghề bốc thuốc. Cụ Dương Lương Quang là bạn của ông nội tôi, cụ vốn là một nhà tư sản ôtô (trước ở số 25-27 Bà Triệu cũ, thông sang cả Hàng Bài). Tôi có nghe chuyện cụ Dương Lương Quang có tặng 154 ôtô cho cách mạng và cả khu nhà đất số 25-27 Bà Triệu cho nhà nước.
Ông từng cho báo chí biết, việc sưu tập cổ vật của ông cũng chỉ thực sự mạnh mẽ khoảng 30 năm nay, và tiền dành cho thú chơi này chính là nhờ ông bán đất. Có thời gian ông sinh sống tại nước ngoài, dành dụm được ít tiền ông về nước mua hết đất trồng rừng?
– Khi về nước có tiền tôi mua đất dự án Palm, bán rẻ, ngay tại quê tôi – Đại Lải. Hồi đó mua là để trồng rừng, trồng bạch đàn, trồng thông. Đến khi đất có giá thì tôi không dùng nữa và chuyển đổi – cái đó là có thật. Hồi đó chỉ mấy trăm triệu chứ không phải nhiều tiền.
Khi mua đất ông chỉ nghĩ sẽ thu được lợi từ việc trồng cây. Ông cũng không thể ngờ rằng, chỉ một thời gian sau, số đất ấy tăng vọt giá trị, giá thị trường cao gấp cả trăm lần so với số tiền ông bỏ ra mua?
– Cái này đúng rồi.
Ông từng nói chơi cổ vật đã 3 đời – ông nội làm thuốc, cha làm nghề dạy học, dù khi rất nghèo hay đã có tiền thì cả 3 thế hệ vẫn say mê y như thế?
– Chính xác.
Ông từng đổi những cổ vật mà bây giờ giá hàng triệu USD chỉ với… 1 tạ sắn. Ông có thể cho biết hiện vật gì đổi được bằng sắn?
– Thí dụ những pho tượng điêu khắc. Tôi nghĩ rằng nó là vô giá nhưng ngày xưa đổi cho người Trung Quốc, họ đói mình cũng đói thì đổi chỉ thế thôi, hàng tạ sắn khô. Những người Trung Quốc thời cách mạng tư sản 1965 là lúc đỉnh cao nhất họ bài xích văn hoá cổ. Với những người yêu cổ vật thì người ta mang sang. Ví dụ những bức tượng nhỏ này có phải của mình đâu, hầu hết của Trung Quốc. Thời kỳ đó có khi có những hiện vật đổi chỉ một vài kg gạo; có người đổi đồ lagin – tức là khăn mặt mùi xoa, bật lửa hoặc là những nhu yếu phẩm xa xỉ. Những hiện vật đó không phải tự nhiên mà có được.
Người Trung Quốc mang sang, hay ông sang bên đó?
– Hồi đó, tôi ở Cao Bằng, mới học xong đi bộ đội luôn. Tôi đã đổi được cổ vật từ hồi ấy, khi Trung Quốc với mình còn đang quan hệ rất tốt. Hồi đó dân họ đói. Mình có biết gì tiếng Trung Quốc đâu, có người Tày, người Nùng phiên dịch hộ.
Gia đình ông là gia đình tư sản theo cách mạng, hay gia đình nông dân thuần túy?
– Năm 1956 bố tôi bị quy địa chủ, nhưng chỉ đến năm 1957 – sau 1 năm – thì xuống thành phần trung nông.
Ông là cán bộ quân đội cao cấp?
– Hàm thượng tá – bác sĩ khi nghỉ hưu.
Ông có người anh trai ruột là GS Dương Phú Hiệp – nguyên Viện trưởng Viện Triết học?
– Chính xác. Đỉnh cao nhất của anh tôi là cố vấn đổi mới cho cố Tổng Bí thư Trường Chinh. Sau này anh ấy là Tổng thư ký hội đồng lý luận Trung ương.
Một số hiện vật trong bộ sưu tập của ông Dương Phú Hiến, hiện để tại nhà riêng. |
Nhà sưu tầm chẳng ai dại gì mà khoe của
Nhân dịp Đại lễ Phật Đản của Liên Hiệp Quốc lần thứ V tổ chức tại Việt Nam từ ngày 13 tháng 5 đến 17 tháng 5 năm 2008 (Phật lịch 2552) và Kỷ niệm 2.000 năm Phật giáo Việt Nam, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (Hà Nội) đã trưng bày bộ sưu tập tượng Phật rất quý hiếm của ông mang tên: “Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á thế kỷ VII-XIX”. Có người nói bộ sưu tập trên 100 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc này có những kiệt tác ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của Đạo Phật đã được ông công phu sưu tầm và công bố một cách tập trung, trang trọng, kỳ công, lộng lẫy và nghiêm cẩn; chất liệu lại rất quý hiếm như: Vàng, bạc, hợp kim đồng vàng, ngọc, đá quý, một số ít bằng gỗ quý, gốm… được sưu tầm từ nhiều quốc gia Châu Á?
– Chính xác là như vậy. Bộ Văn hoá kết hợp Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo VN và Hội đồng trị sự Phật giáo Hà Nội có mời gia đình tôi tham gia triển lãm, nhằm tăng tính dân tộc của Phật giáo thì tôi có cho triển lãm, được đánh giá cao, có ghi lại lưu bút một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như Hà Nội.
Đó là 100 pho tượng Phật đúc bằng vàng như có tờ báo từng phản ánh? Khi triển lãm ông không sợ mất sao?
– Chẳng ai dại gì nói là bằng vàng hay vàng ròng. Tôi đề là các hợp kim vàng hoặc mạ vàng.
Có nhiều tượng trong số đó là vàng ròng không, thưa ông?
– Một số là hợp kim và mạ vàng, chứ tôi không đi phân kim, vì là đồ của nhà, và chẳng ai đem đồ của nhà đi phân kim cả.
Ông có thể cho biết sự thật về 2 chiếc bình quý hiếm “màu vàng” của ông hiện đang triển lãm tại Bảo tàng cổ vật cung đình Huế vừa gây xôn xao dư luận trong những ngày qua? Chúng có phải là bằng vàng thật hay không?
– Cái này là kim loại màu vàng, Huế cũng có biên bản nhận, chứ nếu bằng vàng ròng thì không ai dại gì đem đi triển lãm. Trong quá trình triển lãm họ muốn “demo vật minh chủ” lên thì có thể người ta đề như thế. Mà bản thân bảo tàng Huế điện cho tôi cũng nói rằng, chúng em ở trong này cải chính rồi. Chỉ là đôi lọ hoa màu vàng, có ghi trong biên bản, cũng chưa được giám định bao giờ. Toàn bộ 27 hiện vật triển lãm tại Huế lần này chưa giám định về kim khí, kim loại, chỉ biết rơi vào khoảng thời kỳ triều Nguyễn. Bảo tàng xác định là đồ triều Nguyễn. Không ai bảo đó là vàng ròng và còn chuyện an ninh, an toàn nữa. Nhà sưu tầm chẳng ai dại gì khoe của cả.
Được mệnh danh là người chơi cổ vật bậc nhất Châu Á và chơi gia truyền từ đời nọ qua đời kia, tại sao ông lại để xảy ra chuyện hai bình hoa “bằng vàng” trở thành “kim loại màu vàng” như báo chí đưa tin trong thời gian qua?
– Tôi mới đi mổ mắt về, thông tin này làm tôi giật mình. Cái này có thể có lỗi của tôi một phần và lỗi của bên nhận bàn giao không cụ thể. Biên bản bàn giao trong Huế giữ 2 bản, nhưng của nhà tôi thì thằng cháu trưởng nó cầm.
Thạc sĩ khảo cổ học Nguyễn Anh Thư (Khoa Di sản Văn hóa – ĐH Văn hóa Hà Nội) cho rằng, người chơi cổ vật hiện nay có 3 loại: Loại thứ nhất là thật sự say mê, được gia truyền từ đời nọ qua đời kia, chơi mang tính hệ thống, bài bản, khoa học; Loại thứ hai là những trí thức uyên thâm, không có nhiều điều kiện để sưu tầm nhưng rất am hiểu và rất có tâm; Loại thứ ba đông nhất: Vừa giao lưu vừa buôn bán. Không nên đánh giá thấp họ, vì họ cũng góp phần xã hội hóa việc chơi cổ vật, họ có chân rết thu gom ở khắp nơi. Nhưng cũng nhiều khi sự mưu sinh khiến cho đồ của họ thật giả lẫn lộn, làm mất đi cái “thiêng”, cái “tín” của cổ vật VN với thế giới. Ông có ý kiến gì về quan điểm trên?
– Chính xác. Tôi có trao đổi với chị Anh Thư rồi. Chị Thư nói rất đúng. Như nhà tôi có được bao tiền chỉ dồn vào chơi. Các cụ nói là “nhất cận chi nhì cận thủ”, tức là cái gì tay sờ mắt thấy mới là của mình, còn lại những cái ta nghĩ trong đầu thì chưa phải là của mình. Ông nội tôi dạy như vậy. Tất cả đồ của gia đình tôi đều giữ lại không bán, kể cả những mảnh vỡ.
Gia đình tôi quyết tâm làm bảo tàng tư nhân. Hà Nội và 12 sở ban ngành đã đồng ý rồi. Đất cát thì không vấn đề gì nhưng tài chính để xây 1 bảo tàng mang hồn Việt, mang tính cách Hà Nội thì chưa có.
Được báo chí phong tặng là “người giàu nhất VN”, “ông vua đồ cổ ẩn danh”, “người giữ kho báu vật quốc gia”… ông có ý kiến gì khi báo chí “PR” cho ông những danh hiệu đó?
– Trước tiên tôi phải cảm ơn báo chí nhưng có những cái họ không hiểu, người ta cứ tính 10 cái lỗ 10 con cua, rồi 10 con cua giá thành nhân lên là bao nhiêu… Đồ cổ có những cái là vô giá thật nếu nó là báu vật, bảo vật quốc gia thì ta không suy luận bằng tiền được. Nhưng chưa bao giờ tôi nhận mình giàu nhất VN. Cách báo chí PR là tự nhiên, do họ đến nhà tôi quay phim, chụp ảnh, mỗi tuần của những năm về trước họ cứ đăng ký hết đài này đến đài kia, cũng quay nhiều tập phim theo chủ đề, các báo cũng thế. Tôi thấy đấy cũng là cái tốt trong nghệ thuật làm báo của họ, nhưng cũng phải xem xét lại vì có những cái PR rất có hại cho cá nhân, tập thể hay đất nước.
Xin ông cho biết bộ trang phục của cụ Phan Thanh Giản mặc đi sứ sang Paris năm 1863 để đàm phán xin chuộc lại 3 tỉnh miền đông Nam kỳ có phải là bộ trang phục ông đang cho Bảo tàng cổ vật cung đình Huế mượn triển lãm từ ngày 21.4.2013 đến ngày 21.10.2013?
– Bộ quần áo này tôi mua nguyên gốc của TS Phạm Dũng – nhà sưu tầm kiêm giảng viên trường đại học Văn hoá. Bộ này xác định là của cụ Phan Thanh Giản mặc đi sứ. Bản thân TS Phạm Dũng cũng xác định như vậy, tôi mua năm 2001 thì phải.
Được biết ông là người giỏi võ và có rất nhiều miếng võ gia truyền của dòng họ Dương?
– Ông nội với bố thích cho tôi đi học võ, vào bộ đội thì vào đoàn 33 đặc công cũ, chiến đấu tại Quảng Trị. Võ cũng không phải gì ghê gớm lắm; võ ngày xưa thanh niên thích học, như học nhạc, thể thao… cái chung của thanh niên thời đó.
Ông chơi với rất nhiều văn nghệ sĩ?
– Đúng, cái đó có.
Mỗi khi họ đến chơi và ra về ông lại “dắt vào lưng” mỗi vị 1 lạng cao hổ hảo hạng?
– Cách đây cả chục năm hổ còn rẻ, 80-100 triệu/bộ, thì anh em có chung với nhau. Chứ còn lấy tiền đâu mà dắt lưng tặng cao hổ, cái đó không có. Đấy là 1 ông yêu mình quá, tôi cũng cho ông ý thật. Ông này là đại tá Bá Tỉnh – Tổng cục 2 cũ, hoạ sĩ. Chuyện này ông ấy viết trên báo năm 2004.
Cao hổ của ông từ 1-2 chục năm trước vẫn để được đến tận bây giờ?
– Giờ mình làm gì có. Bây giờ Nhà nước cấm, tôi dại gì nấu mà cũng có đâu mà nấu? Bây giờ muốn xương hổ cũng chẳng có nữa là.
Ngày xưa có dạo ông Phạm Tiến Duật đau cột sống, đi cùng Trọng Khôi, Trần Tiến, Thành Chương lên chơi với tôi, uống rượu cao xong thì Phạm Tiến Duật khỏe, đứng lên đọc thơ. Dạo ấy mấy người hay lên chỗ tôi ở Sóc Sơn (nhà cũ gần sân bay) vào thời kỳ 2002-2004 về trước…
Ông biết cả nghề nấu cao hổ cốt ạ?
– Nấu là thời chiến trong rừng Trường Sơn, khi đó anh em làm gì có thuốc. Chủ yếu là người dân tộc dạy cách nấu cao khỉ toàn tính, cao trăn toàn tính…. Cách nấu thì đơn giản.
Mỗi lạng cao ông tặng bạn bè giá tới 55 triệu đồng?
– Đấy là người ta nghĩ, người ta đoán theo thời kỳ hoặc giá trị nó như thế chứ tôi bán được lạng nào cho ai đâu? Cái giá trị thật bây giờ có khi đến hoặc chẳng đến.
Giữ đồ như giữ mạng sống
Có lần ông nói với báo chí, có những pho tượng ngày xưa không ai nghĩ đó là tượng quý. Thời cách mạng văn hóa, những pho tượng bị sơn đen, ông đem về ngâm xăng, tẩy axêtôn mới biết tượng làm bằng vàng?
– Trước kia tượng nhuộm đen hết, năm 1983-1985 tôi lấy về (gửi từ nhà dân) rửa bằng xăng mới hiện ra cái màu này. Đã ai giám định hoặc phân kim đâu mà biết là vàng? Hoặc những pho tượng ngọc như thế này trước cũng sơn đen hết.
Nếu những pho tượng trên là báu vật của quốc gia hoặc thuộc sở hữu của chùa, ông có tự nguyện trả lại cho Nhà nước và Chùa không?
– Nếu báu vật quốc gia hoặc của chùa về đây nhận dạng ra thì tôi sẵn sàng hiến tặng lại. Đến nay chưa có cái địa chỉ nào mà tôi cũng sưu tập cũng quá lâu rồi. Tượng của Trung Quốc thì không liên quan gì đến đất nước mình. Hầu hết tượng điêu khắc, các tượng kim loại đều là của Trung Quốc.
Ông mê kiếm từ bé, giữ kiếm còn hơn cả mạng sống của mình. Bộ sưu tập kiếm gia truyền được để lại từ mấy trăm năm trước của các đời cụ kỵ, và chủ yếu của Trung Quốc và Nhật. Có những giai đoạn lịch sử, vì lý do khách quan, gia đình ông đã phải bọc số kiếm này lại chôn xuống đất?
– Chính xác. Phải giấu đi. Cho đến bây giờ vẫn là vấn đề nhạy cảm. Theo tôi nghĩ những thanh kiếm mang tính lịch sử nhiều nhất đã triển lãm tại bảo tàng Lịch sử quân sự VN năm 2010 thì song trùng kiếm là quý nhất, dài tới 1,4m, rồi thư hùng kiếm là kiếm có khắc chữ, giá trị như kiếm lệnh.
Bộ sưu tập này đồng hành cùng gia đình ông đã 300-400 năm?
– Có những món các cụ giữ 300-400 năm, như kiếm đồng Đông Sơn, kiếm Chăm. Một số kiếm bao gỗ thì rất gần đây, do tôi giữ.
Xin ông cho biết việc sưu tập hàng trăm thanh kiếm như vậy có vi phạm vào tội tàng trữ vũ khí trái phép hay không?
– Không, tôi đã mở triển lãm tại Bảo tàng quân sự VN, như một vị lãnh đạo đã phát biểu, đây là truyền thống ông cha ta đánh giặc bảo vệ tổ quốc, giữ gìn đất nước. Những kiếm này tước được của địch, hoặc rèn ra để chống giặc ngoại xâm. Theo tôi nghĩ như một nhà sưu tập thì việc lưu giữ kiếm đơn giản là để lại cho con cháu. Còn nếu tôi dùng vào mục đích xấu thì khi đó mới có tội.
Nhân đây tôi muốn cho các bạn xem thanh kiếm Tiên Chu trên 5.000 năm, tìm thấy trong mộ, rất quý, bằng đá ngọc đặc biệt…
Xin cảm ơn ông!
The John Menke Collection of Vietnamese Ceramics @ Zetterquist Galleries
The John Menke Collection of Vietnamese Ceramics @ Zetterquist Galleries
Four Island Plate, Vietnam, Lê Dynasty,16th century. Courtesy Zetterquist Galleries
Large Blue and White Barbed Rim Plate with underglaze cobalt blue depiction of four islands in the sea, surrounded by a band of petal designs and the cavetto of the bowl covered in large lotus petal depictions with beautifully painted ruyi patterns within. The mouth rim is decorated with another band of cloud decoration. Diameter: 32.5cm. Areas of rim fritting.
Published in “Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition” by John Stevenson and John Guy, 1997. Plate 244.
The John Menke Collection of Vietnamese Ceramics will be on view atZetterquist Galleries, 3 East 66th Street, Suite 1B. The encyclopedic collection from the Dong Son Culture (700-43 B.C.) through the 17th century was assembled over more than 40 years by the eminent scientist, John Menke. Zetterquist Galleries has selected more than 50 pieces for their historical importance and beauty and will offer a rare opportunity to view together 17 centuries of the Vietnamese ceramic tradition. Many of the works in this exhibition have been published in major Vietnamese ceramics books in the U.S. and Europe over the last two decades.
For over forty years, the eminent scientist John Menke assembled an encyclopedic collection of Vietnamese ceramics from the Dong Son culture (700 – 43 B.C.) through the seventeenth century. More than fifty pieces were chosen for their historical importance and beauty, and they offer a rare opportunity to view seventeen centuries of the Vietnamese ceramic tradition in one group. Many of the works in this exhibition have been published in major Vietnamese ceramics books in the United States and Europe over the last two decades. The earliest pieces are earthenware vessels, some simple in their functional form, others crafted after bronze vessel shapes. The most notable from this group is a Dong Son tripod jar with handle and impressed decoration containing original red paint.
Dong Son Culture Tripod Vessel with Handle, incised pattern encrusted with red pigment. Courtesy Zetterquist Galleries
Excellent condition. Height: 20cm
Early Cham Jar, brown stoneware with natural ash glaze and incised design and applied handles. Courtesy Zetterquist Galleries
Height: 18cm
Large brown and gold ewer with elephant trunk shaped spout, Funan-Chenla Culture, 6th – 8th c. A.D. Courtesy Zetterquist Galleries
height 31cm, some repair to mouth rim,
Provenance: Jochen May Collection, Germany
The Gioa-Chi period (44 – 544 A.D.) pieces are closely related to Chinese bronze-influenced ceramic pieces from the Han Dynasty, and they include large and important vessels of various forms, including a funerary container in the shape of a house. A large covered Hu-form jar best illustrates the direct connection Vietnam had with China during this period while retaining its own national character.
Model of Granary, hard earthenware with incised details, In two pieces with lid as roof, Giao Chi Period from Thanh Hoa area, Courtesy Zetterquist Galleries
Height: 20.5cm Length: 29cm. TL tested. Excellent condition.
Provenance: Jochen May Collection, Germany
Published in Verborgene Schatz; 2000 Jahre Vietnamesische Keramic, pl. 22.
Straw Glazed Hu Shaped Jar with cover, Giao Chi Period, Incised decoration and applied handles, Courtesy Zetterquist Galleries
Height: 34cm, Repair to base,
Provenance: Jochen May Collection, Germany
Hu Shaped Ewer with Elephant Head Spout and Totie Mask on Shoulder, buff colored stoneware, Giao Chi Period, Courtesy Zetterquist GalleriesCourtesy Zetterquist Galleries
Height: 27cm, with repair to spout and handle restored.
Provenance: Jochen May Collection, Germany,
Published in Verborgene Schatz; 2000 Jahre Vietnamesische Keramic
Straw Glazed Vase, Giao Chi Period, hard earthenware with incised design and applied handles. Courtesy Zetterquist Galleries
24cm high, with repaired cracks and chips.
Provenance: Jochen May Collection, Germany
.Tripod Tray with Green Splashes and Incised Design, Giao Chi Period, Courtesy Zetterquist Galleries
Diameter: 23cm, some repair to rim and touch-up to green glaze.
Provenance: Jochen May Collection, Germany
Circular Stoneware Box with Lid, abraded brown glaze, Giao Chi Period, Courtesy Zetterquist Galleries
good condition, Height: 9cm,
Provenance: Jochen May Collection, Germany
Thanh Hoa type ceramics, produced from the eleventh through thirteenth centuries, are unique in Asian ceramics, as they represent cultural influences both from India and China. Using advanced firing and glazing techniques from China, their forms were often influenced by Indian bronzes, sometimes filtered through Cambodian works, brought up through the southern trade routes. Several different Thanh Hoa forms and types are represented in this collection, the most prominent of which is a magnificent lobed jar with its original lid and reticulated foot, all highlighted by iron-oxide brown details.
Large Thanh Hoa Jar with Lid. Lobed body with brown decorative highlights and standing on a reticulated pedestal base. Ly Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Height: 38cm. Good condition with some areas of glaze ware and repaired cracks on lid.
Lion Shaped Base for Lamp or Censer, straw glazed stoneware, found in Hai Duong, Ly Dynasty, Courtesy Zetterquist GalleriesCourtesy Zetterquist Galleries
Height: 15.5cm, some repair to face, chips and glaze flaking,
Provenance: Jochen May Collection, Germany,
Published in Verborgene Schatz; 2000 Jahre Vietnamesische Keramic, pl.31.
Bell-shaped Thanh Hoa Jar with Brown Floral Decoration. Ly Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Height: 21cm. Good Condition.
Thanh Hoa Bowl with Brown Dots. Ly Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
DIa. 18cm. Good Condition
Provenance: Jochen May Collection, Germany
Thanh Hoa Basin with Brown Floral Decoration. Ly Dynasty.
Diameter: 19.5cm. Good condition
Small Thanh Hoa Ewer and Cover, clear crackled glaze over white stoneware body. Ly Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Height with lid: 12cm. Discolored and areas of glaze flaking.
Published in “Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition” by John Stevenson and John Guy, 1997. Plate 54
Small Thanh Hoa bottle vase with clear glaze over white stoneware body. Ly Dynasty.
Height: 13.5cm. Chip on mouth-rim.
Small Thanh Hoa Jar. Clear glaze over white stoneware. Ly Dynasty.
Height: 5.5cm. Good condition
Provenance: Jochen May Collection, Germany
The thirteenth through fifteenth centuries saw a flourishing of ceramic production influenced by Chinese Song and Yuan Dynasty wares. In the Menke collection, there are several forms and glaze types represented, including Qingbai-type wares, green celadons, brown wares and creamy white wares. One of the most important of these is a large white-ware jar with raised floral decoration scrolling around its body.
Qingbai – style bowl with molded floral decoration and a finely crackled translucent glaze. Trân Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Diameter: 22.5cm . Good condition.
Provenance: Jochen May Collection, Germany
White-ware bowl with molded Ruyi petal pattern and translucent glaze. Ly Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Diameter: 18.5cm. Some rim fritting and small hairline cracks emanating from rim.
Provenance: Jochen May Collection, Germany
White-ware bowl with molded petal pattern encasing Buddhist symbols under a finely crackled glaze. Ly Dynasty.
Diameter: 19cm. Some rim chips and heavy discoloration of glaze.
Provenance: Jochen May Collection, Germany
Brown Jar with original lid and incised lines around the globular body. Trân Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
There are also applied fish in relief around the lid and set within a double raised band around the shoulder. Height: 28cm.
Provenance: Jochen May Collection, Germany.
Brown Jar with cover and incised line-pattern. Trân Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Height: 23cm. Good condition.
Provenance: Jochen May Collection, Germany.
Brown Jar with cover and incised line-pattern. Trân Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Height: 23cm. Good condition.
Provenance: Jochen May Collection, Germany.
In the fifteenth century, the Chinese stopped exporting their porcelain, and Vietnam became one of the most important exporters of blue and white and enameled porcelains in the world. There are fifteen examples of fine Vietnamese blue and white porcelains from the fifteenth and sixteenth centuries, including a variety of forms and decoration. They are delicately and joyfully painted with birds, fish, dragons, landscapes and floral motifs. The most important piece in the collection is a large barb-rimmed plate depicting four islands in a seascape surrounded by three bands of lotus, wave and cloud decoration.
Blue and White plate with two birds flying in around eachother surrounded by various flora. Lê Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Diameter 23.5cm. Good condition.
Blue and White Bird Plate with depiction of a single bird and trees. Lê Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Diameter: 23.5cm. Some rim chips.
Blue and White Fish Plate with fanciful depiction of flounder like fish with extravagant fins swimming amongst water plants. Lê Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Diameter: 22.5cm. Good condition.
Published in: “Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition” by John Stevenson and John Guy, 1997. Plate 275.
Blue and White Fish Plate with single fish swimming among water plants, set within a band of scrolling lotus. Lê Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Diameter: 23.8cm. Two hairline cracks.
Large blue and white jar with green detailing of fish swimming amongst lotus plants. Lê Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Approximate Height: 22cm. Minor mouth rim chips.
Published in “Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition” by John Stevenson and John Guy, 1997. Plate 533.
Large blue and white jar with green detailing of fish swimming amongst lotus plants. Lê Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Approximate Height: 22cm. Minor mouth rim chips.
Published in “Vietnamese Ceramics: A Separate Tradition” by John Stevenson and John Guy, 1997. Plate 533.
A group of five small covered porcelain boxes ant two miniature jars. Lê Dynasty. Courtesy Zetterquist Galleries
Three of the five boxes and the two jars are decorated with cobalt blue floral and landscape decorations. The largest of the boxes is pure white and one of the boxes has polychrome accents (red retouched). Diameters:3cm – 8.5cm All in good condition
Finally, the seventeenth century is represented by a fine altarpiece with an elaborately modeled beast supporting a candle holder with an attendant rectangular censor.
Altar pieces consisting of a large candle holder in the form of a mythical beast sitting on a plinth with a tall squared pedestal resting on its back. Late Lê Dynasty, 17th century. Courtesy Zetterquist Galleries
The top of the pedestal is surmounted by a rectangular platform with elaborately carved protrusions surrounding a round candle receptacle. Covered in a straw colored glaze with dark green highlights. Repair to beasts tail and mane, and also to the extremities at the top. Crack to base..Altar pieces consisting of a large candle holder in the form of a mythical beast sitting on a plinth with a tall squared pedestal resting on its back. The top of the pedestal is surmounted by a rectangular platform with elaborately carved protrusions surrounding a round candle receptacle. Covered in a straw colored glaze with dark green highlights. Repair to beasts tail and mane, and also to the extremities at the top. Crack to base..
The attendant censer is in the style of bronze pieces of the era and sits on a reticulated pedestal base and shares many of the decorative elements of the candle-holder. Heights: 48.2cm and 16.3cm. Chips and breaks to minor appendages, two back legs broken and missing.
Source: http://elogedelart.canalblog.com/archives/2011/01/11/20096893.html